Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Xác Định Ung Thư Vú Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cách Xác Định Cơn Đau Của Bệnh Nhân Ung Thư Vú

Để có biện pháp giảm đau phù hợp thì bác sĩ cần phải xác định tình trạng cơn đau của bệnh nhân ung thư vú chính xác và chi tiết.

Theo như nhiều chuyên gia cho biết thì bệnh nhân mắc ung thư vú thường không cảm thấy thực sự đau đớn cho tới khi bệnh đã phát triển sang tới giai đoạn cuối (ung thư vú di căn). Hay nói cách khác là sự di căn xa của các tế bào ung thư vú tới các bộ phận khác của cơ thể: não, xương, phổi, hạch nách,…

1. Xác định tình trạng cơn đau

– Cơn đau khởi phát khi nào?

– Bệnh nhân cảm thấy đau ở đâu? Khu vực nào? (Chú ý cả tới những biểu hiệ đau nhỏ)

– Cơn đau thường kéo dài bao lâu?

– Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi nào?

– Điều gì làm cho cơn đau của bệnh nhân ung thư vú biến mất?

– Sử dụng thang đánh giá nỗi đau từ 0 – 10

Khi bệnh nhân giúp bác sĩ trả lời những câu hỏi này xong bạn sẽ được hỗ trợ bao gồm: chăm sóc giảm nhẹ bao gồm các biện pháp giảm đau và quản lý cơn đau (sử dụng thuốc, điều trị vật lý) hoặc hỗ trợ về mặt cảm xúc cũng như về mặt xã hội.

Mục đích của việc sử dụng biện pháp giảm đau sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh (chịu tác dụng phụ của biện pháp điều trị)…..

2. Tìm hiểu chi tiết về các vị trí khởi phát cơn đau của bệnh nhân

– Xương: khi tế bào ung thư vú lây lan đến xương sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu, kèm theo đó là biểu hiện đau nhức và nặng hơn có thể là gãy xương. Hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú đều mô tả cơn đau từ xương thường xuất hiện vào ban đêm.

– Não: Cảm giác tế bào ung thư vú di căn sang não sẽ khiến bạn xuất hiện cảm giác áp lực trong đầu, cơn đau đầu có thể trở nên ngày càng tồi tệ hơn nếu như không có biện pháp giảm đau phù hợp.

– Da: với một vài bệnh nhân ung thư vú, cảm giác gai gai như kim châm ở trên da cũng có thể được tìm thấy. Bác sĩ có thể gọi đó là chứng đau cảm giác hoặc đau thần kinh.

– Bụng: một trong những vấn đề mà hầu hết bệnh nhân ung thư vú đều có thể gặp phải là vấn đề về hệ tiêu hoá do gan mở rộng. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn.

– Phổi (màng phổi): tế bào ung thư vú lây lan tới lớp lót xung quanh phổi gây nên cơn đau mãn tính, bệnh nhân bị ho liên tục và cảm giác đau ở xương sườn hoặc ngực.

– Hạch bạch huyết: một khi hạch bạch huyết của bệnh nhân ung thư vú bị sưng lên sẽ có cảm giác đau khi chạm vào.

Xác Định Ung Thư Vú Qua Những Dấu Hiệu Sau

Ung thư vú đang là căn bệnh gây hoang mang nhất cho chị em Việt Nam, Cùng tìm hiểu những dấu hiệu có thể xác nhận 80% triệu chứng của ung thư vú, để chắc chắn tốt nhất bạn vẫn nên tầm soát ung thư định kỳ tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn có danh tiếng.

Theo PGS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K Trung ương chia sẻ với báo Trí thức trẻ, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.

Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

PGS Thuấn cho biết, xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hóa.

PGS Thuấn cho biết thêm, tại Bệnh viện K trung ương đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Cái khó nhất là chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh.

1. Khối u ở vú

Đa số các bệnh ở vú đều có thể hình thành khối u trong vú. Vì thế, khi phát hiện vú có khối u, bệnh nhân không nên lo sợ, mà phải kịp thời đến bệnh viện thăm khám, nhờ bác sĩ kiểm tra nguyên nhân gây khối u ở vú. Tăng sinh tiểu thùy tuyến vú, ung thư vú, u xơ tuyến vú là các nguyên nhân gây khối u ở vú thường gặp nhất, những nguyên nhân khác tương đối ít gặp có thể là khối u do viêm tuyến vú, hoặc u mỡ tuyến vú.

Dấu hiệu ung thư vú khi có khối u:

– Do ung thư vú hình thành, phát triển to ra và xâm lấn, ranh giới không rõ, bề mặt lồi lõm không bằng, mật độ cứng, độ di động kém, không đau.

– Khối u lành tính ở vú, như u xơ vú hình thành có ranh giới rõ, bề mặt trơn láng, mật độ dài, di động rõ, cảm giác có màng bao.

2. Chảy dịch ở đầu vú

Dấu hiệu ung thư vú do chảy dịch ở đầu vú là u nhú trong ống tuyến sữa và chứng viêm ống tuyến sữa, không đến 5% nguyên nhân chảy dịch đàu vú là do ung thư vú, phần lớn bệnh nhân thông qua kiểm tra mà phát hiện khối u trong vú. Chảy dịch đầu vú do ung thư vú có thể là máu, dịch nhầy hoặc dạng nước, làm kính phết dịch chảy này và nội soi ống tuyến sữa là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

3. Thay đổi da

Thay đổi da do ung thư vú có rất nhiều biểu hiện. Triệu chứng ung thư vú thường gặp nhất là da bị dính, có dạng như “lúm đồng tiền” nên còn gọi là chứng lúm đồng tiền. Dính liền da là một dấu hiệu đặc trưng trên lâm sàng quan trọng để chẩn đoán ung thư vú. Ngoài ra, khối u phát triển dạng khối hoặc dài và lớn, còn có thể xuất hiện nổi tĩnh mạch dưới da. Ung thư vú thể viêm có thể xuất hiện trên bề mặt vú, da đỏ lên và nóng tại chỗ, nếu hạch tế bào ung thư gây tắc nghẽn dẫn lưu tuyến vú, còn có thể xuất hiện phù nề da, như dạng vỏ quýt.

4. Thay đổi hình dạng đầu vú

Khi khối ung thư vú xâm lấn đến đầu vú và vùng dưới bầu vú, mô xơ tuyến vú và hệ thống ống tuyến có thể vì khối u xâm lấn và bị thu ngắn, kéo đầu vú nên xuất hiện tình trạng lệch đầu vú, đầu vú teo và lõm xuống, hai đầu vú xuất hiện hiện tượng không cần đối. Bệnh nhân cần phải hiểu là bệnh lành tính nào đó ở vú cũng có thể khiến đầu vú teo và lõm xuống.

Triệu chứng ung thư vú dạng chàm là một loại ung thư vú có loại hình đặc biệt, triệu chứng lâm sàng điển hình của nó là lở loét đầu vú, nhưng ở thời kỳ đầu bệnh này chỉ xuất hiện hiện tượng tăng dầy và gây đỏ thượng bì đầu vú, dần dần bề mặt đầu vú thô ráp, có dạng hạt hoặc bong vẩy, và xuất hiện lở loét đầu vú. Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh chàm, bôi thuốc tại chỗ, đôi khi lở loét có thể kết vảy khô, nhưng sau khi bong tróc vảy khô đầu vú lại lở loét như cũ. Báo Sức khỏe đời sống đưa tin.

Dấu hiệu ung thư vú khi phát triển dạng chàm có thể là xuất hiện lở loét mảng lớn ở đầu vú, vùng bầu vú, cả đầu vú cũng có thể bị khối u xâm lấn và mất đi.

5. Hạch nách sưng to

Phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến nách, làm cho hạch nách sưng to. Ở một số ít bệnh nhân, bác sĩ còn có thể lấy hạch nách sưng to làm triệu chứng ung thư vú đầu tiên để chẩn đoán . Vì thế khi phát hiện khối u dưới nách không rõ nguyên nhân, bệnh nhân phải kịp thời đến bác sĩ thăm khám.

6. Biểu hiện ung thư vú thời kỳ cuối

Ung thư vú thời kỳ cuối có thể phát sinh di căn hạch trên xương đòn (còn gọi là hạch thượng đòn), hạch nách hai bên, hạch cơ hoành, cùng với di căn đến phổi, gan, xương, tuyến thượng thận, não. Ung thư tại chỗ có thể xâm lấn đến da, khiến da bị lở loét, chảy nước, xâm lấn đến cơ ngực lớn, cơ ngực nhỏ, cơ gian sườn và xương sườn gây ra triệu chứng tương ứng. Khi có một trong các dấu hiệu ung thư vú như trên thì người bệnh cần nhanh chóng đi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và được chẩn đoán bệnh sớm, có phương pháp điều trị ung thư vú hiệu quả và phù hợp.

Cách tự khám vú với chị em phụ nữ trên 20 tuổi

Đứng hoặc ngồi trước gương:

Hai tay xuôi, quan sát các thay đổi ở vú như u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.

Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.

Chống hai tay lên hông, làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.

Quan sát ở cả tư thế chính diện và nghiêng.

Sờ nắn khi đứng hoặc ngồi

Đầu tiên, hãy đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài.

Kiểm tra từng vùng của vú và cả nách. Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra không. Sau đó tiến hành tương tự với vú bên trái.

Sờ nắn khi nằm

Hãy nằm ngửa một cách thoải mái, đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái và dùng tay kiểm tra như thao tác đứng trước gương ở trên. Lần lượt đổi bên thực hiện khám bên vú còn lại.

Nếu không may bạn có những triệu chứng trên hãy đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế để chắc chắn về bệnh tình của mình, tìm hiều những phương pháp điều trị ung thư vú thật kỹ, lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp với mình nhất.

Các Giai Đoạn Và Cách Xác Định Chính Xác Bệnh Ung Thư Đại Tràng

Ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, phổi, gan. Do đó cần hiểu bệnh và phát hiện, chữa trị kịp thời.

Ung thư đại – trực tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già là phần cuối cùng của ống tiêu hóa

4 giai đoạn của ung thư trực tràng

Giai đoạn 0: ung thư ở giai đoạn rất sớm, chỉ mới xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của đại tràng hoặc trực tràng.

Giai đoạn I: Ung thư lan rộng ra thành trong của đại tràng hoặc trực tràng.

Giai đoạn II: Ung thư đã lan ra bên ngoài đại tràng hoặc trực tràng tới các mô lân cận, nhưng chưa tới hạch.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan sang các hạch lân cận, nhưng chưa tới các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IV: ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể ung thư đại-trực tràng có xu hướng lan tới gan hoặc phổi.

Ở giai đoạn sớm ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ về sau mới có các triệu chứng rõ ràng như đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân lẫn máu như máu cá đau bụng… Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này còn đi kèm với các biểu hiện như chán ăn mệt mỏi sút cân…

Xác định chính xác bệnh ung thư trực tràng

Có rất nhiều cách để xác định chính xác bệnh ung thư trực tràng. Trong đó, người bị viêm loét đại tràng lâu ngày hoặc chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất béo và ít chất xơ là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nhất. Đối với những người có tiền sử gia đình (bố mẹ hoặc anh, em ruột) bị ung thư đại trực tràng nguy cơ mắc phải bệnh cao gấp 2-3 lần người bình thường.

– Thử máu: để biết người bệnh có thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu). Đa số bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại – trực tràng bị thiếu máu do chảy máu số lượng ít ở bướu kéo dài.

– Chụp mạch máu (angiography): đôi khi cần chụp để khảo sát mạch máu của khối ung thư để khi mổ biết trước tránh chảy máu nhiều khi cắt bỏ ung thư.

– Xét nghiệm chức năng gan : vì ung thư đại – trực tràng có thể di căn qua và gây rối loạn ở gan.

– Sinh thiết: khi nội soi đại tràng, nếu thấy có tổn thương thầy thuốc sẽ lấy một mẩu mô đem thử và xem dưới kính hiển vi để xác định có tế bào ung thư hiện diện hay không.

– Siêu âm: sóng siêu âm chỉ cho hình ảnh nội tạng trong cơ thể. Đây là xét nghiệm ít tiền và tiện dụng ở mọi nơi.

Có hai loại siêu âm đặc biệt: Siêu âm qua nội soi trực tràng để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư trực tràng và siêu âm trong khi mổ để tìm di căn gan.

– X quang phổi: xét nghiệm này để biết ung thư có di căn qua phổi không.

Xét nghiệm là cách nhanh nhất để phát hiện ra bệnh ung thư đại tràng

Xét nghiệm có thể tìm ra ung thư ở giai đoạn rất sớm và do vậy sẽ giúp làm tăng kết quả điều trị. Xét nghiệm còn có thể giúp phòng ngừa ung thư bằng cách cho phép thầy thuốc cắt bỏ pôlíp trước khi chúng trở thành ung thư.

Có nhiều xét nghiệm:

– Stool blood test (còn gọi là Fecal occult blood test-FOBT):

Test này giúp phát hiện chảy máu ở mức độ vi thể trong đại tràng. Nếu test dương tính sẽ làm thêm các xét nghiệm khác sâu hơn như nội soi đại tràng để tìm nguyên nhân chảy máu.

– Nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm:

Ống soi sigma mềm và có đường kính bằng ngón tay. Ống nội soi được đưa qua hậu môn và lên cao. Ống soi cho phép thầy thuốc quan sát trong lòng hậu môn-trực tràng và đại tràng sigma để tìm ung thư và pôlíp.

– Chụp X quang đại tràng có cản quang:

Bệnh nhân được cho dùng thuốc xổ vào ngày hôm trước, sáng hôm sau cho thụt tháo lại, rồi được bơm chất cản quang vào và chụp X quang.

Người bệnh cần lưu tâm đến sức khoẻ và khám, chữa trị kịp thời căn bệnh quái ác.

Xác Định Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ

Ở nước ta, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan, nam giới bị mắc nhiều hơn nữ giới; ước tính mỗi năm có khoảng hàng chục ngàn người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 89% các trường hợp. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Theo các nhà khoa học, ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer) có tỷ lệ khoảng 10 – 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung cancer) xảy ra khá phổ biến hơn chiếm tỷ lệ khoảng 85%; đây là bệnh lý cần được quan tâm đối với các trường hợp ung thư phổi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Ung thư phổi không tế bào nhỏ do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau gây nên như hút thuốc lá, tiếp xúc với chất amian, tiếp xúc với bụi phóng xạ và radon, nhiễm khuẩn virút, di truyền, ô nhiễm không khí…

Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85% ung thư phổi

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi với tỷ lệ khoảng 80 – 90% các trường hợp. Nguy cơ ung thư phổi thường tăng theo thời gian và số lượng thuốc lá được hút. Người hút một gói thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ mắc ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động cũng được ghi nhận các trường hợp người sống cùng nhà với người hút thuốc lá có thể tăng 30% nguy cơ bị ung thư phổi so với người không ở cùng hoàn cảnh của môi trường.

Tiếp xúc với chất amian là một yếu tố nguy cơ, người hút thuốc lá có tiếp xúc với chất amian có nguy cơ bị mắc ung thư cao gấp 90 lần so với người không tiếp xúc.

Giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu.

Bụi phóng xạ và radon cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, người tiếp xúc với mức độ radon cao tại nhà ở dễ mắc ung thư phổi hơn là người không tiếp xúc.

Ô nhiễm không khí với nhiều khói bụi có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.

Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao vì bệnh thường được chẩn đoán vào giai đoạn muộn và đã tiến triển nên cần tăng cường hiệu quả hoạt động tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi. Gần đây phương pháp chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc năng lượng thấp được chấp nhận như là một biện pháp tầm soát cho đối tượng nguy cơ cao như hút thuốc lá nhiều năm liền với khoảng trên 30 gói thuốc lá mỗi năm.

Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ thường căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Về lâm sàng: biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Trong giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và được chẩn đoán qua tầm soát hoặc phát hiện tình cờ qua chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng thường được chia ra làm ba nhóm gồm triệu chứng tại chỗ, tại vùng; triệu chứng do di căn xa và các hội chứng cận ung thư.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Ho gặp trong khoảng 80% bệnh nhân, thường thấy thay đổi về tần suất và mức độ trên người hút thuốc, có thể ho khan hoặc kèm theo khạc đờm.

Ho ra máu; viêm phổi tái nhiễm ở một vị trí.

Tràn dịch màng phổi; đau ngực.

Đau vai, tay của hội chứng Pancoast Tobias.

Hội chứng Horner như sụp mí, co đồng tử, không ra mồ hôi nửa mặ.

Triệu chứng do chèn ép như khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên…

Các triệu chứng do di căn não và xương, chèn ép tủy sống… có biểu hiện tùy theo từng trường hợp. Di căn não thường có triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhận thức và vận động, có triệu chứng thần kinh khu trú… Di căn xương thường có triệu chứng đau, giới hạn vận động và cảm giác… Trường hợp chèn ép tủy sống thường có triệu chứng như cảm giác tê, yếu, mất vận động chi…

Các hội chứng cận ung thư gồm: trường hợp không đặc hiệu thường bị sụt cân, có hoặc không kèm theo biểu hiện chán ăn.

Hội chứng tăng tiết kháng lợi niệu SIADH (syndrome of inappropriate antidiuretic hormone secretion).

Hội chứng tăng tiết ACTH (adrenocorticotropic hormone); hội chứng Lambert-Eaton.

Hội chứng phì đại xương khớp do phổi; hội chứng carcinoid.

Các hội chứng huyết học hiếm gặp khác như thiếu máu, tăng bạch cầu…

Về cận lâm sàng: các xét nghiệm thực hiện sẽ giúp cho việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt ung thư phổi không tế bào nhỏ một cách rõ ràng. Chẩn đoán hình ảnh bằng phim chụp X-quang lồng ngực thẳng và nghiêng; chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, vùng chậu, chụp cộng hưởng từ MRI (magnetic resonance imaging) não, xạ hình xương, chụp PET (positron emission tomograpgy)toàn thân khi cần.

Sử dụng các chất chỉ điểm khối u xác định dấu hiệu sinh học bướu giúp chẩn đoán xác định khối u nguyên phát tại phổi hay chẩn đoán phân biệt khối u di căn từ vị trí khác; các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán xác định gồm SCC, CEA, Cyfra 21-1, ProGRP, NSE…; các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán phân biệt di căn phổi gồm CA 125, CA 15-3, CA 19-9, PSA…

Sử dụng các phương pháp lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh như: nội soi phế quản để chải rửa tế bào, sinh thiết khối u; chọc hút chẩn đoán tế bào hoặc sinh thiết khối u, hạch trung thất dưới hướng dẫn siêu âm qua nội soi EBUS (endoscopic bronchial ultrasound), EUS (endoscopic ultrasound); chọc hút kim nhỏ chẩn đoán tế bào tế bào học FNAC (fine needle aspiration cytology) hoặc sinh thiết lõi kim SB (score biopsy) khối u hoặc tổn thương di căn trực tiếp hay dưới hướng dẫn siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán; cắt khối u hoặc sinh thiết khối u qua phẫu thuật mở hoặc nội soi lồng ngực hay trung thất VATS (video-assisted thoracoscopy), VAM (video-assisted mediastinoscopy).

Ngoài ra, sử dụng phương pháp nội soi phế quản để xác định chẩn đoán và đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.

Về chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, sinh học phân tử

Chụp cộng hưởng từ MRI phổi

Chẩn đoán tế bào học qua các bệnh phẩm được lấy từ soi phế quản để rửa phế quản, rửa phế quản – phế nang, chải phế quản, chọc hút xuyên phế quản dưới hướng dẫn siêu âm EBUS; bệnh phẩm được lấy từ các dịch khoang cơ thể như dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch não tủy; bệnh phẩm được lấy từ dịch chọc hút bằng kim nhỏ FNA (fine needle aspiration) như chọc hút hạch bằng kim nhỏ, chọc hút mô mềm, chọc hút phổi bằng kim nhỏ, chọc hút các tổn thương di căn bằng kim nhỏ…; bệnh phẩm được lấy từ đờm; việc chẩn đoán tế bào học sẽ giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại tế bào học ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Chẩn đoán mô bệnh học qua các bệnh phẩm được lấy từ soi phế quản để sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên phế quản, sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm nội phế quản EBUS; bệnh phẩm được lấy từ sinh thiết khối u phổi hay sinh thiết phổi-màng phổi dưới chụp cắt lớp điện toán; bệnh phẩm được lấy qua phẫu thuật lồng ngực như phẫu thuật ngực hở, phẫu thuật qua nội soi dưới màn hình video VATS, nội soi trung thất; bệnh phẩm được lấy từ sinh thiết màng phổi như sinh thiết màng phổi bằng kim (kim Abrams, kim Castelain…), sinh thiết màng phổi qua nội soi; bệnh phẩm được lấy từ sinh thiết các tổn thương di căn như hạch lympho, mô mềm thành ngực, mô mềm dưới da, mô xương; bệnh phẩm được lấy từ đúc khối tế bào (cell block) của dịch màng phổi, dịch màng tim; việc chẩn đoán mô bệnh học sẽ giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại mô học ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Chẩn đoán sinh học phân tử với các kỹ thuật đều thực hiện được trên các mẫu bệnh phẩm mô bệnh học và tế bào học. Ngoài ra, xét nghiệm sinh học phân tử còn thực hiện được trên mẫu bệnh phẩm huyết tương chủ yếu để phát hiện các đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì EGFR (epidermal growth factor receptor) mắc phải hay thứ phát sau khi được điều trị các thuốc kháng tyrosine kinase (TKIs), trong đó quan trọng nhất là đôt biến T790M tại exon 20 của gen EGFR. Trong một số trường hợp mẫu bệnh phẩm mô bệnh học hay tế bào học không đủ số lượng tế bào để chẩn đoán sinh học phân tử, có thể dùng mẫu bệnh phẩm huyết tương để chẩn đoán đột biến EGFR.

Các kỹ thuật đang được sử dụng trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm: giải trình tự gen trực tiếp như Sanger Sequensing, RealTime-PCR (polymerase chain reaction), ddPCR, PCR kỹ thuật số; giải trình tự gen chọn lọc như Pyro Sequensing; giải trình tự gen thế hệ mới như Next Generation Sequensing. Các xét nghiệm sinh học phân tử (molacular pathology) gồm: Xét nghiệm chẩn đoán đột biến gen EGFR sử dụng bằng nhiều phương pháp như giải trình tự gen trực tiếp Sanger, kỹ thuật RealTime-PCR, kỹ thuật PCR kỹ thuật số; giải trình tự gen chọn lọc Pyro Sequensing; giải trình gen thế hệ mới. Xét nghiệm chẩn đoán các biểu hiện tái sắp xếp gen ALK (anaplastic lymphoma kinase) và ROS1 (repressor of silencing 1) chủ yếu dùng nhuộm lai ghép gen tại chỗ FISH (fluorescence in situ hydridization) và kỹ thuật hóa mô miễn dịch. Xét nghiệm chẩn đoán các điểm kiểm soát miễn dịch PD-1/PD-L1 trong điều trị miễn dịch với sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch với các dấu ấn sinh học đặc hiệu. Xét nghiệm chẩn đoán các loại đột biến gen khác như BRAF V600E, HER-2, MET, PIK3CA, KRAS…

Các hình thái mô học của ung thư phổi không tế bào nhỏ được phân loại chủ yếu dựa vào phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015. Tuy nhiên trong ung thư phổi không tế bào nhỏ có các loại mô học quan trong cần chú ý gồm: ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) với các nhóm mô học cần chú ý là ung thư biểu mô tuyến tại chỗ AIS (adenocarcinoma in situ), ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu MIA (minimally invasive adenocarcinoma), ung thư biểu mô tuyến xâm lấn IA (invasive adenocarcinoma), ung thư biểu mô tế bào vảy SCC (squamous cell carcinoma), ung thư biểu mô tuyến – vảy AC (adenosquamous carcinoma), ung thư biểu mô tế bào lớn LCC (large cell carcinoma). Các bướu nội tiết thần kinh của phổi NT (neuroendocrine tumors), ung thư biểu mô dạng sarcôm SC (sarcomatoid carcinoma).

Chẩn đoán xác định: chẩn đoán xác định bệnh ung thư phổi phải dựa vào giải phẫu bệnh trong tình huống có thể thực hiện được, việc chẩn đoán giải phẫu bệnh giúp xác định chính xác loại mô học và các dấu hiệu sinh học phân tử để định hướng điều trị chuẩn xác hơn. Một số trường hợp ung thư phổi giai đoạn sớm được phát hiện tình cờ hoặc tầm soát qua chụp cắt lớp điện toán lồng ngực biểu hiện dưới dạng nốt nhỏ cần được đánh giá và cân nhắc xử trí một cách thận trọng để tránh bỏ qua cơ hội điều trị khỏi cho một số bệnh nhân. Chẩn đoán tổn thương phổi kích thước nhỏ với các tổn thương nốt phổi kích thước từ 8mm trở lên cần được lưu ý đánh giá, xử trí theo kích thước và nguy cơ ác tính quy định; các tổn thương nốt phổi nhỏ dưới 8 mm cũng cần được theo dõi định kỳ sát sao bằng chụp cắt lớp vi tính lồng ngực từ mỗi 3 – 12 tháng tùy theo ước lượng nguy cơ ác tính với dấu hiệu lâm sàng, tính chất hình ảnh học của tổn thương. Chẩn đoán giai đoạn phát triển của ung thư được áp dụng theo bảng phân loại TNM8 của Hội Nghiên cứu Ung thư Phổi Thế giới IASLC (the international association for the study of lung cancer) xây dựng gồm: u nguyên phát (T), hạch vùng (N), di căn xa (M); việc phân loại giai đoạn lâm sàng cũng rất quan trọng vì giúp xác định chiến lược điều trị và tiên lượng bệnh nhân từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV.

Lời khuyên của thầy thuốcNhư trên đã nêu, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 85% trường hợp ung thư phổi và thường được phát hiện muộn nên tỷ lệ tử vong cao đến 89%. Vì vậy ngoài phát hiện tình cờ bệnh qua chẩn đoán hình ảnh, việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư là vấn đề rất cần thiết đối với những người có các yếu tố nguy cơ. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để giúp phát hiện, chẩn đoán xác định bệnh sớm nhằm có biện pháp xử trí điều trị phù hợp. Đừng để bệnh diễn biến nguy kịch do phát hiện muộn nguy cơ dẫn đến tử vong là điều không thể tránh khỏi.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xac-dinh-ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho-n152091.html)