Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nhiệt Miệng Ở Trẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Top 07 Cách Chữa Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em

Nhiệt miệng được biết đến là một vết loét nhỏ trong miệng, thường phát triển ở mô mềm hoặc trong má, môi, lưỡi. Vết loét này thường có hình tròn, bầu dục hoặc oval. Khi bị loét vết thường có màu trắng, hoặc vàng và viển đỏ. Nhiệt miệng hoàn toàn không lây lan, nhưng sẽ mang tới sự khó chịu, khiến người bệnh đau nhức và khó khăn trong khi ăn uống.

Chính vì vậy, khi mắc nhiệt miệng người bệnh cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Các loại nhiệt miệng và triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường phân thành các loại sau:

Viêm đau nhiệt miệng dạng nhẹ: Thường xảy ra ở gần ngoài miệng, có hình oval màu trắng và viền đỏ xung quanh. Sẽ gây đau nhức, nhất là khi ăn. Thương sau khoảng 1-2 tuần vết loét sẽ liền lại và không để lại sẹo.

Viêm đau nhiệt miệng dạng to: Thường có hình tròn nhỏ, sau khi bị nặng sẽ trở thành vết lớn và sẽ cảm thấy sưng, đau. Bệnh này có thể kéo dài đến 6 tuần và để lại sẹo sau khi khỏi.

Khác với người trường thành, trẻ thường có biểu hiện nhiệt miệng là xuất hiện một vài đóm nhỏ, mọng nước và lan rộng khi không được điều trị. Khi này trẻ thường có hiện tượng bỏ ăn, quấy khóc. Nhiệt miệng thường xảy ra không rõ nguyên nhân, có thể do ăn cay nóng nhiều hoặc do việc cắn phải miệng trong quá trình ăn.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ

– Sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng: Mật ong là chất có tính chống vi khuẩn, có khả năng làm lành các vết loét nhanh hơn. Cách đơn giản nhất là cha mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó dùng tay chạm nhẹ vào mật ong và chạm vào vết nhiệt miệng. Hương vị thơm, ngọt của mật ong sẽ giúp bé cảm thây dễ chịu và thích thú. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi sẽ khiến trẻ có thể bị nguy hiểm.

– Sử dụng mật ong và củ nghệ để chữa loét miệng. Mật ong và củ nghệ khi kết hợp cùng nhau sẽ có tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn đồng thời giúp vết loét miệng nhanh chóng liền hơn. Khi sử dụng cách này hãy hòa tan hỗn hợp nghệ và mật ong rồi chấm nhẹ lên vết loét. Cách làm này không chỉ giúp trẻ giảm đau mà còn giúp vết loét nhanh lành hơn rất nhiều. Đồng thời có thể giảm đau đớn cho bé.

– Sử dụng dừa: bạn có thể dùng dầu dừa, nước dừa hoặc sữa dừa đều mang tới tác dụng như nhau. Do dừa có tính mát sẽ giúp bé nhanh chóng chữa khỏi nhiệt miệng. Đồng thời nước dừa sẽ làm dịu vết loét, giúp bé không còn khó chịu, nhanh khỏi hơn.

– Sử dụng sữa bơ: Do thành phần có chứa axit lactic nên sẽ giúp ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn. Khi này sữa bơ sẽ giống như một loại thuốc sát khuẩn cho trẻ, đồng thời giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu trẻ lớn hơn 8 tháng tuổi có thể dùng sữa bơ hàng ngày cho trẻ.

– Sữa đông: Là loại sữa có thể sử dụng phổ biện cho trẻ. Sữa đông và sữa chua sẽ làm giảm triệu chứng đau buốt cũng như nhức của vết loét miệng. Có thể cho trẻ ăn kèm trái cây hoặc làm thành sinh tố. Cách này sẽ kích thích vị giác và giúp bé thích thú hơn khi ăn.

– Dùng lá húng quế: Chỉ cần rửa sạch lá húng quế, và cho bé nhai 2-3 lá, lá húng quế sẽ có tác dụng giảm đau và từ đó làm dịu các vết loét gây nhiệt miệng. Tuy nhiên do húng quế có vị cay nên cách này có thể khó khăn đối với các bé.

– Dùng cam thảo: Đun cam thảo cùng một chút nước, cách này sẽ tạo ra tinh chất củ cam thảo. Lấy nước đun cho con uống hàng ngày sẽ giúp đẩy lùi bệnh. Hoặc không có thể bôi trực tiếp vào miệng vết loét.

Đây là 07 cách phổ biến nhất giúp chữa nhiệt miệng ở trẻ em tốt nhất. Bạn đọc có thể tham khảo để giúp con mình bớt khó chịu hơn khi bị nhiệt miệng.

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em

Nhiệt miệng, lở miệng là những bệnh lý thường gặp, nhất là khi thời tiết hanh khô, nóng bức. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng lại cực kỳ khó chịu, gây đau buốt và khó khăn cho người bị mỗi khi ăn uống hay khi vệ sinh răng miệng. Rất nhiều trẻ em mắc phải triệu chứng này và thậm chí còn bị nhiệt miệng liên tục, kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Vậy nhiệt miệng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng? Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả nhất? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vouchercode đưa ra câu trả lời ngay trong bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi.

1/ Nhiệt miệng ở trẻ em và những biểu hiện của nhiệt miệng

Nhiệt miệng thực chất là sự xuất hiện của một hoặc nhiều các vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, những đốm trắng này sẽ to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Những vết loét miệng này gây ra cảm giác rất khó chịu, nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể làm người bị phát sốt, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.. khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng như

– Sốt đột ngột

– Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

– Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

– Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

– Đau trong miệng

– Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

2/ Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ như:

– Trẻ bị bệnh, mệt mỏi hoặc căng thẳng

– Trẻ lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí là nấm miệng.

– Trẻ bị thiếu một số chất dinh dưỡng như thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

– Nhiệt miệng, loét miệng cũng là 1 biểu hiện của việc trẻ bị mắc bệnh chân – tay – miệng.

3/ Cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ em

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên

– Mật ong

Đối với trẻ từ 1 tuổi, bạn có thể dùng mật ong để bôi vào vết lở, ngày bôi 2-3 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt

– Dùng lá cỏ mực

Cỏ mực có tính mát, rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt.

Cách dùng cỏ mực trị nhiệt miệng: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong hoặc đường. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

– Rau ngót

Lá rau ngót rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị loét. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.

– Dầu dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Sử dụng dầu dừa bôi lên vết loét ngày 2-3 lần, kết hợp cho con uống thêm nước dừa và sữa dừa sẽ giúp vết loét miệng nhanh biến mất.

– Súc miệng bằng nước ấm và muối

Đối với trẻ lớn có thể pha nước muối với nồng độ thấp và cho bé súc miệng.

– Uống bột sắn dây

Sắn dây là 1 thực phẩm có chất hàn, giải nhiệt rất tốt. Nấu và pha bột sắn dây cho trẻ uống hằng ngày cũng góp phần đẩy lùi các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả.

– Uống nước râu ngô, rau má

Nước râu ngô, rau má là những loại nước có tính thanh nhiệt, giải độc cao, rất tốt cho cơ thể. Các mẹ có thể mua râu ngô về rửa sach, chế thêm nước và đun sôi lấy nước cho con uống. Hoặc dùng lá rau má rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước, sau đó pha thêm 1 chút đường cho con uống cũng rất tốt.

– Uống nhiều nước

Uống nhiều nước cũng là cách để giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng, lỡ miệng hơn. Mất nước càng làm cho miệng khô và tình trạng nhiệt miệng càng tệ hơn.

Hiện các tiệm thuốc tây bán các loại thuốc uống và gel bôi trị nhiệt miệng cho trẻ với thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính. Các mẹ có thể tham khảo để chọn mua về cho con mình.

– Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB – Thuốc nhiệt miệng Mandarin – Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cool

4/ Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng, lở miệng

– Khi trẻ bị lở miệng, nhiều bố mẹ không cho con đánh răng vì sợ con đau. Nhưng theo các bác sĩ nha khoa thì việc đánh răng cho trẻ vẫn nên được duy trì đều đặn để tránh các vi khuẩn có hại sinh sôi và xâm nhập làm tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn. Hãy thay thế cho trẻ bằng chiếc bàn chải nhỏ, lông mềm để trẻ đánh răng dễ dàng hơn khi bị lở miệng, nhiệt miệng.

– Nhiệt miệng sẽ làm trẻ khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống. Tuyệt đối không cho trẻ ăn, uống các thức ăn hay đồ uống cay, nóng, nhiều dầu mỡ và chất ngọt.

– Bổ sung thêm rau, củ, quả vào thực đơn ăn hằng ngày. Đặc biệt là những loại quả chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi…

– Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt để tránh trong quá trình ăn làm tổn thương thêm các vết lở trên miệng.

– Hãy cho trẻ súc miệng với muối và nước ấm. Vừa giữ vệ sinh răng miệng và cũng là cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

– Đừng quên cho trẻ uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, nước khoáng, tránh những loại nước có gas.

5/ Khi nào thì nên cho trẻ tới gặp bác sĩ

Thông thường lở miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên bạn cần phải theo dõi và cho con đi gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng như:

– Giảm cân nhanh chóng

– Đau ở vùng bụng

– Sốt cao bất thường

– Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

– Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

Cách Chữa Nhiệt Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, bất kỳ ai, bất cứ khi nào đều có khả năng mắc phải chứng bệnh này, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Những điều cần biết về nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là tổn thương, vết viêm, loét có hình tròn, bầu dục ở vùng niêm mạc miệng hoặc nướu, có màu trắng hoặc vàng nhạt, viền viêm đỏ bao quanh. Mặc dù những vết nhiệt miệng này gây tổn thương tại chỗ và không có khả năng lây lan nhưng nó lại khiến trẻ sơ sinh cảm thấy đau, khó chịu nhất là những khi ăn uống, bú mẹ hàng ngày.

Biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh:

Một số nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng có thể kể đến như sau:

Trẻ sơ sinh đang bị bệnh hay cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Do bị chấn thương khi trẻ lỡ cắn nhầm niêm mạc bên trong má hay tổn thương vùng trong miệng do thức ăn quá nóng dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây ra loét miệng, thậm chí gây nấm miệng, lở miệng ở trẻ sơ sinh.

Do trẻ bị lây nhiễm từ người mang virus Herpes qua cái thơm nụ hôn.. dùng chung đồ ăn uống… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Thiếu dinh dưỡng: những trẻ bị thiếu hụt sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B, C thường bị viêm loét miệng và thường xuyên tái phát.

Bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với một vài triệu chứng:

Xuất hiện những vết loét bên trong miệng, ở trên bề mặt lưỡi hay nướu, bên trong má. Ban đầu chỉ là 1 chấm đỏ, sau đó lở, loét thành đốm tròn màu trăng hoặc vàng, khi bị chạm vào do thức ăn hay nói chuyện gây cảm giác đau đớn.

Trẻ đau miệng dẫn đến bỏ bú, quấy khóc.

Thậm chí một số trẻ bị đau đến mức không thể ăn gì cho đến khi tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

Trẻ bị sốt đột ngột

Nhăn nhó, quấy khóc, đau trong miệng

Lở loét hoặc xuất hiện những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

Sưng nướu, có thể gây chảy máu

Trẻ biếng ăn, chán ăn, bỏ bú

Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là bị nhiễm khuẩn gây viêm loét. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Mẹ có thể dùng nước muối ấm có tính sát khuẩn cao lại an toàn để vệ sinh miệng cho trẻ. Phương pháp này thực hiện rất đơn giản mà lại làm tăng tính kháng khuẩn, giúp vết loét ở miệng trẻ mau lành hơn.

Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc giúp mau chóng làm lành vết thương bởi các dưỡng chất có trong mật ong giúp trẻ tiêu diệt, ức chế đến 30% các loại vi khuẩn, nấm – nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên đã cứu chỉ ra rằng, khi đều đặn bôi mật ong vào vết nhiệt miệng hay cho trẻ ngậm mật ong trong 8 ngày thì vết loét sẽ khỏi hẳn. Mẹ cũng có thể kết hợp với củ nghệ để tăng hiệu quả.

Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét trong miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả.

Sữa bơ được xem như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng bởi thành phần có chứa axit lactic – giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Do đó, mẹ có thể dùng sữa bơ, thoa 1 chút lên vết loét, sẽ giúp trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh, giúp các vết loét nhanh lành lại hơn.

Theo Đông Y, là rau ngót, lá húng quế có tính mát, có tác dụng hoạt huyết, giải độc rất tốt làm giảm cảm giác đau đớn và làm dịu các vết nhiệt miệng.

Cách thực hiện: rửa sạch rau ngót (hoặc lá húng quế) rồi giã nát, ép lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thấm nướt cốt này rồi bôi vào chỗ bị lở miệng của bé. Có thể thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ngày.

Ngoài ra, một lưu ý cũng vô cùng quan trọng khi áp dụng những phương pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh dành cho các bà mẹ đang cho con bú đó là: Ngoài thực hiện các biện pháp trên, mẹ cũng cần chú ý bổ sung những thực phẩm có tính mát vào thực đơn ăn uống hàng ngày để kết hợp làm giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Nhiệt Miệng Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Dứt Điểm

Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nước cốt dừachữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

hoặc có thể dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Cà chua sống:ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng bằng cách uống nước khế chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa nhiệt miệng

Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Với Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Phòng chống bệnh nhiệt miệng

– Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…

– Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…

– Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng

*5 cách tự nhiên giúp chữa nhiệt miệng

1. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.

2. Ăn sữa chua: Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.

3. Súc miệng bằng nước thảo mộc tự nhiên: Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

4. Tỏi và đu đủ: Đắp trực tiếp những vị thuốc tự nhiên này lên chỗ viêm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét

5. Bổ sung các vitamin: Bổ sung thêm vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương.

*Bài thuốc hay trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền, có những cơn bốc hỏa toát mồ hôi, ăn uống kém, táo bón kéo dài, căng thẳng thần kinh. Theo Ðông y, nguyên nhân chính là do tâm hỏa cang thịnh và do tỳ vị bị tích nhiệt. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng bệnh này.

Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh:Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, vì vậy người bệnh nhiều khi bỏ ăn vì sợ đau, uống nước nguội thấy dễ chịu. Kèm theo đau đầu, sốt, đại tiện thường táo, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược. Phép trị là tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: cỏ mần trầu 16g, rau diếp cá 20g, bồ công anh 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, chi tử 12g, sinh địa 12g, đương quy 12g, nhân sâm 10g, sâm đại hành 16g, huyền sâm 12g, mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: đào nhân 10g, hồng hoa 10g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, sa sâm 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, đương quy 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, phục thần 10g, cát căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Rau má là vị thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh.

Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt:Người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, người bệnh đau đớn không ăn uống được kèm theo đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, hơi thở nóng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát… Phép trị là thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: sinh địa 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, chi tử 12g, mã đề 16g, trúc diệp 16g, rau má 16g, huyền sâm 12g, sa sâm 16g, đinh lăng 16g, đại táo 10g, lạc tiên 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn uống để hỗ trợ điều trị:

Canh rau cần – óc lợn: óc lợn 1 cái, táo Tàu 10 quả, rau cần 100g, gia vị vừa đủ. Óc lợn và táo Tàu nấu trước cho chín mềm, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: dưỡng não, bổ tâm tỳ, thanh nhiệt chống viêm, trừ phiền.

Chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 150g, đậu đen 80g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng to. Đậu đen cùng bí đỏ cho vào nồi nấu cho thật chín mềm, cho đường vừa ăn, múc ra bát, để nguội ăn. Công dụng: thanh nhiệt, bổ âm, mát huyết, chống viêm.

Không khí oi bức, nóng nực khiến ai nấy đều mệt mỏi, ngại ăn uống và dễ mắc các bệnh do nhiệt, trong đó có bệnh nhiệt miệng. Bệnh tưởng nhẹ nhưng nhiều khi chữa không khỏi, tái phát nhiều lần, gây khó chịu khi ăn uống.

Nhận biết nhiệt miệng

Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi.

Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi… gây khó chịu, đau, xót mỗi khi nói, ăn uống.

Bị nặng, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, rối loạn tiêu hóa….

Các vết loét này thường tự biến mất sau 1- 2 tuần dù không điều trị nhưng rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng.

Theo Tây y, “thủ phạm” của tình trạng này thường là do thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và axit folic; do rối loạn nội tiết khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh; các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amidan, chấn thương ở niêm mạc miệng. Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Trị và phòng bệnh

Đối với các chứng nhiệt miệng do các nguyên nhân khác thì cần phải tìm đúng căn nguyên và điều trị từ gốc.

Đối với nhiệt miệng do ăn uống, cần tăng cường các loại rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin như C, PP, B2… và hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi, ớt… sẽ giúp làm chậm diễn tiến của bệnh và bệnh nhanh lui. Đây cũng là cách phòng tái phát bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, có thể uống các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,… được làm từ các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,… có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát.

Trong đó, Hoàng Liên có chứa kháng sinh thực vật, Đương Qui, Sinh địa cung cấp các vitamin và khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng.