Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chữa Bệnh Ung Thư Giai Đoạn Cuối Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cách Chữa Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối

CÁCH CHỮA BỆNH UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI

1. Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi có chữa được không? Hiện có nhiều biện pháp điều trị ung thư phổi. Việc điều trị bệnh theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình hình phát triển, loại ung thư phổi… Một số phương pháp điều trị ung thư phổi đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

1.1 Phẫu thuật ung thư phổi

Đầu tiên trong phương pháp điều trị ung thư phổi là phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, đặc biệt là với những trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là bởi khi đó khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều nên đáp ứng điều trị khá tốt. Phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u và bóc hạch.

Sau phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh của người bệnh ung thư phổi là rất cao. Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 50%. Tuy nhiên, tại nước ta, số trường hợp được phát hiện bệnh sớm là rất ít nên phương pháp phẫu thuật thường ít khi được thực hiện và hiệu quả không tốt như kỳ vọng. Vì thế còn tùy vào tình trạng bệnh.

1.2 Xạ trị ung thư phổi

Khi xét đến ung thư phổi và cách điều trị, xạ trị là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong trường hợp khối u to nhưng chưa lây lan đến những cơ quan khác. Xạ trị sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,…) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, làm khối u phát triển chậm hơn. Với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III, không được chỉ định phẫu thuật có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự để thu được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày là: chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,… Một số biến chứng muộn sẽ xuất hiện sau đó là: viêm ra, đau rát, khô da, sưng tấy da, viêm gan, xơ gan,… Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể trạng.

Ung thư phổi xạ trị sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, thể trạng của bệnh nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng,…Vì thế bạn cần có lối sống ăn uống khoa học.

Ung thư phổi và cách điều trị hóa chất chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lây lan rộng. Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 để làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

Do thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Vì vậy, phương pháp điều trị ung thư phổi này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,…

1.4 Điều trị đích ung thư phổi

Vậy điều trị miễn dịch ung thư phổi ra sao? Điều trị miễn dịch giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch như Durvalumab, Pembrolizumab,… Tuy nhiên, giá các loại thuốc này thường rất cao.

Nên lưu ý trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư phổi dễ gặp một số biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân có thể thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ sau đây để hoàn thành phác đồ điều trị:

Châm cứu: sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đớn, căng thẳng, lo lắng,…

Massage, yoga, ngồi thiền: giúp cơ thể người bệnh ung thư phổi được thư giãn, thoải mái, giảm đau ngực, cổ, lưng và vai gáy, giảm lo âu, căng thẳng,… góp phần nâng cao hiệu quả trị liệu.

Sử dụng thảo dược: kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của hóa, xạ trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để tránh tiền mất tật mang.

Sử dụng tinh dầu: mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân, giảm một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, muộn phiền,… Các loại tinh dầu bệnh nhân ung thư phổi có thể dùng là tinh dầu bạc hà, hương thảo, hoa nhài,…

Công ty hàng đầu Tp. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh Tâm và Đức, chăm sóc người già chuyên nghiệp.

Với nhiều chuyên môn đào tạo chuyên sâu như chăm sóc ăn uống, vệ sinh, xoa bóp cơ thể, dìu đi lại, chăm sóc vết loét, hút đàm, ăn bằng ốm, tập vật lý trị liệu… Đội ngũ nhân viên chăm sóc tại Tâm Và Đức đủ kiến thức chuyên môn và sức khỏe đảm nhận tốt công việc.

Được sự hướng dẫn tận tình, đào tạo thực hành bài bản bởi ban lãnh đạo tâm huyết, yêu nghề. Tin rằng, sẽ không một đơn vị nào có thể chuyên nghiệp hơn chúng tôi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà … Với Tâm Và Đức, bạn trao cho chúng tôi niềm tin, chúng tôi sẽ gửi lại bạn tấm lòng mình.

Chữa Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Được Không?

Căn bệnh ung thư là căn bệnh rất đáng sợ và khá phổ biến. Sự đáng sợ của nó nằm ở chổ đa số các trường hợp mắc bệnh được phát hiện khi bệnh đã trong giai đoạn cuối. Trong đó có bệnh ung thư phổi, vậy trị ung thư phổi giai đoạn cuối được không?

Có nhiều con đường có thể dẫn tới bệnh ung thư phổi, trong đó lý do thói quen hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân chính được xác định gây bệnh. Vậy chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần sự lạc quan

Cũng như các căn bệnh ung thư khác khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối rất khó khăn. Vì thế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối nhiều người chỉ nghĩ tới cái chết. Họ nghĩ việc chữa bệnh chỉ thêm vô ích và từ bỏ hoàn toàn cơ hội sống.

Sau khi được đưa đến điều trị tại bệnh viện, luôn lạc quan và chấp hành tốt những yêu cầu, phác đồ điều trị từ bác sỹ.

Nếu không may mắn mắc bệnh này, tất cả người bệnh nên dũng cảm đối diện. Nếu được điều trị tốt tiên lượng cao cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý có thể đẩy lùi được bệnh.

Phòng ngừa ung thư phổi giai đoạn cuối

Tuy nhiên, các bác sỹ luôn khuyên các bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa và tầm soát hiệu quả. Bằng cách:

-Nói không với thuốc lá, tất cả các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cần loại bỏ.

-Khi thấy các dấu hiệu ung thư phổi cần khám ngay lập tức, không để tới lúc nặng mới khám. 1 vài triệu chứng hay gặp cần cảnh giác như: ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực khó thở, thở khò khè, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn,

-Duy trì khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc tầm soát bệnh.

-Phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống tích cực: vận động thường xuyên, chăm chỉ tập thể dục, tăng cường chất xơ từ thực phẩm hằng ngày như cam, nho, táo…

Theo Bệnh viên ung bướu HV

Chữa Bệnh Ung Thư Giai Đoạn Cuối Với Thuốc Nam?

Khi chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối thì chữa bằng xạ trị, hóa trị, kéo dài sự sống có phải là cách duy nhất và có nên dùng thuốc nam? Liệu chữa ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam có hiệu quả?

Ung thư giai đoạn cuối có thể chữa khỏi tùy theo bệnh, thời kỳ của bệnh và tùy vào cơ địa của từng người. Còn những dạng bướu đặc thì nên phẫu thuật rồi bổ sung hóa trị, xạ trị.

Thuốc nam chỉ có tác dụng bồi bổ thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tạo sức đề kháng chứ không thể chữa khỏi bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu bệnh có thể khỏi nhanh, còn giai đoạn cuối thì thời gian tái phát bệnh nhanh hay chậm tùy vào tiến trình điều trị, loại bệnh và thể trạng bệnh nhân.

Về chế độ ăn uống, cần thực hiện chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…, tránh ăn quá ngọt, quá béo. Cần thường xuyên đổi món để tạo cảm giác ngon miệng. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ.

Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn như canh, súp, cháo, nước ép… Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi như phô mai, bánh quy, nho khô… Nên cố gắng vận động cơ thể nhẹ nhàng để tăng cảm giác ngon miệng.

Lưu ý, không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ, và nếu nôn vào buổi sáng thì nên cố gắng ăn thức ăn khô (đối với hóa trị). Trước khi hóa trị hoặc xạ trị vài giờ chỉ nên ăn nhẹ.

Vậy chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam là không hoàn toàn chính xác nhưng thuốc nam lại hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sau khi điều trị.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Anh Trưởng Trung tâm Ung bướu – Y học hạt nhân, BV Nhân dân 115

Ung Thư Giai Đoạn Cuối

Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn cuối của bệnh nhân phải đối mặt với bệnh tật. Khi người thân của bạn bị ung thư và đang ở giai đoạn cuối hãy tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân để bệnh nhân có thể cảm thấy thoải mái trong giai đoạn cuối đời.

Người thân của bạn mắc bệnh ung thư và đã thử nhiều phương pháp điều trị nhưng không thành công. Thât khó để quyết định khi nào nên dừng điều trị. Ung thư vẫn có thể tiếp tục lây lan thậm chí với sự chăm sóc tốt nhất. Không dễ dàng để chấp nhận điều này, nhưng điều tốt nhất có thể làm lúc này đó là ngừng điều trị, thay vào đó tập trung chăm sóc để giữ cho bệnh nhân thoải mái và bớt đau đớn.

1. Các liệu trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất trong lần đầu tiên

Khi khối u được điều trị lần đầu, chúng ta đều hi vọng liệu trình điều trị sẽ diệt các tế bào ung thư và ngăn các tế bào này quay trở lại. Thế nhưng nếu khối u vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí ngay cả khi đang điều trị, cơ hội khỏi bệnh nhờ việc điều trị sẽ thấp hơn.

Điều này đặc biệt đúng với các khối u rắn như khối u ở vú, ruột, phổi và mô liên kết. Các bác sỹ sẽ biết được các loại ung thư phát triển hoặc thu nhỏ như thế nào theo thời gian và phản ứng của chúng với các liệu pháp điều trị như thế nào. Họ nhận thấy rằng việc điều trị qua nhiều lần sẽ có ít hoặc không mang lại nhiều tác dụng.

2. Khi nào nên cân nhắc việc dừng điều trị ung thư?

Nếu bệnh nhân đã trải qua ba lần điều trị khác nhau và khối u vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng, việc điều trị những lần sau thường không khiến họ cảm thấy tốt hơn hoặc tăng cơ hội sống lâu hơn. Ngược lại, việc điều trị thêm có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, rút ngắn thời gian còn sống và giảm chất lượng cuộc sống trong thời gian còn lại của bệnh nhân.

Mặc dù vậy, gần như một nửa số người mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục hóa trị liệu – thậm chí khi bệnh không còn chút cơ hội tiến triển. Họ tiếp tục chịu đựng đau đớn khi không cần thiết phải như vậy.

3. Ngưng điều trị như thế nào?

Thật khó cho cả bệnh nhân và bác sỹ khi trao đổi về việc dừng các liệu pháp điều trị và tập trung vào việc chăm sóc ung thư giai đoạn cuối. Bệnh nhân hoặc người nhà cần chủ động đề xuất. Bác sỹ sẽ có câu trả lời rõ ràng với tất cả những câu hỏi bạn đưa ra.

Bạn cần hiểu rõ căn bệnh đang ở mức độ nào. Hãy hỏi kỹ bác sỹ xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh ung thư và còn sống được bao lâu nữa. Không thể có câu trả lời hoàn toàn chính xác, tuy nhiên bác sỹ sẽ có thể đưa ra một khoảng thời gian nào đó, vài tháng hoặc vài năm. Và bạn cần biết rõ là liệu điều trị thêm có giúp sống lâu hơn không. Hãy để bác sỹ giải thích những rủi ro và lợi ích của việc điều trị.

Trong suốt quá trình điều trị, bạn có thể được hỗ trợ để giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Nếu bạn quyết định không điều trị thêm nữa thì đây là lúc tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối.

4. Chăm sóc ung thư giai đoạn cuối giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Chăm sóc ung thư giai đoạn cuối là sự hỗ trợ về thể chất, tinh thần và tâm linh cho bệnh nhân vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Công việc này không có nghĩa là điều trị mà là giúp giảm bớt đau đớn cùng các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối còn giúp bệnh nhân dành hầu hết quãng thời gian còn lại bên gia đình.

5. Khi nào là thích hợp để thực hiện chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối?

Khi các liệu pháp chữa trị không còn hiệu quả. Gia đình và bệnh nhân nên tìm đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối. Đó là lúc:

– Bác sỹ dự đoán bệnh nhân không sống thêm được quá sáu tháng

– Điều trị thêm không không còn tác dụng.

– Bệnh nhân muốn tập trung vào chất lượng cuộc sống trong quãng thời gian còn lại.

6. Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở đâu?

Phòng khám gia đình Việt Úc tiên phong là đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ với đối ngũ bác sĩ đầu ngành về chăm sóc giảm nhẹ và đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản cùng chuyên gia người nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà , Quý khách vui lòng liên hệ:

Website: PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC Địa chỉ: Tầng 1 Lô 6 Khu B – Tòa nhà Mandarin Garden (Gần Cổng 3) – Đường Hoàng Minh Giám – Cầu Giấy – Hà Nội Hotline miễn phí: 1800 6896 Email: contact@pkgdvietuc.com

https://pkgdvietuc.com/ Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!