Khi con chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm, cha mẹ sẽ thấy tính chất phân của con hoàn toàn thay đổi. Trong giai đoạn này, bé cũng rất dễ bị táo bón do thay đổi chế độ ăn. Vậy nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, cha mẹ phải làm gì?
Những nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón
Bước vào tuổi ăn dặm (4-6 tháng tuổi), ngoài sữa mẹ bé còn phải tập ăn các loại thức ăn đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng (tăng cân, tăng chiều cao) cũng như các phương diện khác của quá trình phát triển.
Lúc này bé sẽ phải học các động tác như cắn, nhai và nói, tiếp xúc với những loại thực phẩm mới, điều này dẫn đến một số rắc rối ở đường tiêu hóa, gặp các triệu chứng như trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, vv.
Ngoài nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới trẻ ăn dặm bị táo bón đó là:
Thức ăn khi ăn dặm.
Thức ăn dặm quá nhiều tinh bột và ít chất xơ, hoặc bé ăn quá nhiều sản phẩm làm từ sữa như phômai, sữa công thức. Ngoài ra, có thể bé nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định nên dẫn đến táo bón.
Sữa không phù hợp.
Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức bé rất dễ bị táo bón do loại sữa không thích hợp hoặc không dung nạp được lactozo trong sữa.
Khả năng tiêu hóa
. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, nếu tiêu hóa quá nhiều thức ăn cũng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Mắc bệnh:
Trẻ gặp một số rối loạn chuyển hóa thức ăn, bị tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, dẫn tới tiêu hóa kém.
Do bẩm sinh: Một số trường hợp hiếm gặp gây ra táo bón ở trẻ là do trẻ bị dính ruột già, phình đại tràng.
Một số đồ ăn dễ gây táo bón khi trẻ ăn dặm
Gạo tẻ
Ngô
Nước chè
Quả việt quất
Cà rốt nấu chín
Chuối chưa chín kĩ
Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo…
Bánh mỳ trắng
Mỳ Ý (chú ý phân biệt với mỳ ý làm từ bột mỳ nguyên cám)
Chú ý. Mỗi trẻ có một hệ tiêu hóa khác nhau, đồ ăn gây táo bón ở trẻ này chưa chắc đã gây táo bón ở trẻ khác.
Trẻ ăn dặm bị táo bón cha mẹ phải làm gì?
Chú ý các loại thức ăn dặm
Thay vì cho con ăn bột tinh chế, cha mẹ nên cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, vv. Bổ sung thêm nhiều chất xơ thực vật có trong rau, củ, quả.
Lưu ý, trái cây có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin nhưng cũng không nên cho con ăn các loại quả nhiều đường, mẹ nên chọn một số loại quả như táo, lê,mận, đào.
Cha mẹ cũng có thể tập cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột như bột ngũ cốc hay bột yến mạch, bổ sung một số thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang trước khi cho con làm quen với các loại củ quả khác.
Cùng với đó, cha mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ quả vào bột ăn dặm cho bé. Lưu ý không cho trẻ ăn quá no mỗi bữa.
Bổ sung nước cho con
Nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, bởi nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì thế, cha mẹ hãy lưu ý cho con uống đủ nước mỗi ngày.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ép lê, đào, mận, táo cho bé uống để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.
Kết hợp thực đơn ăn dặm và bổ sung sữa mẹ hàng ngày cho bé tới khi con được là 24 tháng tuổi, không cai sữa con quá sớm.
Khuyến khích con vận động
Việc vận động thể chất giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích con vận động, nếu con chưa biết bò hoặc đi, bạn có thể cho con đạp chân. Cùng với đó, mẹ có thể tham khảo một số cách mát-xa bụng cho con để giúp tăng nhu động ruột.
Bé ăn dặm bị táo bón là hiện tượng tiêu hóa bình thường, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị trĩ, bị nứt hậu môn, nấm hậu môn.
Táo bón cũng làm cho trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, khi trẻ đã suy dinh dưỡng thì càng dễ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón hơn, rồi tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn.
Chính vì vậy cha mẹ hãy chú ý những cách phòng chống táo bón cho con, cũng đừng vì không tìm hiểu mà biến thực đơn hàng ngày của con thành thủ phạm khiến con bị táo bón.
Sử dụng Isilax Bimbi
Isilax Bimbi là một sản phẩm siro thảo dược Châu Âu chống táo bón kéo dài ở trẻ, nhuận tràng, bổ sung chất xơ hòa tan tự nhiên, và các Vitamin và khoáng chất tự nhiên từ thực vật quý hiếm từ châu Âu.
Với thành phầm gồm các loại dược liệu có tiêu chuẩn hóa châu Âu nên an toàn cho mọi lứa tuổi khi sử dụng lâu dài, nhất là trong các trường hợp táo bón mạn tính.
Các loại dược liệu được sử dụng trong Isilax Bimbi gồm có Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo.
Isilax Bimbi có tác dụng trên táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo nhiều cơ chế khác nhau nhằm lấy lại khả năng đi ngoài tự nhiên của trẻ, không gây mất cân bằng nước – điện giải, không gây mất phản xạ hoặc đi tiêu không chủ động.
Điểm khác biệt giữa thảo dược chống táo bón trong Isilax Bimbi với dược chất hóa học chống táo bón là gì?
Trong khi các hoạt chất chống táo bón chỉ hoạt động thông qua một con đường duy nhất hoặc là tăng khối lượng phân (chất xơ), hoặc là làm mềm phân (parafin lỏng, docusate), hoặc là hút nước vào lòng ruột (sorbitol, PEG), hoặc là kích thích nhu động ruột tống phân (Bisacodyl), hoặc chỉ có tác dụng tẩy, thụt tháo (glycerin bơm hậu môn). Nói chung, các loại hóa chất tân dược tập trung vào sinh bệnh học thay vì phản ứng của cơ thể trẻ đối với tình trạng bệnh lý.
Thì Isilax Bimbi có chứa các thành phần tự nhiên cung cấp manitol là chất chống táo bón tự nhiên, an toàn cho cơ thể kể cả phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, chất xơ (Inulin, pectin), nước ép táo, nước ép mận (chứa chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên), vừa giúp chống táo bón, vừa hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể. Sản phẩm thích hợp trẻ bị táo bón, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém cho bé đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt.
Nếu đã thử thực hiện những cách trên mà con vẫn bị táo bón khi ăn dặm thì cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhuận tràng để trị táo bón cho trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-10 tháng bị táo bón
6 – 10 tháng tuổi là thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm và bắt đầu giai đoạn mọc răng. Đây cũng là giai đoạn rất nhiều bé gặp phải tình trạng táo bón. Hãy tham khảo ngay thực đơn chuẩn chỉnh cho bé bị táo bón, giúp con nhanh chóng đi tiêu bình thường.
Thức ăn dành cho bé 6 – 10 tháng tuổi
Đây là thời kỳ mẹ của bé đã đi làm trở lại nên bé ít có dịp bú mẹ hơn. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cao hơn và chỉ bú mẹ không thể đáp ứng được. Do vậy, sữa công thức và các thực phẩm ăn dặm là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn này.
Thực phẩm cho bé ăn dặm trong thời kỳ này bao gồm một số loại thực phẩm được xay nhuyễn (dạng Lumpy). Nguồn thực phẩm được khuyên dùng cho bé như:
Trái cây: chuối, lê, táo, đào, bơ
Rau củ: Cà rốt, khoai lang, bí, súp lơ xanh
Các loại ngũ cốc
Thịt: lợn, gà, bò, cá
Bé 6 – 10 tháng ăn bao nhiêu?
Đưa dần các món ăn mới vào khẩu phần ăn của trẻ. Ba mẹ đảm bảo mỗi món mới được tập ăn trong 3 ngày và áp dụng từng món mới một để bé không bị dị ứng hoặc ba mẹ cũng có thể phát hiện sớm các triệu chứng dị ứng hoặc các loại thức ăn không hợp với bé.
Vì sao nhất thiết phải bổ sung Fitobimbi Isilax trong thực đơn của bé táo bón
Isilax bimbi với 4 nhóm thảo dược cho 4 cơ chế tác động đột phá giúp giải quyết hầu hết các nguyên nhân gây táo bón cho bé yêu:
Dịch chiết Manna chứa đường
Manitol
có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột
Dịch chiết Cẩm Quỳ với nồng độ chất nhầy cao giúp tăng nhu động, giảm ma sát phân với thành ruột, giảm hấp thu lại nước và độc tính từ phân vào cơ thể
Nước ép Mận, Táo bổ sung Sorbitol và Dihydrophenylisation kích thích sự vận động trong ruột, làm tăng tiết dịch làm mềm phân. Ngoài ra, nước ép cô đặc Táo, Mận bổ sung các Vitamin và khoáng chất tự nhiên bồi bổ cơ thể, giúp nhanh chóng hoàn thiện các enzyme tiêu hóa.
Inulin, pectin táo giúp bổ sung chất xơ tự nhiên làm xốp và tăng kích thước phân nhanh chóng để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Đồng thời chất xơ có tác dụng kích thích cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Theo: Sức Khỏe Đời Sống
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị