Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Cho Trẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Hiệu Quả Nhanh Nhất

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng ở trẻ em là một dạng viêm loét niêm mạc miệng, xuất hiện những đốm trắng hay vàng nhạt ở giữa và bị viêm đỏ xung quanh. Nhiệt miệng thường xuất hiện bên trong khoang miệng, bên trong má, lưỡi, môi hay ở nướu… Các đốm nhiệt miệng mặc dù không có khả năng lây lan nhưng chúng thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Vết loét miệng ấy sẽ to dần gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện nếu không được điều trị kịp thời.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ mà ba mẹ nên biết.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ bị nhiệt miệng.

Theo Đông Y thì nguyên nhân là do hỏa độc: nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài tác động vào, khiến cho niêm mạc miệng bị lở loét, đau nóng rát, khô miệng, hôi miệng kết hợp với tuyến nước bọt gây ra viêm loét.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em bao gồm:

Do trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng.

Do trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy…

Do căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.

Trẻ lỡ cắn vào má, lưỡi hay bị các vật cứng làm tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến bị nhiễm một số loại virus như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B, C sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu, dẫn đến không thể lọc hết độc tố có hại ra ngoài. Khiến cho độc tố tích tụ lại ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng.

Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhiệt miệng ở bé

Khi thấy trong miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu trắng ban đầu nhỏ chỉ từ 1-2 mm sau tăng dần lên 7-8mm. Khi ăn uống nhất là những thức ăn có vị đặc trưng như đồ cay, nóng, vị mặn sẽ gây cảm giác đau, xót ở vết loét, thậm chí nếu bị nặng, bé sẽ chẳng thể ăn được gì.

Nhiệt miệng gây đau nhức, khó chịu ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, trẻ bị nhiệt miệng còn có những biểu hiện sau đây:

Trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, bỏ ăn

Chảy dãi nhiều, nhắn nhó

Trẻ bị sốt đột ngột

Nướu có thể bị sưng, chảy máu

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

Ba mẹ nên nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước ấm hay nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ ngày cho đến khi lành hẳn nhằm giúp miệng sạch khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục gây hại.

Cho trẻ uống nhiều nước, nạp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để giảm thiểu triệu chứng do mất nước, khiến vết lở miệng ngày càng nghiêm trọng. Nếu con nói rằng bị đau và không muốn uống nước khi ba mẹ nên động viên bé rằng nếu bé thường xuyên uống nước thì sẽ mau khỏi hơn đó.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt bởi những loại thức ăn khô, cứng sẽ khiến bé khó khăn trong việc nhai, chạm vào vết lở khiến bé đau đớn, khó chịu. Về hương vị thì bé cũng tránh ăn nhưng loại thức ăn cay, nóng, vị mặn – nguyên nhân làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số loại thuốc và gel trị lở miệng ở các tiệm thuốc tây khá an toàn, hiệu quả cho trẻ em. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý theo dõi, nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu bé bị nhiều vết lở cùng lúc hay be scamr thấy vô cùng khó chịu thì có thể cho bé sử dụng các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc có tác dụng chống viêm, tiêu sưng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Phương pháp từ tự nhiên chữa nhiệt miệng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số cách chữa nhiệt miệng cho bé từ những nguyên liệu tự nhiên cực hiệu quả:

Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn cao, làm lành vết thương nhanh chóng nên sẽ có tác dụng rất tốt trong chữa trị nhiệt miệng cho trẻ (trẻ trên 1 tuổi)

Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả

Cách thực hiện rất đơn giản: Chấm một chút mật ong lên vết loét trong miệng của trẻ.

Một cách khác là mẹ có thể trộn mật ong với nghệ hay bột nghệ rồi đắp lên vết lở miệng. Nghệ cũng có tính chống viêm, sát trùng rất tốt, cải thiện, làm lành vết thương.

Dừa: Dầu dừa, nước sữa trong dừa

Đây là nguyên liệu có thể dùng để chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, làm dịu dần các vết loét.

Cách thực hiện:

Trẻ sơ sinh: đắp 1 chút dầu dừa lên vết loét miệng

Trẻ lớn hơn: cho trẻ súc miệng với nước dừa.

Củ cải, rau ngót, rau má

Có nhiều cách để chế biến những loại rau củ trên thành món ăn để giải nhiệt, giúp chữa khỏi nhiệt miệng nhanh chóng: ép củ cải thành nước uống hoặc đem nấu canh ăn.

Húng quế

Đây là một trong những cách hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả. Bởi trong lá húng quế chứa nhiều dược chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt.

Cách thực hiện: Cho trẻ nhai 4-5 lá húng quế cùng với nước ấm và ngậm trong miệng 1 lúc, thực hiện như vậy 2 lần/ ngày.

Cam thảo

Với đặc trưng của cam thảo là có tính mát, vị ngọt nên cam thảo là một trong những loại thảo dược có tác dụng điều trị nhiệt miệng rất tốt. Cam thảo có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau ở vết loét miệng, giúp nhanh chóng phục hồi.

Cách thực hiện:

Cách 1:hòa 1 muỗng cafe cam thảo vào 50-100ml nước cho bé súc miệng vài lần/ ngày

Cách 2: trộn bột rễ cam thảo với 1 chút bột nghệ hoặc mật ong rồi bôi lên vị trí bị loét miệng.

Nhiệt Miệng Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Nhất

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.

Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đơn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )

– Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

– Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

– Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

– Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.

– Bất thường miễn dịch.

– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…

2. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

Không sử dụng nước đá lạnh. Sauk hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

– Sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rát, theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống

– Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

– Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

– Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

– Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

– Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

– Dùng cỏ mực (nhọ nồi) rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

– Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

– Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

– Trong nước cam/chanh có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

– Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

– Uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

– Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

-Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm… cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị “đánh bại” nhanh chóng.

Ngoài những cách chữa nhiệt miệng trên ra, thì trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, bạc hà để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

5 Mẹo Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ

Nhiệt miệng là dấu hiệu thường gặp báo động cơ thể đang bị nóng trong người. Áp dụng 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi sau đây sẽ giúp bạn khắc phục chứng nhiệt miệng hiệu quả cho người thân trong gia đình đấy.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

– Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng,…

– Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình cắn phải hoặc ăn thức ăn quá nóng…

– Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…

– Stress cũng gây nhiệt miệng.

5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi

Nhiệt miệng là căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, quá trình tự chữa lành nhiệt cũng khiến nhiều người cảm thấy khổ sở và khó chịu vô cùng.

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo các mô nên chữa lành vết loét nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong để chữa nhiệt miệng theo 2 cách sau:

Cách 2: Lấy 1 nắm lá cỏ mực rửa sạch và giã nát, ép lấy nước rồi trộn chung với mật ong thoa lên chỗ nhiệt miệng 2 – 3 lần/ngày.

Rau mùi om có tác dụng sát khuẩn và chữa chứng hôi miệng, nhiệt miệng nên rất tốt cho các bệnh răng miệng đấy.

Dầu dừa không chỉ là một thần dược chăm sóc sắc đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm. Đặc biệt, khả năng diệt khuẩn, làm sạch răng miệng của dầu dừa sẽ làm dịu cơn đau rát do vết lở do nhiệt miệng nhanh chóng.

Dùng rau ngót trị nhiệt miệng là một mẹo hay được lưu truyền trong dân gian. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và lưu thông máu của rau ngót sẽ giúp bạn nhanh chóng hết nhiệt miệng.

Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu các vết loét, vết thương trên da rất tốt nên đối với vết nhiệt miệng cũng có hiệu quả tương tự.

Trẻ Bị Nhiệt Miệng Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Trị Nhiệt Miệng Nhanh Nhất

Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn là một trong những triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh tay chân miệng ở trẻ em … Vậy mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng chưa?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện cũng sẽ như người lớn là trẻ bị nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.

Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường gặp

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

Sốt đột ngột

Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

Đau trong miệng

Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ phải làm gì?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Lúc bé bị lở miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:

Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Nước uống

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mật ong

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

Mật ong và củ nghệ

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

Sữa đông

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

Lá húng quế

Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.

Cam thảo

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

Giảm cân nhanh chóng

Đau ở vùng bụng

Sốt cao bất thường

Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng nhiệt miệngở trẻ em là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

Tránh ăn uống quá khuya

Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày

Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước

Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày

Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng cách chữa lở miệng thông dụng bé có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một trong những phương pháp đề phòng nguy cơ bé bị lở miệng mà mẹ có thể phòng từ xa chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để cân bằng lượng nước cũng như các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.