Bệnh nhiệt miệng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu trong sinh hoạt. Để điều trị nhiệt miệng tận gốc thì việc áp dụng đúng công thức là điều rất cần thiết. Tìm hiểu 10 cách chữa nhiệt miệng ngay sau đây phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhiệt miệng
Với hầu hết các trường hợp, vết nhiệt miệng gây ra một số vệt đỏ và đau, đặc biệt là khi ăn uống. Chúng cũng có thể gây ra cảm giác rát hoặc ngứa ran quanh vết loét. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của các vết loét trong miệng, chúng có thể gây khó khăn cho việc ăn, uống, nói hay cả thở. Các vết loét cũng có thể phát triển thành mụn nước gây khó chịu cho khổ chủ.
Vết lở loét có đường kính lớn
Ổ dịch miệng thường xuyên
Xuất hiện phát ban
Sốt nhẹ
Bệnh tiêu chảy
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nhiệt miệng
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt miệng, từ những nguyên nhân nhỏ hàng ngày cho đến các bệnh lý nghiêm trọng. Thông thường nhiệt miệng có thể do: Răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…
Hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh lý hay do căng thẳng đầu óc
Thay đổi Hormone
Thiếu Vitamin, đặc biệt là Folate và B-12
Các vấn đề về đưỡng ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Nhiệt miệng có nguy hiểm hay không?
Thông thường nhiều người thường nghĩ nhiệt miệng là một bệnh lý đơn giản có thể chữa trị tại nhà nhưng nếu bạn có một trong các trường hợp sau thì bạn nên đến thăm khám ngay ở các trung tâm nha khoa hay bệnh viên để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Có các mảng trắng trên vết lở loét do nhiệt miệng của bạn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh bạch san hoặc miệng địa y
Có hoặc nghi ngờ bạn có thể có Herpes Simplex hoặc nhiễm trùng khác
Các vết loét không biến mất hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau một vài tuần
Nhiệt miệng có thể điều trị như thế nào?
Các vết nhiệt miệng nhỏ thường sẽ tự biến mất một cách tự nhiên sau tầm 10-14 ngày nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể kéo dài đến 6 tuần. Một số biện pháp đơn giản tại nhà có thể giúp giảm đau và điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả sau
+ Chữa nhiệt miệng ở trẻ em
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng Nước muối
Pha một thìa muối nhỏ vào cốc nước ấm và dùng để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến vết nhiệt miệng nhanh chóng lành lặn trở lại.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, cách trị nhiệt miệng tự nhiên thường hay dung, trong dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ cực kỳ tốt.
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Cách trị nhiệt miệng tận gốc bằng Nước củ cải
Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn.
Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả băng nước rau mùi
Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng Nước cốt dừa
Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cách trị nhiệt miệng nhanh nhất Nước khế chua
Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Thực hiện ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Phòng ngừa bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để có thể phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Bạn có thể :
Tránh ăn uống đồ ăn nóng
Nhai chậm
Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và vệ sinh răng miệng thường xuyên
Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên với các nha sĩ
Hạn chế tình trạng căng thẳng
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Giảm, hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm cay nóng
Uống bổ sung đầy đủ các vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B
Uống nhiều nước
Không hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá
Tránh hoặc hạn chế rượu bia và các chất kích thích
Dù thực hiện cách chữa nhiệt miệng nào thì cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các thao tác vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lý để răng miệng được bảo vệ tốt nhất. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.