Top 11 # Xem Nhiều Nhất Dau Hieu Ung Thu Lo Mui Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cac Dau Hieu Va Hinh Anh X Quang Nguc

Published on

Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc http://chiaseykhoa.com/sach-thuc-hanh-x-quang-nguc/

1. 27 PHẦN 2. CÁC DẤU HIỆU VÀ HÌNH ẢNH X-QUANG NGỰC Trong phần trước chúng ta đã đi qua những khái niệm cơ bản trong phân tích X-quang ngực thường quy và CT ngực. Khi khám lâm sàng trước tiên chúng ta cần phải biết ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rồi từ đó mới đi đến chẩn đoán bệnh (chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt). Cũng như vậy trong phân tích X-quang, chúng ta cũng cần biết các dấu hiệu (sign), các hình ảnh (pattern) bất thường – triệu chứng học X-quang, trước khi quyết định chẩn đoán. Bước phát hiện triệu chứng X-quang là bước quan trọng. X-quang là ngành khoa học mô tả nên để dễ nhận biết và dễ nhớ, người ta thường gán các dấu hiệu, hình ảnh bất thường phổ biến với hình ảnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày (thí dụ hình tổ ong, hình ria mép viên cảnh binh, hình lục lạc ngựa, kính mờ…). Các triệu chứng X-quang này cũng luôn cần được phân tích dưới đôi mắt của người nắm vững cơ chế sinh bệnh học để giải thích sự hình thành và tiến triển của các hình ảnh bất thường. Mặc dù việc đặt tên cho các dấu hiệu và hình ảnh X-quang sẽ đề cập sau đây có thể làm chúng ta khó nhớ nhưng đây là các thuật ngữ đã được chấp nhận và với các thuật ngữ này, chúng ta sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người làm lâm sàng và chuyên khoa X-quang ở tất cả mọi nơi. Trong phần này chúng ta sẽ kết hợp phát hiện, phân tích các dấu hiệu, hình ảnh X-quang trên cả phim ngực thường quy và phim CT ngực. 1. Dấu hiệu phế quản hơi (Air bronchogram sign) Chúng ta thường nói đến dấu hiệu này trong các tổn thương lấp đầy phế nang.

2. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 28 Hình 2.1. Dấu hiệu phế quản hơi trên X-quang thường quy (A) và CT (B).CT ngực cho thấy mờ nhu mô dưới màng phổi hai bên với hình phế quản hơi (mũi tên) trong một trường hợp viêm phổi. Đây là dấu hiệu có dạng vệt sáng, chia nhánh, thể hiện hình ảnh phế quản hay tiểu phế quản đi qua một vùng nhu mô phổi mờ, không có không khí (hình 2.1). Dấu hiệu phế quản hơi cho thấy là hình mờ quanh nó có bản chất là nhu mô phổi chứ không phải là trung thất hay màng phổi. Các tổn thương nhu mô phổi có thể thấy hình ảnh này là viêm phổi nhiễm khuẩn (thường chỉ thấy ở giai đoạn đầu), ho máu, phù phổi, sarcoidosis… Cũng có thể thấy trong xẹp phổi không do tắc nghẽn phế quản trung tâm. Mặc dù ung thư có khuynh hướng tạo các tổn thương dạng u đặc nhưng hình phế quản hơi cũng có thể thấy và là đặc trưng của u lymphoma và ung thư tế bào phế quản-phế nang. 2. Dấu hiệu hình liềm hơi (Air crescent sign) Một khối phát triển trong một hang có sẵn, hoặc một vùng viêm phổi đang hoại tử và tạo hang, có thể tạo một khoảng khí giữa nội dung bên trong và thành hang và cho hình ảnh liềm hơi (hình 2.2). Khối bên trong thông thường là khối u nấm. Hình 2.2. Hình dấu hiệu liềm hơi. CT cho thấy tổn thương phổi dạng nốt ưu thế dưới màng phổi do thuyên tắc nhiễm khuẩn. Một số tổn thương nốt hóa hang và tạo ra hình ảnh liềm hơi (mũi tên).

3. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 29 3. Dấu hiệu phồng rãnh liên thùy (Bulging fissure sign) Kinh điển đây là hình ảnh viêm phổi thùy do K.pneumonia. Sự lan rộng toàn bộ một thùy của tổn thương làm cho rãnh liên thùy phồng. Hình 2.3. Hình dấu hiệu rãnh liên thùy phồng. Trên phim thẳng (A) và nghiêng (B) là hình ảnh viêm phổi thùy, thường do K.pneumonia. Trên phim nghiêng thấy ranh giới dưới là kết hợp của hai đoạn rãnh liên thùy (rãnh liên thùy nhỏ phía trước – mũi tên ngắn và đoạn trên của rãnh liên thùy lớn phía sau – mũi tên dài). 4. Dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục (Continuous diaphragm sign) Bình thường theo nguyên lý dấu hiệu bóng, phần cơ hoành dưới bóng tim không nhìn thấy vì tim, cơ hoành và gan cùng nằm trên một mặt phẳng và cùng cản tia dạng nước. Trong trường hợp giữa tim và cơ hoành có một khoảng khí chúng ta sẽ thấy bờ của gan liên tục dưới bóng tim hay là dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục. Dấu hiệu này cho phép chúng ta chẩn đoán có tràn khí trung thất. Hình 2.4. Dấu hiệu cơ hoành liên tục. Trên phim ngực thẳng có hình ảnh tràn khí trung thất, cơ hoành nhìn thấy liên tục (mũi tên). Khí trung thất cũng được nhìn thấy ở vùng cổ hai bên (mũi tên không liền nét). 5. Dấu hiệu mạch đồ trên CT (CT angiogram sign) Dấu hiệu mạch đồ trên CT dùng để chỉ hình ảnh mạch máu có thuốc cản quang trong một vùng phổi kém thông khí. Các mạch máu được

4. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 30 nhìn thấy ưu thế tương phản với nền phổi mờ kém cản tia hơn (hình 2.5). Hình ảnh này gặp trong ung thư tế bào phế quản-phế nang, lymphoma và cũng có thể thấy trong trong các bệnh lý khác, trong đó có viêm phổi nhiễm khuẩn. Hình 2.5. Hình dấu hiệu mạch máu đồ. Trên phim CT có cản quang chúng ta thấy hình ảnh ung thư tế bào phế quản-phế nang thùy dưới trái. Các mạch máu phổi (mũi tên) thấy rõ trên nền nhu mô phổi cản tia kém hơn. 6. Dấu hiệu rãnh sâu (Deep sulcus sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng tràn khí màng phổi trên phim chụp tư thế nằm. Ở tư thế này khoang khí màng phổi sẽ không giống như trên phim thẳng đứng (khoảng khí nằm dọc thành bên lồng ngực). Chúng ta sẽ thấy vùng tràn khí lấn sâu vào phía trong lồng ngực, không mang hình dạng tràn khí thông thường, thường làm cho góc sườn và tâm hoành nhìn rõ trên phim. Hình 2.6. Hình dấu hiệu rãnh sâu. (A) Trên phim ngực thẳng tư thế nằm có hình ảnh tràn khí màng phổi hai bên. Khoang khí hai bên rộng, lấn sâu vào trong thành ngực (mũi tên). (B) Cũng trên phim ngực thẳng tư thế nằm của một bệnh nhân thở máy bị tràn khí màng phổi do khí áp. Trên phim chúng ta thấy mở rộng góc sườn hoành phải, tràn khí trung thất, dưới da ngực và cổ. 7. Dấu hiệu phổi rơi (Fallen lung sign) Dấu hiệu này chỉ một trường hợp phổi xẹp (thường do chấn thương

5. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 31 ngực gây xẹp phổi) kèm theo gãy phế quản làm cho phổi không còn được treo ở vị trí bình thường tương xứng với rốn phổi mà như bị rơi xuống thấp và ra ngoài (tư thế đứng) hay ra sau (tư thế nằm thấy trên CT). Hình ảnh này cần phân biệt với xẹp phổi do tràn khí màng phổi. Trong trường hợp tràn khí màng phổi, phổi xẹp và co lại theo hướng về rốn phổi. Hình 2.7. Dấu hiệu phổi rơi. Trên phim thẳng tư thế nằm một bệnh nhân chấn thương do tai nạn. Có tràn khí màng phổi ở bên phải tồn tại dai dẳng mặc dù đã được mở màng phổi đặt ống dẫn lưu. Điều này cho thấy khoảng trống màng phổi bên ngực phải không phải là do tràn khí màng phổi mà do xẹp phổi hậu quả của gãy một phế quản lớn. Phổi bị xẹp lại, rơi xuống dưới và ra ngoài thay vì co lại về phía trong, rốn phổi. 8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo thắt (Flat waist sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng trở nên phẳng ở bờ ngoài của hình lồi quai động mạch chủ và của động mạch phổi kế cận trên hình trung thất phim ngực thẳng. Hình ảnh này gặp trong trường hợp xẹp nặng thùy dưới bên trái và tạo ra sự dịch chuyển về phía bên trái và xoay tròn của tim. Hình 2.8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo. Trên phim thẳng cho thấy vùng thùy dưới bên trái trở nên mờ do xẹp. Chúng ta không còn thấy đường cong cơ hoành trái ở khoảng giữa (kết quả của hiện tượng dấu hiệu bóng). Phế quản thùy dưới trái trở nên đứng hơn bình thường (mũi tên ngắn). Sự dịch về phía trái và xoay của tim ở vùng xẹp phổi tạo ra hiện tượng phẳng của đường cong hình lồi quai động mạch chủ và đoạn động mạch phổi tiếp nối bên dưới (mũi tên dài). 9. Dấu hiệu ngón tay trong găng (Finger- in- glove sign) Trong bệnh nấm phổi – phế quản do Aspergillus. Biểu hiện bằng dị ứng thứ phát do quá mẫn, phế quản chứa dịch nhầy phế quản, xác tế bào, bạch cầu ái toan, sợi nấm. Phế quản tổn thương biểu hiện trên X-quang bằng những hình mờ hình dạng dễ nhận biết.

6. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 32 Hình 2.9. Dấu hiệu ngón tay trong găng. (A) Trên phim thẳng bệnh nhân bị xơ hóa nang và nấm dị ứng phổi – phế quản. Phế quản tiếp cận vùng tổn thương bị giãn căng chứa dịch nhầy, nhiều bạch cầu ái toan, tế bào thoái hóa và sợi nấm tạo nên hình ảnh ống và hơi giống khối u (mũi tên). Hình ảnh này có thể khu trú, thường ở đáy. Có thể lan tỏa dạng giãn phế quản. (B) Trên phim CT có hình giãn phế quản thùy dưới trái trong lòng chứa đầy dịch. 10. Dấu hiệu chữ S (Golden S sign) Khi một thùy bị xẹp quanh một khối u trung tâm sẽ làm cho nhu mô phổi vùng xẹp tăng đậm độ, co lại hướng về phía khối u trung tâm tạo thành một hình ảnh có chu vi lõm. Ở vùng trung tâm, khối u là hình ảnh có chu vi lồi. Liên kết hai bất thường tăng đậm độ cản tia này sẽ cho hình ảnh mờ có chu vi hình chữ S xuôi hoặc ngược. Dấu hiệu này khá quan trọng vì nó có ý nghĩa là có tắc nghẽn trung tâm và ở người lớn thì nhiều khả năng là ung thư phế quản. Hình 2.10. Dấu hiệu chữ S. (A) Phim thẳng của một bệnh nhân ung thư phế quản thùy trên phải. (B) CT cho thấy: khối u nội lòng phế quản làm xẹp thùy trên phổi phải và làm dịch chuyển rãnh liên thùy nhỏ (mũi tên không liền nét) về phía rốn phổi. Khối u tạo ra hình ảnh ranh giới lồi về phía nhu mô phổi (mũi tên liền nét). Bờ ngoài của các bất thường trên phim tạo thành hình chữ S ngược.

7. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 33 11. Dấu hiệu quầng sáng (Halo sign) Dấu hiệu này để chỉ một quầng mờ nhạt trên phim CT. Quầng mờ này bao quanh hoặc có dạng như vầng mờ đều quanh một tổn thương nốt hay vùng đông đặc mờ đậm hơn. Mặc dù hầu hết các nốt phổi gây chảy máu đều có thể tạo ra dấu hiệu này nhưng trên bệnh nhân leukemia, nếu thấy dấu hiệu trên thì cần nghĩ đến hiện tượng xâm nhiễm sớm của nấm Aspergillus. Hình 2.11. Dấu hiệu quầng sáng. Trên CT cắt ngang vùng đỉnh phổi cho thấy có nốt mờ và vùng đông đặc hai bên với quầng sáng mờ nhạt hơn (dạng kính mờ) bao quanh (mũi tên). Bệnh nhân leukemia và hình ảnh này gợi ý nhiễm nấm Aspergillus. 12. Dấu hiệu lồi Hampton (Hampton hump sign) Nhồi máu phổi sau thuyên tắc phổi tạo ra một vùng mờ bất thường trên X-quang ngực. Hình mờ này luôn tiếp xúc với màng phổi và có nhiều dạng khác nhau. Khi đường ranh giới trong có dạng tròn, nó được gọi là dấu hiệu lồi mà Hampton và Castleman mô tả. Hình 2.12. Dấu hiệu lồi Hampton. Trên CT cửa sổ phổi (A) chúng ta thấy một hình mờ ngay dưới màng phổi thùy dưới phổi trái (mũi tên). Hình mờ dạng lồi này là nhồi máu phổi sau thuyên tắc động mạch phổi. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi hai bên, hình ảnh hay gặp trong thuyên tắc động mạch phổi cấp. Trên

8. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 34 CT cửa sổ trung thất (B) chúng ta thấy hình ảnh mờ nhạt trong động mạch phổi trái dạng khuyết yên ngựa nối từ phân thùy lưỡi xuống thùy dưới (mũi tên) giải thích nguyên nhân tổn thương dạng lồi ở cửa sổ phổi. 13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành (Juxtaphrenic peak sign) Dấu hiệu này chỉ một hình ảnh bất thường nhỏ dạng tam giác làm mất đi hình dạng bình thường của bờ hoành. Đây là hình ảnh thứ phát sau tổn thương gây xẹp phổi ở phía trên. Hình ảnh này được tạo nên bởi hiện tượng kéo màng phổi hoặc rãnh liên thùy lớn và dây chằng dưới màng phổi. Hình 2.13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành: Trên phim thẳng một bệnh nhân đã được điều trị xạ trị cho thấy bên cạnh trung thất có hiện tượng xơ hóa trung thất hai bên và kéo rút vị trí rốn phổi cao hơn bình thường (mũi tên không liền nét). Cơ hoành trái cao hơn bình thường và có dấu hiệu móc nguyên nhân do mất thể tích phổi phía trên (mũi tên liền nét). 14. Dấu hiệu liềm khí (Luftsichel sign) Khi xẹp thùy trên trái, phân thùy đỉnh của thùy dưới là nơi nằm giữa quai động mạch chủ và thùy trên bị xẹp, có hiện tượng tăng ứ khí (hyperinflated). Khu vực này trở nên sáng hơn bình thường và có dạng hình liềm do bờ ngoài của quai động mạch chủ nằm ở phía trước che đi một phần phía trong của khu vực tăng ứ khí này. Dấu hiệu này thường thấy ở bên trái do tính chất giải phẫu hai bên khác nhau và bên phải có rãnh liên thùy nhỏ. Khi thấy dấu hiệu này cần nghĩ đến xẹp thùy trên và nhiều khả năng là ung thư phế quản ở người lớn. Hình 2.14. Dấu hiệu liềm khí: Trên phim thẳng (A) thấy một quầng sáng hình liềm

9. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 35 tiếp giáp với quai động mạch chủ (mũi tên). Chúng ta cũng thấy phổi trái mờ hơn, mất ranh giới bên trái của tim và cơ hoành trái cao hơn bình thường do xẹp thùy trên trái và dấu hiệu bóng. Trên phim nghiêng (B) chúng ta thấy rõ có dịch chuyển vị trí rãnh liên thùy lớn ra phía trước và mờ toàn bộ thùy trên trái (mũi tên). 15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy (Melting ice cube sign) Dấu hiệu này để chỉ sự xuất hiện của hiện tượng đang hồi phục (resolving) của nhồi máu phổi trên phim thẳng và CT, nhìn giống như hình ảnh tan chảy bề mặt khối băng từ ngoài dần vào trong. Hình ảnh này cần phân biệt với hình mờ do viêm phổi đang hồi phục. Trong trường viêm phổi hình mờ hồi phục có dạng lốm đốm. Hình 2.15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy: (A) Hình ngực thẳng một bệnh nhân nam 69 tuổi có bệnh sử 6 tuần ho, đau ngực, ho máu cho thấy mờ khoảng dưới màng phổi hai bên, gần góc sườn hoành (mũi tên) do nhồi máu phổi. (B) Phim CT ngực 2 tuần sau đó cho thấy có hình mờ ngoại vi hai bên (mũi tên), hình ảnh điển hình của nhồi máu phổi đang hồi phục. Hình ảnh này không có dạng hình nêm hoặc tròn của nhồi máu cấp. Sự hồi phục của nhồi máu từ ngoại vi vào trung tâm tạo ra hình ảnh giống như bề mặt băng đang tan chảy. 16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch (Ring around the artery sign) Dấu hiệu này để chỉ một hình tròn sáng rõ bao quanh động mạch phổi phải được nhìn thấy ở tư thế chếch trước trong một trường hợp tràn khí màng phổi.

10. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 36 Hình 2.16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch: (A) Hình ngực chếch trước đứng của một bệnh nhân có suy hô hấp cấp cho thấy có hình vành tròn sáng quanh động mạch phổi phải (mũi tên) nguyên nhân do tràn khí màng phổi trung thất. (B) Trên CT hình ảnh này thấy rõ hơn. 17. Dấu hiệu dầy màng phổi (Split pleural sign) Bình thường màng phổi tạng và màng phổi thành mỏng và sát nhau không nhìn thấy được trên CT ngực. Khi tràn dịch màng phổi dịch tiết, khoang màng phổi có dịch, màng phổi bị dầy lên tạo ra hình ảnh màng phổi rõ trên phim. Hình 2.17. Dấu hiệu dầy màng phổi trên CT ngực: Phim CT ngực có cản quang cho thấy màng phổi có dịch và hình ảnh lá thành, lá tạng màng phổi dầy và tách nhau. 18. Dấu hiệu Westermark (Westermark sign) Dấu hiệu này dùng để chỉ hiện tượng thiếu máu của phổi ở phía sau một động mạch phổi bị tắc do thuyên tắc động mạch phổi.

11. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 37 Hình 2.18. Dấu hiệu Westermark: (A) Trên phim ngực thẳng cho thấy hiện tượng thiếu máu của phổi phải, gọi là dấu hiệu Westermark. Phổi phải mạch máu giảm nhiều so với phổi trái và làm cho phổi phải trở nên sáng hơn. (B) CT cửa sổ phổi cho thấy rõ hơn hiện tượng giảm mạch máu phổi bên phải. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi bên phải. (C) CT cửa sổ trung thất cho thấy có huyết khối phát triển động mạch phổi lan sang cả nhánh phải (mũi tên). 19. Dấu hiệu cột sống (spine sign) Tổn thương ở thùy dưới phổi có thể sẽ không nhìn rõ trên phim thẳng. Trong trường hợp này phim nghiêng thường giúp nhìn rõ hơn khi có dấu hiệu cột sống. Bình thường các thân đốt sống trên phim nghiêng trở nên sáng dần từ trên xuống dưới. Khi có tổn thương phổi, sự sáng dần này trở nên bị gián đoạn. Hình 2.19. Dấu hiệu cột sống: (A) Phim thẳng của một bệnh nhân viêm phổi thùy dưới phổi trái. Chúng ta thấy đáy phổi trái mờ hơn bình thường. (B) Nhìn nghiêng cho thấy hình mờ này che lấp cột sống làm mất đi hiện tượng tăng sáng dần của cột sống từ trên xuống dưới. Đây là dấu hiệu điển hình của bất thường của thùy dưới, thường là viêm phổi, gọi là dấu hiệu cột sống.

14. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 40 Hình 2.22. Hình ảnh nang: (A) Hình ảnh nang trên một bệnh nhân bệnh u cơ trơn- bạch huyết (lymphangioleiomyomatosis): các nang thành mỏng phân bố đồng đều xen kẽ với những vùng phổi lành. (B) Hình ảnh dạng nang trên một bệnh nhân khí thũng phổi dạng trung tâm tiểu thùy. Ở đây ranh giới các hình tăng sáng không rõ, ở một số chỗ có hình ảnh động mạch trung tâm tiểu thùy (mũi tên). Tổn thương dạng này điển hình thường tập trung ở phần trên phổi. 23. Hình ảnh nốt (Nodular pattern) Hình ảnh nốt dùng để chỉ những hình mờ dạng tròn, đa dạng, thông thường kích thước 1mm-1cm. Trên X-quang ngực thường quy thường khó phân tách các nốt riêng rẽ do hình ảnh của chúng chồng lên nhau nhưng trên CT ngực chúng ta có thể thấy rõ các nốt riêng rẽ. Tùy theo kích thước, hình ảnh mờ dạng nốt có thể được mô tả như là các hạt kê (1-2mm), các nốt nhỏ, các nốt trung bình hoặc các nốt lớn. Các nốt có thể có thêm các đặc tính khác về ranh giới của chúng (đều hay không đều), có hay không hang, có dạng kính mờ hay không, có vôi hóa không, phân bố ở trung tâm hay ngoại vi… Hình 2.23. Hình ảnh nốt và dầy thành. (A) CT cho thấy hình ảnh nốt và dầy thành (mũi tên). Các nốt rải rác và các vùng mờ dạng kính mờ ở phổi phải. Dạng tổn

15. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 41 thương như vậy gợi ý nhiều tới ung thư phế quản nguyên phát lan theo đường bạch mạch một bên phổi. Nếu ung thư nguyên phát ngoài phổi lan theo đường bạch mạch thì tổn thương thường cả hai bên. (B) Hình ảnh nốt quanh mạch bạch huyết: CT một bệnh nhân trẻ bị sarcoidosis. Các nốt nhỏ đa dạng phân bố dọc theo phân chia mạch máu và phế quản (mũi tên liền nét). Đây là dạng phân bố quanh mạch bạch huyết điển hình của sarcoidosis. (C) Hình ảnh nốt trung tâm tiểu thùy phổi: Hình ảnh CT trên một thanh niên bị viêm phổi quá mẫn (còn gọi là bệnh viêm phế nang dị ứng) cho thấy có nhiều nốt mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiểu thùy phổi. (D) Hình ảnh nốt lao kê: Hình ảnh kê trên bệnh nhân bị lao lan tràn đường máu. Hình ảnh này cũng có thể gặp trong nấm phổi hoặc di căn ung thư. Hình ảnh nốt không đồng đều phân bố quanh mạch bạch huyết là đặc trưng của sarcoidosis. Trong bệnh này các nốt tụ lại mà trên vi thể tạo thành các u hạt không bã đậu hóa, phân bố dọc theo bó phế quản- mạch máu, vách liên tiểu thùy phổi, khu vực dưới màng phổi. Cũng có thể thấy hình ảnh này trong bệnh silicosis hoặc bụi phổi, tuy nhiên hiếm thấy ở giai đoạn muộn. Khi bệnh silicosis hoặc bụi phổi tiến triển, các nốt silic có thể tập trung lại và tạo thành xơ hóa mảng. Nhiều nốt nhỏ mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiêu thùy phổi là hình ảnh đặc trưng của viêm phế nang dị ứng cấp hoặc bán cấp. Những hình ảnh nốt nhỏ dạng kê có đường kính từ 1-3mm, ranh giới thường không đều thường là hình ảnh lao lan tràn theo đường máu, nấm phổi, ung thư di căn (thường là ung thư tế bào gai), u hạt Wegener, bệnh thấp phổi. Hình ảnh nốt phổi không đều phân bố dạng phế quản mạch máu là đặc trưng của lymphoma, leukemia, Kaposi sarcoma (hình 2. 23). 24. Hình ảnh mờ kiểu kính mờ (Ground-glass pattern) Hình ảnh kính mờ được định nghĩa như là hình ảnh mờ rất nhạt như mù sương làm giảm sáng hình ảnh phổi bình thường nhưng vẫn còn giữ ranh giới phế quản-mạch máu. Nguyên nhân là do khoảng khí ngoại vi bị lấp đầy một phần, mô kẽ bị dầy lên và xẹp phế nang. Hình ảnh này không nên nhầm với hình ảnh kết đặc phổi (consolidation). Trong trường hợp kết đặc phổi thì ranh giới phế quản-mạch máu bị mờ đi. Hình ảnh kính mờ có thể kết hợp với hình phế quản hơi. Hình ảnh kính mờ thông thường là không đặc hiệu. Trong một nghiên cứu bệnh nhân bị thâm nhiễm mạn tính được thực hiện sinh thiết khu vực có hình ảnh kính mờ cho thấy bệnh lý mô kẽ ưu thế chiếm 54%, tổn thương như nhau ở mô kẽ và phế nang chiếm 32% và tổn thương phế nang chiếm ưu thế là 14% (Leung AN và cs. Radiology 1993). Trong bệnh cảnh phổi cấp tính thì hình ảnh kính mờ là hình ảnh đặc trưng viêm phổi, xuất huyết phổi, phù phổi. Với bệnh nhân có suy giảm miễn dịch mắc phải thì hình ảnh

16. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 42 kính mờ khu trú hay tản mạn gợi ý nhiều viêm phổi do P.carinii. Ở những bệnh nhân ghép (ghép phổi, ghép tủy) thì hình ảnh này có thể là nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết phế nang. Hình ảnh kính mờ tản mạn hay dạng đốm có thể thấy trong viêm phế nang dị ứng, viêm phổi kẽ, báo hiệu hiện tượng xâm nhập vào phế nang, mô kẽ dịch viêm, tế bào viêm. Hình ảnh kính mờ đơn độc ở một khu vực nhỏ có thể thấy trong ung thư phế quản-phế nang giai đoạn sớm, dị sản biểu mô tuyến không điển hình. Hình 2.24. Hình ảnh kính mờ: CT trên một bệnh nhân viêm phổi lan tỏa cho thấy hình ảnh kính mờ hai bên. Hình ảnh phế quản và mạch máu còn nhìn thấy rõ. 25.Hìnhảnhphổimờdạngkhảm(Mosaicpatternoflungattenuation) Bình thường phổi mờ đi trong thì thở ra. Khi có hiện tượng tắc nghẽn và khí cạm, phổi còn sáng ở thì thở ra và cho thấy hình ảnh những mảng mờ không theo nguyên tắc giải phẫu trên mặt cắt ngang khác so với hình phổi bình thường. Trên CT ở khu vực khí cạm, phổi có vẻ sáng hơn ở thì thở ra. Bệnh lý tạo ra khí cạm ở thùy phổi hay phổi là ở các phế quản lớn trong khi khí cạm ở tầm phân thùy hay dưới phân thùy là ở các phế quản nhỏ. Bệnh lý giãn các tiểu phế quản thường thấy kết hợp với hiện tượng tạo hình ảnh dạng khảm này. Hình ảnh dạng khảm cũng còn được thấy trong các bệnh lý mạch máu như trong bệnh huyết khối-thuyên tắc (thromboembolic) mạn tính, co mạch phản xạ, gây ra hiện tượng giảm tưới máu từng khu vực phổi. Hình 2.25. Hình ảnh mờ dạng khảm: Hình mờ dạng khảm thì thở ra trên bệnh

18. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 44 Hình 2.26. Hình ảnh cành cây mọc chồi: (A) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản nhiễm khuẩn: các nốt nhỏ xen kẽ các vệt mờ dạng cành cây, có nhiều ở vùng ngoại vi (mũi tên). (B) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân xơ hóa nang cho thấy giãn phế quản, tiểu phế quản hai bên với hình mờ dạng cành cây mọc chồi ở ngoại vi phổi phải (mũi tên). Các hình mờ tạo nên từ sự ứ tích dịch tiết ở các tiểu phế quản. (C) Hình cành cây mọc chồi cả hai bên trên CT ngực bệnh nhân phổi hít (mũi tên). (D) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản toàn bộ tiểu thùy (mũi tên liền nét) và hình ảnh giãn phế quản (mũi tên không liền nét).

Phong Kham Tai Mui Hong Dong Phuong

Phòng khám Đa khoa Đông Phương được sự cấp phép và theo dõi hoạt động bởi sở y tế thành phố Hà Nội với nhiều chuyên khoa khác nhau, mạnh nhất về các chuyên khoa , tai mũi họng, nam khoa, phụ khoa, xương khớp… đã có được nhiều thành tựu đáng kể và không ít người tin cậy.

Đối với hoạt động khám và chữa bệnh, nhiều người đã tín nhiệm và tới khám, không chỉ dừng lại ở khu vực nội đô mà còn có rất nhiều bệnh nhân tới từ những địa phương khác với mong muốn có được những chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Cùng hoạt động ở trên thị trường dịch vụ y tế rất sôi động ở tại Hà Nội, tuy nhiên phòng khám đa khoa Đông Phương luôn có được sự tin tưởng của bệnh nhân và đây cũng là động lực để đội ngũ nhân viên phòng khám Đông Phương cố gắng hoàn thiện bản thân, cả về kỹ năng và y đức, cố gắng cho ra đời các dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn.

1, Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động

Một cơ sở chính quy đầu tiên cần được cấp phép hoạt động, đây cũng là sự đảm bảo của chính quyền về những điều kiện cơ bản để cơ sở y tế đó có khả năng tạo ra và cung ứng dịch vụ y tế. Như đã giới thiệu ở trên, phòng khám Đông Phương được cấp phép hoạt động bởi sở y tế thành phố Hà Nội sau khi đã đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về trình độ đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đăng ký kinh doanh, vệ sinh môi trường….

2, Hoạt động minh bạch

Phòng khám chỉ đáng tin cậy khi tất cả hoạt động của nó đều minh bạch, không hề có bất kỳ hành vi nào khuất tất sau cánh cửa phòng khám.

Dịch vụ y tế là một trong các ngành nghề vô cùng nhạy cảm, bởi thế mà có rất nhiều những vấn đề nhạy cảm đã phát sinh, kéo dài suốt nhiều năm làm bệnh nhân không khỏi ngần ngại như văn hóa phong bì hoặc cửa sau bệnh viện… Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích người bị bệnh, các trung tâm y tế có chất lượng phải loại bỏ hoàn toàn các vấn nạn đó.

Tại phòng khám đa khoa Đông Phương có thể đảm bảo rằng bạn hoàn toàn không thấy những vấn đề khuất tất đó. Các hoạt động đều công khai minh bạch với các khoản chi phí khám và chữa trị, người bị bệnh hoàn toàn tự chủ trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ và có quyền kiểm soát quyết định của mình.

3, Dịch vụ chuyên nghiệp

Các yếu tố như nguồn nhân lực hay cơ sở vật chất, tiện ích đi kèm… đều có mục đích duy nhất là nâng cao các trải nghiệm dịch vụ của người dùng, tức là người bệnh hài lòng hơn với chất lượng dịch vụ mà họ được sử dụng.Phòng khám đa khoa Đông Phương không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng cách:

Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bác sĩ tham dự các chương trình đào tạo y khoa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ chữa trị mới. Đối với nhân viên tiếp xúc, sẽ được tập huấn và điều chỉnh thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, đa số đều được nhập khẩu từ những cường quốc phát triển về y khoa trên thế giới như Đức, Nhật, Mỹ… nhằm đảm bảo điều kiện cung ứng dịch vụ tốt nhất.

Phục vụ chuyên nghiệp và có hệ thống, đặc biệt, bệnh nhân có thể đặt trước lịch khám bệnh, chủ động sắp xếp để tiết kiệm thời gian, phù hợp với lịch của mình. Ngoài thời gian làm việc hành chính, phòng khám đa khoa Đông Phương mở rộng khung thời gian từ 7h30 đến 20h tất cả các ngày trong tuần, cả cuối tuần, lễ tết.

Phòng khám đa khoa đông phương có tốt không còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận cá nhân của mỗi người, sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng… bởi thế, các đánh giá đã nêu cũng chỉ là cảm nhận cá nhân. Người bệnh chỉ có thể tin tưởng vào trải nghiệm của người dùng, chỉ có đến và tiêu dùng dịch vụ mới có thể có được các đánh giá của riêng mình. Tuy nhiên, hãy tin chắc rằng bạn sẽ không phải thất vọng.

Đông Y Trị Đau Đầu, Cách Chữa Bệnh Đông Y Trị Đau Đầu, Dong Y Tri Dau Dau, Bệnh Đau Đầu

Đông y trị đau đầu

Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt… và nội nhân (do thất tình) gây ra.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Do ngoại nhân (lục dâm): Chủ yếu do phong nhưng phong đều kết hợp với nguyên nhân khác (hàn-thấp-nhiệt).

– Nếu phong kết hợp với hàn dẫn tới phong hàn làm khí huyết ngưng trệ mạch không thông, huyết uất trệ từ đó gây đau đầu.

– Nếu phong kết hợp với nhiệt làm phong nhiệt dồn lên (nhiễu lên) đầu làm kinh mạch khí huyết rối loạn gây đau đầu.

– Nếu phong kết hợp với thấp làm phong thấp dồn lên (nhiễu lên) che mờ phủ tình minh, vít lấp các thanh khiếu làm cho dương khí trên đầu không thăng phát được gây đau đầu.

Do nội nhân (thất tình):

– Nếu can uất làm cho mất điều đạt dẫn đến tình trí không điều hoà làm cho can hoả bốc lên (vì uất làm hoá hỏa) dấn tới can âm suy, lâu ngày có thể kéo theo cả thận âm suy khiến can hoả càng bốc lên, dồn khí huyết ở đầu dẫn đến đau đầu.

– Nếu tỳ kém vận hoá làm đàm thấp ứ đọng ảnh hưởng đến công năng vận chuyển của tỳ, không sinh được khí huyết, đờm tự sinh và trở ngại thanh dương, thanh không thăng, trọc không giáng dẫn tới đau đầu. Hoặc do ăn uống kém, lao động quá sức, ốm lâu, ra máu, băng huyết dẫn tới khí huyết kém không nuôi được não gây đau đầu.

Biện chứng luận trị

Đau đầu do phong hàn

– Triệu chứng: xảy ra sau khi cảm giác lạnh. Bệnh nhân phát nóng ghê lạnh, đau đầu, đau vai, gáy, cổ, xoa bóp thì dễ chịu. Thích trùm kín đầu. Không khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

– Phép chữa: Sơ phong tán hàn.

– Bài thuốc:

+ Khung chỉ thang: xuyên khung 12g, bạch chỉ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

+ Khung trà điều: xuyên khung 12g, phòng phong 6g, bạch chỉ 12g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Có thể thêm khương hoạt 12g hoặc tế tân 5g. Nếu thấp nhiệt gia bạc hà 10g.

Nếu hàn tà xâm phạm kinh quyết âm, đau đầu dữ dội, buồn nôn, chảy dãi, nặng, chân tay lạnh.

Phép điều trị: ôn kinh tán hàn ở quyết âm.

Bài thuốc: Dùng bài Ngô thù thang: ngô thù 6g, nhân sâm 12g, sinh khương 6g, đại táo 12g. Nếu bỏ nhân sâm, đại táo thì gia bán hạ chế, xuyên khung. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Đau đầu do phong nhiệt

Đau đầu do phong nhiệt

– Triệu chứng: Sốt cao, sợ gió, đau nhức đầu như cắn xé, mặt và mắt đỏ, khát nước, nước tiểu vàng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

– Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.

– Bài thuốc: Dùng bài Khung chỉ thạch cao thang: xuyên khung 12g, thạch cao 16g, bạch chỉ 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nếu chủ yếu sơ tán phong tà, thanh nhiệt ở kinh dương minh gia thêm bạc hà, chi tử, hoàng cầm, vị thuốc sơ giải (về cay mát). Nếu đại tiện bí gia đại hoàng để thông phủ tả nhiệt.

Đau đầu do phong thấp

– Triệu chứng: Đau đầu có cảm giác như bó chặt, trùm kín lại, đau như dùi, người ê ẩm nặng nề, đầy bụng,chán ăn, lưỡi nhợt nhạt, mạch nhu, miệng nhạt.

– Phép chữa: khu phong thắng thấp.

– Bài thuốc: dùng bài Khương hoạt thắng thấp thang (nhiều vị cay ấm để đi lên): khương hoạt 12g, mạn kinh tử 12g, độc hoạt 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 12g, phòng phong 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nếu thấp nặng gia thương truật 10g, chỉ xác 8g, trần bì 8g.

Nếu đau đầu gia bạch chỉ 8g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, độc hoạt 12g.

Nếu bệnh phát về mùa hè, người nóng có mồ hôi, khát, buồn bực là thử thấp giao trung. Phép chữa: thanh thử hoá thấp. Dùng bài Hoàng liên hương nhu ẩm: bỏ biển đậu gia hoắc hương 8g, thạch hộc 8g, mạn kinh 8g, lá sen 8g, hoàng liên 8g, hương nhu 8g, hậu phác 8g, biển đậu 8g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Đau đầu do đàm trọc

– Triệu chứng: đau căng, lợm giọng buồn nôn, chảy dãi, nôn mửa, thường nôn ra nhiều đờm bọt, bụng ngực ấm ách, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt (thuộc thấp đờm), nếu rêu chuyển sang vàng, mạch hoạt sác là thấp đờm hoá hoả.

– Phép chữa: Hoá đờm giáng nghịch.

– Bài thuốc: dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm: bán hạ 12g, trần bì 8g, phục linh 12g, can khương 4g, trạch tả 12g, thiên ma 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, thương truật 12g, bạch truật 12g, thần khúc 8g, mạch nha 12g, hoàng bá 8g. Gia vị nhị trần: trần bì8g, bán hạ 8g, bạch linh 12g, cam thảo 4g. Gia mạn kinh tử 12g, xuyên khung 12g, thiên ma 12g, bạch truật 12g, có khi gia thêm hậu phác 8g, tật lê 8g, câu đằng 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

(Theo SKĐS)

Người Bị Dau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh được cải thiện?

Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày (đau bao tử) ở Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt là người trẻ. Trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn.

Cơ chế bệnh đau dạ dày chủ yếu là tăng tiết axít. Vì thế, chế độ ăn giúp giảm tiết axít, giảm tác dụng của axít dạ dày lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

1- Đau dạ dày nên ăn gì?

Bạn nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa mà ít axit mà vẫn tốt cho sức khỏe của bạn. Như là các loại rau xanh, đậu phụ, trứng… , hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của bạn.

– Ăn những thức ăn mềm cũng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Bạn có thể dùng những món như cháo, súp, bánh giò

– Các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt… dùng để ăn sáng sẽ rất phù hợp, nếu cầu kỳ hơn bạn có thể chế biến món khoai tây nghiền trộn với chút phô mai, hoặc ngũ cốc (cereal) trộn sữa tươi.

– Bạn cũng nên ăn cá thay cho ăn nhiều thịt, như vậy dạ dày của bạn sẽ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Hạn chế các bệnh không mong muốn khác có thể xảy ra.

– Ngoài việc ăn mềm, cũng cần chú ý đến độ thô của thức ăn. Nên băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, để nếu có lười biếng trệu trạo cho qua thì dạ dày cũng không làm việc quá sức. Nếu không băm sẵn thực phẩm thì khi ăn, cần chú ý nhai thật kỹ, để hàm răng làm bớ việc cho cái dạ dày khó tính đang cần chiều chuộng,

– Để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá nó. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng.

Đau bao tử nên uống gì?

– Ngoài ra bạn nên sử dụng các loại nước rau củ hoặc trái cây để giúp bổ sung thêm vitamin, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn. Từ đó ngăn chặn được vi khuẩn phát triển trong dạ dày gây bệnh đau bao tử. Tất nhiên là không nên sử dụng quá nhiều nước ép hoa quả có tính axit cao vì dễ làm bạn đầy bụng và đau bụng thêm. Duy trì mỗi ngày một cốc sẽ cho bạn hiệu quả điều trị tích cực.

2- Đau dạ dày nên kiêng gì?

Để tốt cho bệnh đau dạ dày (đau bao tử) thì ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng nhất. Tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, bia, nước ngọt có ga, các loại thức ăn chua cay như canh chua, dưa muối, cà muối, cam, chanh, dứa, khế, sấu…, tiêu, ớt, tỏi…

* Thực phẩm chứa nhiều acid

Một số loại trái cây chua (chanh, quất, xoài, khế, táo, đu đủ chín…); thực phẩm chua (mẻ, dấm); nước ngọt, đồ uống có ga… sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây đau bụng, buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn không biết đau dạ dày kiêng gì thì nên tránh những thực phẩm trên.

* Thực phẩm tổn thương niêm mạc dạ dày

Món ăn chiên nhiều dầu mỡ; đồ uống (rượu, bia, chè đặc, cà phê…); các gia vị cay nóng (ớt, gừng, tiêu…); rau củ già, rễ cây; các loại nấm… có thể gây kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

● Thực phẩm gây chướng bụng

Giá đỗ, hành, dưa muối… có khả năng lên men dẫn đến hình thành hơi trong dạ dày. Đặc biệt, không nên ăn trứng gà khi chưa chín vì lòng trắng sống chứa chất antitrypsin ngăn cản quá trình tiêu hóa protein gây đầy bụng khó tiêu.

● Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ – quả sống, …

Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels

Thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và món xào rán nhiều dầu mỡ.

Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

3- Ăn đúng cách cho người đau dạ dày

– Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.

– Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.

– Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

– Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.

– Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.

Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với pháp đồ trị đau dạ dày hiệu quả chẳng những giúp người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài. Bạn có thể tham khảo các thuốc điều trị dạ dày tại chuyên mục thuốc từ a đến z của chúng tôi .

Hiện nay có thuốc điều trị dạ dày rất hiệu quả đó là chữa đau dạ dày Thuốc được cấp phép có rất nhiều người sử dụng và có hiệu quả rõ rệt sau 2-3 tháng sử dụng thuốc mà giá cả rất phải chăng.