Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1 mg/ngày, ngày hai lần trong vòng 6 tháng.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu Vitamin B1 cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Chườm lạnh
Bạn có thể ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Đá lạnh sẽ làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.
Tránh ăn đồ nướng, rán, cay nóng
Tránh đồ ăn nướng hoặc rán, đồ cay nóng hoặc chua là nguyên nhân tăng nhiệt miệng, gây đau và loét vết nhiệt.
Pha nước lô hội và baking soda để súc miệng
Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giúp bạn giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
Bạn cần pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.
Bổ sung sắt
Để biết cách bổ sung chính xác lượng sắt hoặc nếu cần bổ sung sắt trong bữa ăn, bạn cần được chuẩn đoán lượng sắt thiếu từ các chuyên gia qua các xét nghiệm của mình.
Sữa chua
Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc giảm đau và chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt.
Giấm táo
Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn.
DGL – Deglycyrrhizinated (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)
Cách pha nước súc miệng, trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, những người bị bệnh súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm, đều thấy giảm đau. 75% bệnh nhân cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày.
Tránh các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate
Sodium lauryl sulfate là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Na Uy chỉ ra mối quan hệ giữa sodium lauryl sulfate và tỷ lệ mắc nhiệt miệng. Người ta thấy rằng hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.
Nước oxi già
Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxi già loãng (½ nước – ½ oxi già) vào vết loét miệng. Sau 1 tiếng, không ăn hoặc uống, thực hiện đều đặn hàng ngày.
Trà túi lọc
Khi bạn uống trà, hãy giữ lại túi trà lọc nếu bị nhiệt miệng, vì chỉ cần đắp túi lọc ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm nhờ tannin trong trà.
Viên ngậm kẽm
Bổ sung kẽm có thể khiến bạn giảm đau vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung kẽm dài hạn.
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung thêm 150 mg kẽm mỗi ngày làm giảm nhiệt miệng từ 50 đến 100%. Những bệnh nhân thiếu kẽm sẽ thấy những tác dụng phù hợp nhất. Ngậm một viên kẽm tốt và chất lượng là cách tốt nhất để nhanh chóng chữa bệnh nhiệt miệng.
Tuy nhiên, bạn nên tới gặp bác sĩ nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Nếu vết loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi mình hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám.
Theo Vietnamnet