Đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào Ung thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết, nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, sau gần một tuần có thể ăn uống trở lại và trong khoảng nửa tháng có thể được xuất viện, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Hóa trị liệu là một biện pháp dùng thuốc, hóa chất để chống ung thư. Các bác sĩ có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đa số các loại thuốc chống ung thư dạ dày thường được sử dụng theo đường tiêm, còn một số khác dùng theo đường uống. Hóa trị liệu được chia thành các đợt khác nhau và có thời gian nghỉ ngắn trước khi bắt đầu một đợt điều trị mới để bệnh nhân được hồi phục.
Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 5-6 tuần, mỗi tuần 5 ngày. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để giảm đau, thu nhỏ khối u cũng như giảm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày.
Hình thức điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để có thể hồi phục sau các tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thể phải nằm viện để theo dõi trong khi điều trị bằng liệu pháp sinh học.
Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng bao gồm:
Vị trí, kích thước khối u, giai đoạn của bệnh, sự lan rộng của tế bào ung thư.
– Tình trạng cụ thể của người bệnh:
Sức khỏe, tuổi tác, tâm lý, khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị, quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng…
Tỷ lệ sống sau 5 năm của các giai đoạn ung thư dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật như sau (thống kê năm 2010)
Việc phát hiện Ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn do không có dấu hiệu đặc trưng và việc tầm soát bệnh còn hạn chế. Tỷ lệ điều trị thành công Ung thư dạ dày ở các giai đoạn muộn rất thấp, tỷ lệ sống chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện Ung thư dạ dày ở giai đoạn IV. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này cũng như các nguy cơ mà nó gây ra.
Một số biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày được khuyến cáo như sau:
Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, một số nghiên cứu chỉ ra, diệt sạch vi khuẩn Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, kháng thể
Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày:
OvalgenHPđều nên được sử dụng với liều lượng thích hợp để giúp đạt được hiệu quả phòng ngừa và điều trị triệt để.
Các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài.
Xây dụng một lối sống khoa học, lành mạnh:
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể là cơ sở giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày hiệu quả.
GastroMax hỗ trợ chặn đứng các cơn đau, cơ thắt dạ dày và
Sử dụng thuốc bột GastroMax
viêm loét dạ dày. Hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các bệnh nguy hiểm dẫn đến ung thư dạ dày.
Nhìn chung, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chúng ta cần có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học cùng với tập luyện và sinh hoạt hợp lý và thăm khám định kỳ sức khỏe hàng năm để có thể phát hiện sớm và phòng tránh ung thư dạ dày cũng như nhiều bệnh khác hiệu quả.