Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tiêm Ung Thư Tử Cung Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Hỏi Về Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

tôi muốn biết tôi đã có chồng và có quan hệ tình dục rồi thìcó thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không, tôi năm nay 23 tuổi Lúc trướctôi cũng bị ngứa âm đạo, nhưng ở phía ngoài, sau đó tôi dùng dung dịch vệ sinhthì thấy hết ngứa, nhưng chất nhờn có màu trắng đục, đặc sánh hơn trước, vậy cóphải tôi đã mắc bệnh hay không, và cách điều trị như thế nào (my lien)

Trả lời:

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng 2 cách:khám tầm soát định kỳ và tiêm văcxin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổtử cung.

Khám tầm soát bằng xét nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản,không gây đau, để kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệmnày không ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm HPV.

Phương pháp văcxin phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch củacơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cungđể gây bệnh.

Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt hiệu quả cao nhấtkhi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ.

Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Văcxin phòngngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung(type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPVchủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quảcao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:

– Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới:

– Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữtrẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Lưu ý: Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ungthư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khácgây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.

Lịch tiêm ngừa văcxin tứ giá Gardasil (ngừa nhiễm HPV type6, 11, 16, 18) đang sử dụng tại BV Từ Dũ với giá khoảng 1.800.000 đồng/ một mũitiêm.

Lịch tiêm mỗi người là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau haitháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng.

Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.

Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả, bạn nên tham khảoý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, để trả lời câu hỏi của bạn:Bạn có bị viêm nhiễm phần phụ hay không thì bạn cần phải đi khám, các Bác sĩ sẽgiúp bạn chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Nguồn http://www.thuocbietduoc.com.vn

Tag: tiêm phòng hpv, tiêm phòng ung thư cổ tử cung, ung thư, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Có Nên Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV nên hay không?

Hiệu quả của vacxin phòng ung thư cổ tử cung HPV

Vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung là vaccin giúp phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh sinh dục do vi rút HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Vi rút HPV là một trong nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh đường sinh dục. Có đến 40 chủng vi rút HPV, trong đó có khoảng 15 chủng có thể gây ung thư cổ tử cung.

HPV lây nhiễm qua đường tình dục bằng miệng, hậu môn hay âm đạo từ người lành sang người bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Đã có thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV qua quan hệ tình dục là 40 %, trong đó phụ nữ có khả năng lây nhiễm HPV trong 10 năm quan hệ tình dục là 25%, con số này lên đến 80% trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung có đến 95% các trường hợp phát hiện có HPV. Vì thế, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung do vi rút HPV là rất cao ở phụ nữ.

Đứng trước tình hình này, vaccin phòng ung thư cổ tử cung ra đời giống như thứ vũ khí tinh nhuệ giúp gìn giữ, bảo vệ sức khỏe cho các chị em. Nhưng hiện nay, thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của loại vaccin này. Liệu có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Ở Việt Nam có 2 loại vaccin phòng ung thư cổ tử cung là Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ. Cả 2 loại vaccin này đều đảm bảo an toàn sinh học cho người dùng và đánh giá hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%, hiệu quả giảm tổn thương tiền ung thư đến 60%.

Loại vaccin của Mỹ gồm 4 chủng HPV: 6,11,16,18 trong khi đó loại của Bỉ chỉ có chủng 16 và 18. Cả 2 loại đều phải tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng.

Như vậy với một thực tế về khả năng mắc ung thư cổ cung khá cao ở phụ nữ và hiệu quả phòng ngừa của vaccin cũng được đánh giá cao thì việc nên tiêm phòng để bảo vệ mình là điều cần thiết bởi đó là cách phòng ngừa ung thư chủ động và đơn giản.

Tuy nhiên, nếu đã tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không có nghĩa bạn sẽ không mắc phải căn bệnh này. Vì thế, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kì vẫn vô cùng cần thiết.

Ai có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Như đã biết HPV là virut được lây lan qua đường tình dục vì thế, đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục rất dễ lây nhiễm. Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên được bắt đầu sớm cho các bé gái từ 9 tuổi trở lên. Khuyến cáo của 2 loại vắc xin chống ung thư cổ tử cung đưa ra độ tuổi tiêm phòng là:

Vaccin Gardasil: phòng ngừa cho nữ giới từ 9-26 tuổi

Vaccin Cervarix: phòng ngừa cho nữ giới từ 10 đến 25 tuổi

Phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã sinh con và đã quá độ tuổi tiêm ngừa vẫn có thể chích phòng bệnh vì nó vẫn có thể tạo miễn dịch chủ động đối với những đối tượng này nếu chưa nhiễm vi rút HPV. Cho nên những đối tượng này cần được kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung để được đánh giá đã nhiễm vi rút HPV hay chưa.

Vậy, vaccin này có chống chỉ định cho đối tượng nào không?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên bắt đầu cho những bé gái từ 9 tuổi

Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccin

Đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm trùng. Hãy điều trị dứt điểm, sau khi dùng thuốc 1 tuần mới được tiêm phòng vắc xin

Mắc bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang dùng các thuốc gây loãng máu

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm chủng vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và đi qua tuyến sữa.

Đã bị nhiễm vi rút HPV

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hiện đã được rất nhiều phụ nữ biết đến vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng ngày càng lớn của người dân nên rất nhiều địa điểm tiêm chủng có tiến hành chích ngừa.

Trung tâm VNVC: làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật từ 7h30 đến 17h (không nghỉ trưa). Địa chỉ tại 180 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm y tế dự phòng tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội hoặc 2C, Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội

Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương: 131, Lò Đúc, Ba Đình, Hà Nội

Một số bệnh viện có khoa tiêm chủng như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Vinmec, Medlatec, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Trung Ương…

Tại Hà Nội:

Viện Pasteur: 252 Nam Kỳ, Khởi Nghĩa, Quận 3, tp Hồ Chí Minh

Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chính Minh: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, tp Hồ Chí Minh

Tại tp Hồ Chí Minh:

Giá tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Hiện tại ở Việt Nam có 2 loại vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung, giá cũng khá đắt như sau:

Vaccin Gardasil: có giá khoảng 1.525.000 nghìn đồng/mũi tiêm

Vaccin Cervarix: có giá khoảng 850.00 nghìn đồng/mũi tiêm

Với cả 2 loại vắc xin này sẽ tiêm 3 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng. Bạn cần tiêm đúng lịch để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Tiêm ngừa bất kì loại vắc xin nào đều gây ra một số tác dụng phụ mặc dù chúng đều khá an toàn với con người. Vắc xin ung thư cổ tử cung cũng được đánh giá ít tác dụng không mong muốn cho người dùng, chỉ có một vài lưu ý sau:

Giá tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung khá đắt

Bạn có thể bị đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm

Sốt nhẹ do phản ứng miễn dịch

Buồn nôn, tiêu chảy

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hoặc ngát xỉu

Để hạn chế những tác dụng phụ khi tiêm chủng bạn cần yêu cầu bác sĩ tư vấn kĩ và ở lại theo dõi sau khi tiêm ít nhất là 1h.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hữu hiệu và đơn giản nhất. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ bởi ung thư không chừa

Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Cần Kiêng Gì?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh quái ác, các tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo. Theo thống kê, đây là một trong những căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong. Ở Việt Nam, căn bệnh ung thư cổ tử cung cũng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm. Mỗi ngày, nước ta có thêm 14 ca mắc mới, trong đó có khoảng 7 ca tử vong.

Để ngăn ngừa được số ca mắc ung thư cổ tử cung tăng lên, trong hội thảo “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur chúng tôi tổ chức vào ngày 18/3/2018, các chuyên gia, bác sĩ khuyên các chị em phụ nữ nên đi tiêm phòng vắc xin HPV theo chỉ định. Bởi vì tiêm vắc xin ngăn ngừa virus HPV chính là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay.

Nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi nào?

Nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong độ tuổi 9-26

Theo các chuyên gia, bác sĩ, vắc xin HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt, thường có hiệu quả kéo dài đến 30 năm.

Với những người đã từng bị nhiễm virus HPV, vẫn nên tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa HPV. Bởi vì chúng ta rất dễ tái nhiễm virus HPV – nghĩa là ngay cả khi virus bị đào thải thì cơ thể vẫn có khả năng nhiễm lại chúng. Hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm. Vì thế việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.

Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, các chị em nên khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước. Nếu đủ điều kiện thì cần phải tiêm ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi và tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc. Trong quá trình tiêm, nếu tiêm muộn hơn so với lịch tiêm thì cần phải bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể và không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Trước khi tiêm phòng nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Có một điều các chị em cần ghi nhớ đó là việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời thực hiện quan hệ tình dục an toàn để có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung tốt nhất. Bên cạnh đó, sau khi tiêm phòng HPV, các chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Điều này giúp các chị em sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng của mọi loại bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, các chị em cần phải lưu ý một số điều sau đây:

+ Kiêng mang thai: Các chị em không nên mang thai ngay sau khi tiêm phòng vắc xin. Nếu có dự định mang thai thì sau khi tiêm lần thứ 3 (có nghĩa là tiêm mũi cuối), khoảng 3 tháng sau các chị em mới nên thụ thai. Trong trường hợp tiêm phòng rồi mới phát hiện có em bé thì cần phải tiến hành làm các xét nghiệm siêu âm, khám thai đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, có được lời khuyên và tư vấn chuẩn xác, để xác suất em bé bị dị tật là thấp nhất.

Khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung thì nên kiêng quan hệ tình dục

+ Hạn chế quan hệ tình dục: Thực tế không có các khuyến cáo là không được quan hệ khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì trong thời gian thực hiện việc chích ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung thì nên kiêng quan hệ tình dục vì lúc này vắc xin chưa tạo ra kháng thể, nên vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh cho nhau.

Với những chị em nhạy cảm với bất kì thành phần nào của vắc xin hay bị viêm nhiễm phụ khoa nặng, đang bị các vấn đề về đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Nếu tiêm thì các trường hợp này phải theo sự cho phép của bác sĩ hỗ trợ điều trị, để tránh xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Tiêm Phòng Chống Ung Thư Cổ Tử Cung Ở Đâu

Tiêm vắc xin HPV phòng chống ung thư cổ tử cung hiện nay đã trở nên phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ biết tới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết tiêm vacxin ung thư cổ tử cung ở đâu an toàn và hiệu quả nhất.

Ung thư cổ tử cung và vắc xin phòng chống

Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ, có nguyên nhân chủ yếu là do vi rút HPV gây nên. Bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn và thường có diễn biến phát triển bệnh chậm, ở giai đoạn đầu hầu như không có những dấu hiệu hay biểu hiện rõ ràng để nhận biết. Tiêm phòng vắc xin HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên và tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung ở đâu và liệu mũi tiêm này có an toàn không luôn là điều khiến chị em lo lắng.

Ung thư tử cung có thể gây tử vong ở phụ nữ

Tiêm vắc xin HPV và việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm là phương cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, loại vắc xin này còn phòng ngừa nhiều loại bệnh phụ khoa khác như ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn các loại mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ.

Tiêm vacxin ung thư cổ tử cung ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế mọc lên để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chị em, cũng chính vì vậy mà chị em khó có thể biết nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung ở đâu an toàn, hiệu quả. Thông thường, các chị em có thể đến khám, và tiêm phòng vắc xin HPV tại các trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện phụ sản lớn để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, các bệnh viện tư hay các phòng khám lớn bên ngoài cũng có tiêm loại vắc xin chống ung thư cổ tử cung, cụ thể là có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi rút HPV.

Khi bạn có nhu cầu tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các cơ sở y tế mà bạn định tới khám để chắc chắn rằng đó là cơ sở uy tín, chất lượng có địa chỉ rõ ràng và giấy phép hoạt động của Bộ Y tế cấp. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn về bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin HPV cũng như các lưu ý trước khi tiêm phòng loại vắc xin này.

Tiêm vacxin HPV tại cơ sở y tế uy tín

Tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung HPV phát huy tối đa tác dụng nếu được tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu và cơ thể người phụ nữ chưa tiếp xúc với chủng vi rút HPV. Nếu đủ điều kiện thuộc nhóm tuổi từ 9 đến 26 và chưa quan hệ tình dục, bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin HPV. Các trường hợp còn lại sẽ được kiểm tra và tư vấn tiêm, tuy nhiên hiệu quả giảm đi đáng kể.

Những cơ sở y tế tiêm vacxin ung thư cổ tử cung uy tín có cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị chữa bệnh hiện đại, tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Các nhân viên y tế, tư vấn luôn nhiệt tình, niềm nở với bệnh nhân, đưa sức khỏe người bệnh lên hàng đầu.

DS: Ngần/doisongbiz.com