Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nhiệt Miệng Ở Trẻ Nhỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Nhỏ

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng của bé bị tổn thương, gây lở loét bên trong khoang miệng. Tình trạng này gây ra sự đau rát khó chịu bên trong miệng, nhất là khi ăn uống khiến bé chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi.

Triệu chứng thường thấy ở những trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng bao gồm:

– Bé khóc nhiều, không chịu bú mẹ hay ăn uống.

Nhiệt miệng khiến bé quấy khóc không chịu ăn uống

– Trẻ sốt đột ngột, có thể nổi hạch nếu bệnh nặng.

– Miệng chảy nhiều nước dãi.

– Quan sát kỹ trên đầu lưỡi có xuất hiện những vết lở loét hay mụn li ti.

– Bên trong niêm mạc miệng, hai bên má cũng xuất hiện những đốm trắng nhỏ chỉ từ 1 – 2mm. Các đốm trắng này hơi sưng và mọng nước, sau vài ngày sẽ bị vỡ ra, gây lở loét.

Niêm mạc miệng xuất hiện những đốm trắng nhỏ

– Các vết loét có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục.

– Vết loét xuất hiện ở má, sau đó lan xuống nướu và các vị trí khác trong khoang miệng.

– Bé bị sưng nướu hoặc răng gây đau nhức và có thể bị chảy máu tại các vùng sưng.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

– Bé không may cắn phải, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập, tấn công và gây viêm loét; Hoặc do vệ sinh răng miệng không kỹ hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng.

– Thiếu dinh dưỡng: Đặc biệt là các vitamin B, C,… và khoáng chất như sắt, kẽm, acid folic, khi nồng độ thiếu hụt trong cơ thể sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn, thậm chí dễ tái phát.

Thiếu vitamin C khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng

– Bé bị bệnh, cần phải dùng một số loại thuốc (kháng histamin, giảm đau,…) nhưng có tác dụng phụ là khô miệng cũng là nguyên nhân gây khởi phát các vết loét trên nướu, lợi.

Cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà

Nhiệt miệng tuy không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, những tổn thương mà tình trạng này mang lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tham khảo cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà sau đây để giúp con sớm cải thiện.

Củ cải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và nhiều thành phần khác có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, rất hữu ích với tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Các bạn hãy thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị sẵn 1 củ cải đã cạo sạch vỏ, xắt nhỏ, đem giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó, hòa vào một cốc nước lọc. Hãy kiên trì cho bé súc miệng mỗi ngày 3 lần. Chỉ cần dùng trong 2 ngày là sẽ dịu hẳn các triệu chứng nhiệt miệng.

Súc miệng bằng nước củ cải giúp chữa nhiệt miệng

Đây đều là những thảo dược có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể xay nhỏ rau má, lọc lấy nước, thêm đường phèn để trẻ dễ uống.

Bé bị nhiệt miệng có thể uống nước rau má

Bạn đang có những dấu hiệu đau rát, viêm loét, khó chịu do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng kéo dài và đang rất lo lắng. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài Tư Vấn Miễn Cước 18006305 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng

Ngoài ra, râu ngô cũng có hiệu quả tương tự, giúp giảm sưng đau, nhanh lành vết loét nên mẹ hãy đun nước râu ngô cho bé sử dụng trong ngày. Chỉ cần kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần là tình trạng của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Không chỉ là món ăn được nhiều bé yêu thích, rau ngót còn là vị thuốc giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Loại rau này có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, xót, làm săn se niêm mạc miệng cho bé.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn hãy chuẩn bị vài nắm lá rau ngót, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó giã nhỏ, lọc bỏ bã, lấy nước cốt trộn với mật ong và thoa vào vết nhiệt miệng của bé. Cách này có thể thực hiện vào lúc bé ngủ thì mẹ sẽ dễ dàng hơn. Nên làm mỗi ngày 2 – 3 lần thì chỉ sau vài ngày sẽ không còn dấu hiệu viêm loét nữa.

Chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng lá rau ngót

Đây là loại quả giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Trong khế chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, nhờ vậy giúp cải thiện chứng nhiệt miệng do nóng trong cho trẻ nhỏ.

Các mẹ có thể tham khảo cách tiến hành sau đây: Chọn 2 – 3 quả khế chua, rửa sạch, ngâm nước muối, cắt thành miếng và để ráo. Sau đó, thả vào nồi đun sôi với nước trong vài phút. Để nguội bớt và lấy nước này cho trẻ súc miệng trong ngày. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vài ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Khế chua giúp chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Hỗ trợ cải thiện bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả nhờ Gumimouth

Sử dụng các thuốc tây trong điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ khá hạn chế vì có thể gây hại cho thận, gan của bé. Đặc biệt, trẻ nhỏ còn non nớt, hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện. Do đó, cần một biện pháp vừa giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ vừa hạn chế tái phát hiệu quả.

Sản phẩm là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả với các bệnh khoang miệng bởi chứa những thành phần ưu việt tác động theo 4 nhóm tác dụng:

Gumimouth hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

Tích điểm nhận quà: “Mua 6 – tặng 1”

Gel bôi kháng khuẩn làm sạch khoang miệng Gumimouth có tác dụng tốt đối với trường hợp bị nhiệt miệng, lở lưỡi, viêm lợi.

Gumimouth CAM KẾT hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Xem Ngay! Cách Chữa Nhiệt Miệng Ở Trẻ Nhỏ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Viêm loét miệng hay là những đốm trắng được bao quanh bởi một khu vực bị viêm, đỏ, xuất hiện trên môi và nướu. Chúng gây đau đớn, khiến việc nói và nhai thức ăn của trẻ trở nên khó khăn hơn. Đôi khi, tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ gây sốt với những vết loét sâu trên khoang miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng thường có biểu hiện: Bỏ ăn, quấy khóc, không muốn chơi đùa; Đôi khi còn có thể sốt cao hay nổi các hạch cổ do nhiễm khuẩn trong niêm mạc miệng.

Các biện pháp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ tại nhà

Nếu bé trên 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng cho con. Mật ong có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết loét lành lại nhanh chóng. Bạn hãy thoa đều vào khu vực có vết loét cho con từ 3 – 4 lần/ ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc.

Đây là loại thảo dược vườn nhà được ứng dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có nhiệt miệng ở trẻ em. Đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn của nghệ giúp cải thiện hầu hết các vết thương. Để sử dụng dễ dàng, người ta thường trộn nghệ với mật ong và đắp một lớp mỏng lên nơi bị loét.

Nghệ trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Dừa được biết đến là loại quả mát, bổ, đồng thời rất có ích trong việc điều trị các tổn thương. Nước dừa và dầu dừa có tác dụng rất tốt cho trẻ nhỏ. Bạn có thể cho con uống nước dừa, nhắc bé ngậm một lát để dịu bớt cơn đau. Hoặc nếu không chuẩn bị được, bạn chỉ cần bôi dầu dừa lên vùng niêm mạc miệng của con.

Sữa chua và bơ sữa là “phương thuốc” tuyệt vời để điều trị loét miệng ở trẻ em. Cho trẻ ăn sữa chua hoặc bơ sữa và ngậm trong miệng sẽ giúp vết loét lành lại sớm hơn, đồng thời bé cũng cảm thấy đỡ xót hay khó chịu vì tổn thương trong miệng. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa này chứa rất nhiều lợi khuẩn đường ruột, vừa giúp bé chống lại vi khuẩn có hại, vừa làm hệ thống miễn dịch được nâng cao hơn.

Sữa chua giúp cải thiện nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Bạn đang có những dấu hiệu đau rát, viêm loét, khó chịu do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng kéo dài và đang rất lo lắng. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài Tư Vấn Miễn Cước 18006305 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng

Bạn có biết rằng, lá húng quế (tulsi) là một biện pháp hữu hiệu khác giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng cho trẻ em. Trong lá húng quế chứa nhiều dược chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bạn có thể cho bé nhai 4 – 5 lá húng quế cùng với nước ấm, ngậm trong miệng một lát và thực hiện 2 lần một ngày. Kiên trì áp dụng thì chỉ sau thời gian ngắn là bé sẽ không còn khó chịu vì vết loét nữa.

Nha đam cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp chữa lành vết loét miệng ở trẻ. Chất nhựa từ lá nha đam giúp chống vi khuẩn, giảm đau, làm dịu niêm mạc, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe của nướu. Cha mẹ có thể thoa đều nhựa nha đam lên vùng con bị nhiệt miệng hoặc hòa với chút nước và sử dụng để vệ sinh miệng 3 – 4 lần/ngày nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Nha đam giúp cải thiện nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Cam thảo với tính mát, vị ngọt cũng là một vị dược liệu giúp trị nhiệt miệng cho trẻ rất tốt. Bạn có thể hòa 1 muỗng cà phê rễ cam thảo trong 50 – 100ml nước và cho con súc miệng vài lần trong ngày để chữa lành vết loét. Nếu bạn có bột rễ cam thảo thì lựa chọn tốt nhất là trộn nó với một chút bột nghệ hoặc mật ong, sau đó bôi lên chỗ niêm mạc tổn thương. Khả năng chống viêm của cam thảo sẽ giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Ngay cả trong trường hợp bị nhiệt miệng rất nặng, bạn cũng sẽ thấy hiệu quả tốt, các vết thương hở bớt sưng đỏ và nhanh chóng liền lại.

Các phương pháp điều trị kể trên chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhiệt miệng, không tác dụng vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh do đó nhiệt miệng thường xuyên tái phát lại. Đặc biệt các phương pháp này mất thời gian và công sức để thực hiện. Do vậy, người bệnh mong muốn có một phương pháp toàn diện, tiện lợi hơn.

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện bệnh nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Nhận thấy những khó khăn trong điều trị triệt để bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu để tìm ra giải pháp mới. Sau nhiều nỗ lực, các chuyên gia thấy rằng, khi nano bạc kết hợp với những thành phần như chiết xuất duối, chiết xuất neem, đinh hương, chitosan,… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng, đồng thời tăng tính sát khuẩn, tiêu diệt được vi khuẩn, vi sinh vật, đặc biệt là virus gây bệnh viêm loét miệng lưỡi, rất an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ, bổ khuyết cho những mặt hạn chế của phương pháp tây y. Để giúp người bệnh tiện lợi cho việc sử dụng, các chuyên gia đã kết hợp công nghệ bào chế hiện đại để sản xuất thành công gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth .

Sản phẩm là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả với các bệnh khoang miệng bởi chứa những thành phần ưu việt tác động theo 4 nhóm tác dụng:

Gumimouth hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

Siêu khuyến mại “mua 6 – tặng 1”

Gel bôi kháng khuẩn làm sạch khoang miệng Gumimouth có tác dụng tốt đối với trường hợp bị nhiệt miệng, lở lưỡi.

Báo chí nói gì về Gumimouth?

Sản phẩm Gumimouth được người dùng phản hồi tích cực và xuất hiện trên các trang báo lớn như: Dân Trí, Giadinh.net.vn,…

“Nhiệt miệng tái phát do rất nhiều yếu tố như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, do virus,… nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Do không thể tìm được căn nguyên của bệnh nên chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, và sử dụng các sản phẩm chứa nano bạc để giúp nhanh lành vết thương” -chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn.

Gumimouth CAM KẾT hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả

Từ khi có mặt trên thị trường, nhãn hàng Gumimouth rất tự hào vì đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người bị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng,… trên khắp đất nước Việt Nam. Để khẳng định hiệu quả cũng như chất lượng của sản phẩm, nhãn hàng Gumimouth tự tin CAM KẾT hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả. Chi tiết xem TẠI ĐÂY .

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em

Nhiệt miệng, lở miệng là những bệnh lý thường gặp, nhất là khi thời tiết hanh khô, nóng bức. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng lại cực kỳ khó chịu, gây đau buốt và khó khăn cho người bị mỗi khi ăn uống hay khi vệ sinh răng miệng. Rất nhiều trẻ em mắc phải triệu chứng này và thậm chí còn bị nhiệt miệng liên tục, kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Vậy nhiệt miệng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng? Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả nhất? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vouchercode đưa ra câu trả lời ngay trong bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi.

1/ Nhiệt miệng ở trẻ em và những biểu hiện của nhiệt miệng

Nhiệt miệng thực chất là sự xuất hiện của một hoặc nhiều các vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, những đốm trắng này sẽ to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Những vết loét miệng này gây ra cảm giác rất khó chịu, nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể làm người bị phát sốt, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.. khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng như

– Sốt đột ngột

– Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

– Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

– Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

– Đau trong miệng

– Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

2/ Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ như:

– Trẻ bị bệnh, mệt mỏi hoặc căng thẳng

– Trẻ lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí là nấm miệng.

– Trẻ bị thiếu một số chất dinh dưỡng như thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

– Nhiệt miệng, loét miệng cũng là 1 biểu hiện của việc trẻ bị mắc bệnh chân – tay – miệng.

3/ Cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ em

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên

– Mật ong

Đối với trẻ từ 1 tuổi, bạn có thể dùng mật ong để bôi vào vết lở, ngày bôi 2-3 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt

– Dùng lá cỏ mực

Cỏ mực có tính mát, rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt.

Cách dùng cỏ mực trị nhiệt miệng: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong hoặc đường. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

– Rau ngót

Lá rau ngót rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị loét. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.

– Dầu dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Sử dụng dầu dừa bôi lên vết loét ngày 2-3 lần, kết hợp cho con uống thêm nước dừa và sữa dừa sẽ giúp vết loét miệng nhanh biến mất.

– Súc miệng bằng nước ấm và muối

Đối với trẻ lớn có thể pha nước muối với nồng độ thấp và cho bé súc miệng.

– Uống bột sắn dây

Sắn dây là 1 thực phẩm có chất hàn, giải nhiệt rất tốt. Nấu và pha bột sắn dây cho trẻ uống hằng ngày cũng góp phần đẩy lùi các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả.

– Uống nước râu ngô, rau má

Nước râu ngô, rau má là những loại nước có tính thanh nhiệt, giải độc cao, rất tốt cho cơ thể. Các mẹ có thể mua râu ngô về rửa sach, chế thêm nước và đun sôi lấy nước cho con uống. Hoặc dùng lá rau má rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước, sau đó pha thêm 1 chút đường cho con uống cũng rất tốt.

– Uống nhiều nước

Uống nhiều nước cũng là cách để giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng, lỡ miệng hơn. Mất nước càng làm cho miệng khô và tình trạng nhiệt miệng càng tệ hơn.

Hiện các tiệm thuốc tây bán các loại thuốc uống và gel bôi trị nhiệt miệng cho trẻ với thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính. Các mẹ có thể tham khảo để chọn mua về cho con mình.

– Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB – Thuốc nhiệt miệng Mandarin – Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cool

4/ Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng, lở miệng

– Khi trẻ bị lở miệng, nhiều bố mẹ không cho con đánh răng vì sợ con đau. Nhưng theo các bác sĩ nha khoa thì việc đánh răng cho trẻ vẫn nên được duy trì đều đặn để tránh các vi khuẩn có hại sinh sôi và xâm nhập làm tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn. Hãy thay thế cho trẻ bằng chiếc bàn chải nhỏ, lông mềm để trẻ đánh răng dễ dàng hơn khi bị lở miệng, nhiệt miệng.

– Nhiệt miệng sẽ làm trẻ khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống. Tuyệt đối không cho trẻ ăn, uống các thức ăn hay đồ uống cay, nóng, nhiều dầu mỡ và chất ngọt.

– Bổ sung thêm rau, củ, quả vào thực đơn ăn hằng ngày. Đặc biệt là những loại quả chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi…

– Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt để tránh trong quá trình ăn làm tổn thương thêm các vết lở trên miệng.

– Hãy cho trẻ súc miệng với muối và nước ấm. Vừa giữ vệ sinh răng miệng và cũng là cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

– Đừng quên cho trẻ uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, nước khoáng, tránh những loại nước có gas.

5/ Khi nào thì nên cho trẻ tới gặp bác sĩ

Thông thường lở miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên bạn cần phải theo dõi và cho con đi gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng như:

– Giảm cân nhanh chóng

– Đau ở vùng bụng

– Sốt cao bất thường

– Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

– Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Hôi Miệng Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh hôi miệng là một vấn đề khá tế nhị và khó nói đối với những người bị bệnh và những người xung quanh họ. Bệnh hôi miệng tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng thật ra ngay cả trẻ em cũng bị dù ở bất kỳ lứa tuổi nào,

Điều này cũng khiến rất nhiều bậc cha mẹ bối rối khi đi tìm giải pháp cho con mình. Thế nhưng sẽ không quá khó khăn để lựa chọn, tìm kiếm phương pháp chữa trị khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh hôi miệng.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ

Vệ sinh răng miệng kém

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ em nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vệ sinh răng miệng kém.

Ở độ tuổi các bé thì việc tự giác vệ sinh răng miệng cho bản thân hầu như là không thể. Nếu bố mẹ không nhắc nhở hoặc giúp bé đánh răng, súc miệng thường xuyên hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách thì các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng. Lâu ngày, những vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu và làm hại rất nhiều đến men răng của bé.

Hôi miệng chủ yếu do trẻ vệ sinh răng miệng kém

Bé bị khô miệng

Nếu bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng thì lúc đấy những vi khẩn ở trong môi tường có cơ hội vào trong miệng bé sinh sôi và phát triển.

Bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng là cơ hội cho vi khuẩn phát triển

Bé mắc bệnh về đường hô hấp

Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở.

Hôi miệng do bé mắc bệnh về đường hô hấp

Thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả của bé

Đây là thói quen mà bất cứ trẻ nào cũng trải qua. Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.

Thói quen mút ngón tay làm cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập

Trẻ bị hôi miệng do bệnh lý răng miệng

Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng khác như bé bị viêm nướu, viêm chân răng… làm lợi bé có tình trạng sưng tấy, không được làm sạch vi khuẩn trong miệng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.

Bé bị viêm nướu, viêm chân răng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.

2. Cách điều trị hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả

Chăm sóc răng miệng đúng cách

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên và có hiệu quả

– Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).

– Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.

Trẻ bị hôi miệng nên được lưu ý cách chăm sóc vệ sinh răng miệng

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Lựa chọn thức ăn phù hợp để khắc phục tình trạng hôi miệng của bé

Kiểm tra răng miệng cho bé định kì

Việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những ngày còn nhỏ cũng rất quan trọng để sau này bé có một hàm răng vĩnh viễn đẹp và khỏe mạnh. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, coi nhẹ việc chăm sóc răng cho trẻ lúc này, nên lập cho bé một thời gian biểu cho bé đi gặp nha sĩ, từ khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, thì nên 6 tháng nên đi khám định kỳ 1 lần để việc bảo vệ răng miệng của bé được tốt hơn.

Kiểm tra răng miệng cho bé định kỳ

Nguồn: Kiến thức nha khoa