Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Trị Đau Thần Kinh Tọa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đau Thần Kinh Tọa Là Gì? Cách Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây hông to, là dây thần kinh dài nhất cơ thể, kéo dài từ tủy sống đến hông và chạy tiếp xuống mặt sau của cẳng chân đến tận các ngón chân.

Khi dây thần kinh tọa gặp phải các kích thích, ví dụ bị tổn thương, chèn ép, chúng gây ra các triệu chứng đau, viêm, sưng, tê ở nơi bị ảnh hưởng, gọi chung là đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa thường cải thiện sau 4-8 tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, đau thần kinh tọa có thể dẫn đến các biến chứng như hạn chế vận động, hoặc mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Đối tượng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa là người trung niên và lớn tuổi, khi chức năng cơ thể suy giảm, xương khớp bị thoái hóa. Những người có vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai, cột sống phải chịu áp lực lớn cũng là đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa. Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm có nguy cơ tổn thương thần kinh cao, thường phải gánh chịu các cơn đau thần kinh tọa.

Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. Nguyên nhân thường thấy nhất của sự chèn ép này là:

Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa hai đốt sống, hoạt động như một bộ giảm xóc, giúp hai đốt sống không ma sát trực tiếp lên nhau khi cử động. Cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do các chấn thương, đĩa đệm lồi ra, thoát vị, chèn ép dây thần kinh tọa, gây nên các cơn đau.

Gai cột sống: Theo thời gian hoặc dưới tác động của các lực, cột sống dần bị thoái hóa. Cơ chế tự nhiên của cơ thể dẫn đến sự hình thành các gai xương tại các đĩa đệm, đốt sống hoặc dây chằng để giảm bớt áp lực cho cột sống. Tuy nhiên, cơ chế tự chữa lành này lại gây ra các hệ lụy khó chịu khi các gai xương mới hình thành đâm ra, chèn ép các dây thần kinh và đốt sống, trong đó có dây thần kinh tọa.

Hiếm gặp hơn là trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép do một khối u, cơ, hoặc do tổn thương từ các bệnh lý khác, ví dụ bệnh tiểu đường, hẹp ống sống.

Triệu chứng của đau thần kinh tọa ra sao?

Biểu hiện thường thấy nhất của đau thần kinh tọa là các cơn đau nhức lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, gồm:

Đau lưng dưới

Đau ở mông và chân. Cơn đau có thể tệ hơn khi ngồi.

Đau hông

Có cảm giác nóng, ngứa ran lan xuống chân.

Yếu, tê cứng, khó cử động chân và bàn chân.

Các cơn đau liên tục ở một bên mông.

Các cơn đau đột ngột ở chân khiến người bệnh khó đứng dậy.

Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên phần dưới của cơ thể. Các cơn đau thường kéo dài từ lưng dưới ở phía sau đùi, lan xuống một trong hai chân. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, cơn đau cũng có thể lan đến tận bàn chân và ngón chân.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa như thế nào?

Để xác định đau thần kinh tọa, các bác sĩ sẽ bắt đầu với việc xem xét bệnh sử. Họ có thể đặt câu hỏi về chứng đau lưng của bạn, lối sống và nghề nghiệp cũng như tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh về xương khớp không.

Họ cũng sẽ kiểm tra thể chất của bạn để xác định xem dây thần kinh nào gây nên các cơn đau. Một số bài tập có thể được yêu cầu thực hiện để xem liệu chúng có làm cơn đau tồi tệ hơn không, chẳng hạn, ngồi xổm, đi bằng đầu ngón chân hoặc gót chân, nâng một chân trong khi đang nằm ngửa.

Tiếp đến, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT và MRI để xác định nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm hay sự hình thành các gai xương. Trong khi đó, điện cơ (EMG) cho thấy vị trí các dây thần kinh bị chèn ép.

Cách chữa đau thần kinh tọa

Mặc dù đau thần kinh tọa gây ra nhiều đau đớn và phiền phức thì may mắn là có nhiều phương pháp để điều trị đau thần kinh tọa. Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật và khoảng một nửa số đó có thể đỡ hơn trong 6 tuần chỉ với nghỉ ngơi và uống thuốc.

Vậy, bạn cần làm gì sau khi bác sĩ chẩn đoán đau thần kinh tọa?

Hầu hết người bệnh đau thần kinh tọa sẽ đỡ hơn trong một vài tuần với các biện pháp chăm sóc phục hồi tại nhà. Nếu các cơn đau của bạn không quá trầm trọng đến mức ngăn cản bạn thực hiện các công việc hằng ngày, bạn có thể thử xem xét các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc Tây

Các thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen có thể hữu ích trong việc giảm các cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng trong thời gian dài mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.

Trong trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giãn cơ mạnh hơn hoặc các thuốc chống viêm. Thuốc trầm cảm và thuốc chống động kinh cũng có tác dụng trong một số trường hợp.

Một lựa chọn khác là tiêm Steroid trực tiếp vào dây thần kinh bị kích thích.

Vật lý trị liệu

Nguyên tắc cơ bản của vật lý trị liệu là giúp thả lỏng và tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, từ đó làm dịu các cơn đau. Các biện pháp vật lý trị liệu giúp chữa đau thần kinh tọa là:

Các bài tập thể dục và các động tác giãn cơ. Các triệu chứng viêm có thể giảm bớt khi bạn tập thể dục, vì thế, đi bộ ngắn, yoga hoặc bơi lội có thể là một ý hay. Các động tác kéo giãn phần lưng dưới cũng giúp giảm các cơn đau thần kinh tọa cũng như tăng cường sức dẻo dai cơ bắp. Các bài tập nên được đưa ra và theo dõi bởi các chuyên gia vật lý trị liệu để chắc rằng bạn không làm tổn thương mình thêm nữa.

Chườm lạnh và nóng luân phiên cũng giúp giảm đau tạm thời, thả lỏng cơ bắp, tăng tuần hoàn máu. Liệu pháp này sẽ phát huy tác dụng tối ưu hơn nếu kết hợp cùng xoa bóp nhẹ nhàng.

Ngoài ra, các liệu pháp như châm cứu, bấm huyệt,… cũng có thể giúp giảm các cơn đau thần kinh tọa.

Phẫu thuật

Chỉ khoảng 5-10% các trường hợp đau thần kinh tọa cần phẫu thuật. Đây là biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp chữa trị phục hồi không đem lại kết quả, thậm chí các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Trong một số ít trường hợp, đau thần kinh tọa dẫn đến hội chứng đuôi ngựa, kết quả là bạn mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, không khống chế được khả năng đại tiểu tiện. Đây là một tình huống cần phẫu thuật gấp.

Nếu bạn bị đau thần kinh tọa ở trường hợp nhẹ nhưng vẫn tiếp tục đau sau hơn 3 tháng điều trị nghỉ ngơi và uống thuốc, bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị phẫu thuật.

Mục tiêu chính của các phẫu thuật là loại bỏ những tác nhân chèn ép vào dây thần kinh tọa, thường là đĩa đệm bị thoát vị và các gai xương. Trong một số ít trường hợp, các bác sĩ phải loại bỏ hoàn toàn một đĩa đệm để giải quyết vấn đề.

Một số thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến bệnh đau thần kinh tọa:

Duy trì các tư thế tốt, hạn chế mang vác nặng.

Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega-3, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn.

Tập thể dục vừa sức. Các cơn đau thần kinh tọa có thể khiến bạn theo bản năng hạn chế vận động. Tuy nhiên, nằm hoặc ngồi nghỉ quá lâu không những không giúp ích trong việc phục hồi mà còn làm tình hình tệ hơn vì máu huyết không lưu thông, cơ bắp dần yếu.

Luôn hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng đau viêm để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc.

Khám định kỳ sẽ giúp các bác sĩ theo dõi tiến trình bệnh cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng và điều chỉnh phác đồ trị liệu.

Đau Dây Thần Kinh Tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất được điều trị hiệu quả tại ACC. Căn bệnh này thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nếu không điều trị đau thần kinh tọa tận gốc, người bệnh có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động.

Tổng quan về đau dây thần kinh tọa

Thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là một trong những dây thần kinh dài nhất cơ thể. Chúng kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Mỗi người có 2 dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển mỗi bên một cách tương ứng. Ba chức năng chính của dây thần kinh toạ bao gồm: chi phối, cảm giác, vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh toạ. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Vị trí tổn thương khác nhau sẽ có hướng lan cơn đau khác nhau. Bệnh thần kinh toạ thường gặp ở độ tuổi lao động (30-50 tuổi). Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau thần kinh toạ là bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh, chiếm khoảng 80%.

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc của Phòng Khám ACC

Nguyên nhân đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình chữa đau thần kinh tọa thích hợp.

Phòng khám ACC đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân đau thần kinh tọa, giúp họ lấy lại niềm vui cuộc sống. Liệu trình chữa trị đau thần kinh tọa của ACC bao gồm trị liệu thần kinh cột sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và các thiết bị máy móc tối tân nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV … Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh nhân có thể nhận thấy sự thay đổi sức khỏe tích cực.

Bác sĩ Wade Brackenbury (Tổng giám đốc): Bác sĩ Will Gunson: Bác sĩ Aubrey C. Gail:

Với tỷ lệ thành công đến 95%, Phòng Khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sinh lực, không còn lo sợ các cơn đau thần kinh tọa.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại ACC

Khi có nguyện vọng trở thành một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống, các bác sĩ phải trải qua 4 năm đại học đại cương, 2 năm chuyên sâu về khoa học, thêm 4 năm chuyên ngành Thần kinh cột sống. Bên cạnh đó, họ còn phải vượt qua kỳ thi gắt gao để chính thức nhận được chứng chỉ. Các bác sĩ tại ACC đều có bằng cấp quốc tế, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể thực hiện việc điều trị một cách hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Các phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

Cách Điều Trị Đau Thần Kinh Tọa Tốt Nhất Cho Bạn?

Đau thần kinh tọa là bệnh rất phổ biến trong đời sống, cứ 10 người thì có đến 4 người từ bị đau thần kinh tọa. Hay dây thần kinh này bị kích thích ít nhất một lần trong đời. Theo nghiên cứu thì thần kinh tọa bắt nguồn từ hai bên cột sống và đi qua xương chậu và mông. Chúng tiếp tục di chuyển theo dọc đùi, đến đầu gối và chia ra các chi nhánh đến bàn chân.

Chính vì thế mà bất cứ điều gì gây ra áp lực hay kích thích lên dây thần kinh này đều gây ra những cơn đau nhói ở phía sau mông hoặc đùi. Những cơn đau ở mỗi người sẽ khác nhau và tùy vào cơ địa. Có người thì sẽ chỉ cảm nhận cơn đau thoáng qua, có người thì sẽ gặp tình trạng đau dữ dội. Ngoài ra những cơn đau thần kinh tọa này còn gây ra tình trạng yếu cơ, nóng ran.

Những cơ đau thần kinh tọa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi lâu, ho, đứng lên đột ngột. Nhằm giúp người bệnh có thể đảm đảo cuộc sống chất lượng, Chuyên Gia Sức Khỏe sẽ chia sẻ cho các bạn các cách điều trị đau thần kinh tọa tốt nhất.

Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu

Những cơn đau thần kinh tọa sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút, khó khan trong việc thực hiện hoạt động hàng ngày. Dù bạn có nghỉ ngơi trên giường thì cũng không thể khiến tình trạng trở lên tốt hơn. Sẽ có một số cách hoạt động nhằm giúp những cơn đau được kiểm soát và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng nhưng vẫn tồn tại kéo dài sau vài tuần, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu. Các bài tập thường được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây đau thần kinh tọa ở mỗi người. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng giúp bạn điều chỉnh tư thế chính xác nhất để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Các kỹ thuật trị liệu bằng tay hay kéo giãn cơ bằng thiết bị có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh tọa do những rối loạn chức năng khớp hông, co thắt cơ bắp… gây ra. Bên cạnh đó, việc tăng sức mạnh của cột sống, các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cũng giúp giảm đau thần kinh tọa. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giữ cho cột sống luôn thẳng đúng tư thế, từ đó giảm nguy cơ tái phát đau thần kinh tọa trong tương lai.

Nằm ngửa trên sàn, đưa chân phải lên một góc vuông. Đưa hai bàn tay xuống dưới đùi và đan các ngón tay lại với nhau, giữ chặt.

Chân trái gác lên chân phải, mắt cá chạm đầu gối chân phải. Dùng tay kéo chân phải lên càng sát bụng càng tốt.

Giữ nguyên tư thế này trong giây lát sẽ giúp kéo căng cơ hình lê vì đôi khi cơ này bị viêm và gây chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Lặp lại tư thế với chân bên kia.

Nếu bạn thực hiện tư thế này mà không cảm thấy đau, hãy thông báo với chuyên gia để được hướng dẫn các bài tập tiếp theo của tư thế chim bồ câu.

Ngồi trên sàn và duỗi hai chân thẳng trước mặt.

Cong chân phải lên, đặt mắt cá chân phải lên trên đầu gối chân trái.

Gập người về phía trước cho phần thân trên ép sát về phía đùi.

Giữ nguyên tư thế trong vòng 15-30 giây sẽ giúp các cơ mông và vùng lưng dưới được kéo giãn.

Lặp lại tư thế với chân bên kia.

Quỳ trên sàn nhà với hai tay, đầu gối, bàn chân đều chạm sàn.

Nhấn chân phải lên và di chuyển về phía trước, đặt chân phải nằm trên mặt đất, ngang với cơ thể. Bàn chân phải nằm ở phía trước đầu gối chân trái.

Duỗi chân trái ra hết phía sau.

Dần dần chuyển trọng lượng cơ thể từ hai cánh tay sang chân để nâng đỡ cơ thể. Ngồi xuống với hai tay chống thẳng.

Hít một hơi thật sâu. Trong khi thở ra, nghiêng phần thân trên của bạn về phía trước (như hít đất), dùng cánh tay nâng đỡ trọng lượng cơ thể càng nhiều càng tốt.

Đổi bên và thực hiện lại động tác.

Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, mở rộng.

Đưa chân phải lên, đan hai bàn tay lại và vòng qua đầu gối.

Nhẹ nhàng kéo đầu gối chân phải về phía vai trái. Giữ nguyên trong 30 giây. Lưu ý, hãy tiếp tục kéo đầu gối khi cảm thấy thoải mái, bạn có thể cảm thấy các cơ được giãn ra thay vì thấy đau.

Đẩy đầu gối về lại vị trí ban đầu.

Lặp lại ba vòng rồi đổi chân.

Ngồi trên mặt đất, hai chân duỗi thẳng về phía trước.

Cong đầu gối trái lại và đặt bàn chân trái qua bên ngoài đầu gối chân phải.

Đặt khuỷu tay phải lên trên đầu gối chân trái để cơ thể nhẹ nhàng xoay về phía bên trái. Tay trái chống xuống sàn để đỡ lấy cơ thể.

Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, lặp lại ba lần và đổi bên.

Đặt bàn chân trái lên một bề mặt cao bằng hoặc dưới mức hông. Đó có thể là một cái ghế, bục hoặc bậc cầu thang. Điều chỉnh tư thế để cho chân duỗi thẳng. Nếu đầu gối có xu hướng hơi vòng xuống dưới, hãy giữ đầu gối hơi cong lên một chút.

Nhẹ nhàng cúi người về phía trước, hướng về các ngón chân trái. Bạn càng cúi được sâu, các cơ càng được kéo giãn. Tuy nhiên, đừng quá cố gắng đến mức cảm thấy đau.

Giữ tư thế trên ít nhất 30 giây, sau đó lặp lại với chân phải.

Cách Điều Trị Bệnh Đau Thần Kinh Tọa Dứt Điểm &Amp; Hiệu Quả Nhất

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt cũng như làm việc. Cùng với sự phát triển của khoa học, hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa khác nhau. Mục đích cuối cùng của những người bị căn bệnh này là chữa dứt điểm để cuộc sống trở lại bình thường.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể chạy từ phần hông cho xuống tới bàn chân. Dây thần kinh tọa điều khiển và chi phối hoạt động của đùi và hai chi. Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động phía dưới bị ảnh hưởng.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh đau thần kinh tọa. Khi các đĩa đệm trong bao khớp bị chèn ép hoặc chấn thương tràn ra ngoài sẽ chèn ép vào các dây thần kinh

Thoái hóa cột sống do tuổi tác gây nên. Hầu hết những người cao tuổi đều bị thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Nếu điều này xảy ra tại khu vực hông sẽ khiến cơ thể bị đau thần kinh tọa.

Lồi, phình đĩa đệm: Lỗi phình đĩa đệm không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con người tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rất lớn nếu như vị trí nằm tại khu vực hông.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chấn thương nhiễm trùng, u trong cột sống… cũng có thể gây đau thần kinh tọa.

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

Những cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống phiá dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa, cơn đau thường đột ngột xuất hiện rồi đau lan sang các vùng xung quanh.

Đau âm ỉ hoặc đau cấp tính, đau khi gắng sức, thay đổi tư thế. Khi vào ban đêm bệnh có xu hướng nặng hơn.

Cảm giác râm ran ở chỗ đau, hiện tượng như kiến bò, tê nóng hoặc là đau rát.

Khi di chuyển người bị đau thần kinh tọa thường có xu hướng nghiêng về phía bên đau, chân bên đau hơi co lên…

Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Ngày nay, khi khoa học phát triển người ta tìm được nhiều cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa hơn. Nhưng không vì vậy mà quên mất các cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng Đông y.

Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y

Sử dụng cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa theo Đông y, người bệnh sẽ được khắc phục sức khỏe một cách từ từ tuy nhiên hoàn toàn có thể chữa dứt điểm bệnh. Bằng phương pháp truyền thông này ta có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

Sử dụng thuốc

Bài thuốc ngâm rượu chữa thần kinh tọa:

Theo Đông y, rượu là một vị thuốc. Với đặc tính cay ngọt và nóng rượu có thể đi vào tâm kinh và can. Rượu nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, ấm vị dưỡng tì, kích thích tiêu hóa, tươi da… Khi sử dụng thuốc ngâm với rượu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn rất nhiều. Không những thế, rượu rất khó biến chất, để càng lâu lại càng phát huy tác dụng nên có thể bảo quản được dài lâu. Những căn bệnh mạn tính như đau thần kinh tọa hay tê bì chân tay cần phải điều trị trong thời gian dài nên sử dụng phương pháp này.

So với các phương pháp khác, đây là cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả và ít tốn kém. Một thang thuốc có thể sử dụng trong thời gian từ 2 – 3 tháng. Trong khi đó, nếu sắc thuốc thì chỉ sử dụng được một ngày.

Bài thuốc Đông y trị đau thần kinh tọa

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa. Nhưng được nhiều người tin tưởng và sử dụng nhất có lẽ là bài thuốc Vương Dược Bình Cốt đang đánh giá cao hiện đang thuộc sở hữu của Phòng khám Đông y Nguyễn Văn Liễu.

Bài thuốc có nhiều ưu điểm đáng nói như:

Có nguồn gốc rất rõ ràng, được nghiên cứu, bào chế bởi Đông y Nguyễn Văn Liễu – Đại tá, Bác sĩ Nguyễn Văn Liễu (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Công ann chúng tôi cùng các chuyên gia, y bác sĩ khác của Phòng khám.

Được nghiên cứu từ những bài thuốc đặc trị cơ xương khớp cổ phương có giá trị và có mức độ hiệu quả cao; đồng thời bác sĩ Nguyễn Văn Liễu cùng các bác sĩ khác cũng đưa tiến bộ của Y học hiện đại vào quá trình nghiên cứu, có cơ sở khoa học để chứng minh hiệu quả.

Đa dạng hình thức thuốc để phù hợp với nhu cầu người bệnh: Thuốc gói thang sắc truyền thống; Thuốc sắc sẵn thành thuốc nước bảo quản ngắn; Thuốc bào chế sẵn thành dạng viên/thuốc nước xoa bóp bảo quản dài hơn.

Đây là bài thuốc chuyên biệt, đặc trị bệnh về cơ xương khớp, thần kinh nên hiệu quả cao và duy trì được lâu dài, không tác dụng ngắn, tạm thời như thuốc Tây.

Người bệnh quan tâm bài thuốc Vương Dược Bình Cốt có thể tới trực tiếp địa chỉ Phòng khám Đông y Nguyễn Văn Liễu tại số 13 Lô 6 – đường Trung Yên 13 – Trung Hòa – Cầu Giấy – HN, hoặc liên hệ qua bộ phận y bác sĩ tư vấn theo số (024) 777 33 888 – 091 539 6116 để được hỗ trợ tốt nhất.Thành phần công dụng thuốc:

Công dụng thuốc chữa đau dây thần kinh tọa:

Khi sử dụng Vương Dược Bình Cốt trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ được sử dụng 100% sản phẩm tự nhiên nên không có tác dụng hay phản ứng phụ. Bài thuốc Đông y này cũng có thể phù hợp với mọi tình trạng bệnh, đối tượng bệnh nhân, độ tuổi… Những công dụng tuyệt vời của Vương Dược Bình Cốt trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Giảm đau, tiêu viêm giúp người bệnh có thể di chuyển nhẹ nhàng.

Bồi bổ gân cốt, giúp xương khớp được phục hồi.

Thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông.

Cơ thể được bồi bổ, tăng sức đề kháng ngăn ngừa bệnh đau thần kinh tọa tái phát.

Không chỉ vậy, nếu phát hiện bệnh sớm và kiên trì điều trị bệnh có thể được điều trị dứt điểm.

Không sử dụng thuốc

Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp bấm huyệt là một cách chữa bệnh đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Dùng các thủ pháp như masage, day, ấn… giúp cơ được thả lỏng, khí huyết luưu thông. Cơ thể sẽ được thư giãn cũng như kết hợp với việc châm cứu khiến cơ thể nhanh phục hồi hơn.

Châm cứu: Chủ yếu tập trung vào các huyệt ở khu vực thắt lưng, các huyệt này tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt dọc theo dây thần kinh. Các huyệt đạo châm cứu là: Đại trường du, Hoàng khiêu, Côn Lôn, Tam Âm Giao, Thận Du, Dương Lăng. Thường châm cứu sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 – 4 tuần tùy vào mức độ bệnh lý.

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Tây y

Chữa thần kinh toạ bằng Tây y là cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa nhanh chóng. Cách chữa này có ba phương pháp chính là vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa.

Vật lý trị liệu:

Người bệnh sẽ được tác động cơ học vào khu vực từ hông xuống chân. Cách cách tác động như kéo dãn cột sống, nắn cột sống, đắp sáp nến, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn…

Các phương pháp này giúp cơ thể người bệnh được nắn chỉnh để trở lại trạng thái bình thường.

Dùng thuốc điều trị:

Cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng thuốc Tây y là một biện pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là khó có thể chữa dứt điểm tận gốc. Thuốc điều trị thường là các loại thuốc giảm đau Aspirine, các loại thuốc kháng viêm, thuốc có chứa Corticoid hoặc Novocain nhằm phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng, kết hợp với bổ sung vitamin B12.

Khi điều trị và sử dụng thuốc Corticoid nếu lạm dụng rất dễ gây nên bệnh về tiêu hóa như dạ dày, đường ruột…

Phẫu thuật:

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh mổ mở hoặc mổ laser. Tuy nhiên ngày nay, phẫu thuật không phải là cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả nhất. Bệnh vẫn có thể tái lại nếu như người bệnh điều trị không hiệu quả.

Căn bệnh đau thần kinh tọa mang đến những đau đớn cho người bệnh cả trong công việc cũng như sinh hoạt. Khi bắt đầu có những dấu hiệu bệnh đầu tiên hãy nhanh chóng thăm khám và có cách trị bệnh đau thần kinh tọa kịp thời. Trong các biện pháp điều trị, Đông y luôn được đánh giá cao hơn về hiệu quả cũng như sự ảnh hưởng tới sức khỏe.