Đối với người bệnh ung thư thực quản, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hồi phục sớm tình trạng sức khỏe. Vậy chế độ ăn cho người ung thư thực quản thế nào hợp lý?
1. Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là ống cơ lớn dài khoảng 25 cm nối miệng với dạ dày. Thực quản được chia làm 3 phần gồm thực quản trên, thực quản giữa và thực quản dưới. Ung thư thực quản bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào lót tại bất kì vị trí nào ở thực quản.
Ung thư thực quản được chia thành hai loại chính:
Ung thư tế bào vảy, thường xảy ra ở đoạn giữa thực quản. Đây là loại ung thư phổ biến nhất.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Người trên 40 tuổi, là nam giới có uống rượu và hút thuốc lá.
Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều nitrosamine như dưa cà muối; chế độ ăn ít rau củ quả, nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Mắc các bệnh lý ở thực quản như viêm dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, loét hẹp đoạn dưới thực quản hoặc nhiễm HPV.
Tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản.
Mắc một số bệnh ung thư khác ở vùng đầu mặt cổ như khoang miệng, vòm họng, thanh quản…
3. Triệu chứng ung thư thực quản
Với ung thư thực quản, người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Nuốt nghẹn với thức ăn đặc, sau tăng lên với thức ăn lỏng.
Đau rát họng kéo dài.
Đau vùng ngực, lưng, đau hai bên bả vai.
Buồn nôn và nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây viêm đường hô hấp kéo dài, có trường hợp nôn ra máu.
Tiết nước bọt nhiều.
Khàn tiếng kéo dài.
Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
4. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản
Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
4.1. Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ thực quản có khối u, lấy hạch lympho gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối thẳng với dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải đặt stent thực quản – ống kim loại nhỏ giữ cho thực quản không bị hẹp, giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng có khối u nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên ít ảnh hưởng tới các vùng khác..
Người bệnh ung thư thực quản sẽ gặp khó khăn trong ăn uống. Để cải thiện dần tình trạng bệnh, hồi phục nhanh chóng sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:
5.1. Những thực phẩm nên ăn
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong thời gian đầu sau điều trị, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt hoặc nuốt đau, vì thế nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như cháo hoặc súp, canh… sau đó chuyển sang mức độ đặc dần.
Thực phẩm giàu protein
Protein là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Vì thế trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh không thể thiếu các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng… Những thực phẩm này có thể băm nhỏ nấu thành súp hoặc cháo. Nên tránh chế biến thực phẩm dưới dạng chiên, rán, xào… vì chứa nhiều dầu mỡ không có lợi với người bệnh.
5.2. Những thực phẩm không nên ăn
Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ hộp… chứa chất bảo quản, phụ gia và phẩm màu, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư thực quản. Nếu thường xuyên ăn chế độ ăn này sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn, do cơ thể không thể tiêu hóa được những thức ăn đó. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tránh thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó là các thực phẩm tươi, ngon được lựa chọn kỹ càng, ngâm rửa đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm lên men
Những thực phẩm lên men như dưa, cà, sung muối giúp bữa ăn ngon miệng hơn nhưng đối với người bệnh thì cần tránh thực phẩm này. Lý do là bởi nó chứa nhiều muối, thực phẩm lên men có thể chứa vi khuẩn, nếu tiếp tục ăn sẽ khiến bệnh tình lâu lành hơn.
Rượu bia, đồ uống có ga
Để cơ thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh ung thư thực quản cần chú ý:
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa.
Nên ăn nhạt sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Nên ăn chậm, nhai kỹ, khi ăn nên ngồi thẳng lưng sẽ giúp thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn.
Chú ý không nên đi nằm ngay sau khi ăn vì có thể khiến thực phẩm bị trào ngược.
Cần vận động nhẹ nhàng hàng ngày, việc nằm một chỗ sẽ khiến cơ thể trì trệ, không tiêu hóa hết thức ăn.