Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Gan Ở Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Viêm Gan B Ở Trẻ Sơ Sinh

Trong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt bệnh viêm gan B trẻ sơ sinh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Ở Việt Nam, theo thống kê có khoảng 10 – 13% số phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang cho con chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chu sinh.

Người ta thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HbeAg cùng dương tính thì tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang cho con lên tới từ 90 -100%. Tuy vậy, nếu xét nghiệm chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HbeAg âm tính tỷ lệ người mẹ truyền bệnh cho con thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

Sự nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng như: vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao.

Theo thống kê có tới 80 – 90% trẻ đẻ ra bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian 1 năm đầu đời và 30 – 50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có viêm gan mạn tính sau này, 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B.

phòng bệnh viêm gan B

Với những trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan B thì cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo đúng chỉ định. Sau đó cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và theo dõi thường xuyên.

– Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

– Đối với phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virus viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

– Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

– Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virus viêm gan B,cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virus viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Những năm tháng đầu đời trẻ thường dễ mắc các bệnh về da trong đó điển hình như bệnh chàm sữa. Đây là bệnh ngoài da không nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên ở một số trẻ lại có những biến chứng nặng. Vì vậy việc nhận biết sớm được các triệu chứng của bệnh sẽ giúp mẹ nhanh chóng có được cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em hợp lý cũng như biện pháp hiệu quả để cha mẹ bảo vệ con.

Chàm sữa hay còn gọi là , eczema là tình trạng lớp của trẻ bị viêm, nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti. Vùng da bệnh thường bị khô, ngứa và bong tróc lớp vảy. Chàm sữa thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Bệnh chàm sữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt vào mùa đông hay khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tiến triển theo từng đợt và có xu hướng chuyển sang mạn tính tái phát nhiều lần.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh chàm nói chung và chàm sữa nói riêng có nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp. Chúng đến từ nhiều tác nhân khác nhau, thường được gặp như sau:

Do di truyền: chàm là căn bệnh da liễu không lây nhiễm nhưng lại mang yếu tố di truyền. Vì vậy, trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị chàm con cái sau khi sinh ra khả năng bị chàm cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Do các tác nhân gây dị ứng: yếu tố thời tiết, chất nhuộm trong quần áo, chất tẩy rửa hay lông thú nuôi,…đều là những yếu tố có thể gây dị ứng với một vài trẻ có cơ địa nhạy cảm và gây nên chàm sữa.

Do yếu tố môi trường: môi trường bụi bẩn, ô nhiễm cũng có thể là tác nhân tác động đến các bệnh ngoài da và làm cho chứng chuyển biến nặng hơn.

Bệnh cũng có thể đến từ nguồn thức ăn của mẹ. Một vài nguồn thực phẩm có thể làm bé không thích ứng được kịp thời gây ra dị ứng như: đồ tanh, hải sản, thực phẩm giàu đạm…

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà các triệu chứng ở trẻ sẽ xuất hiện khác nhau. Theo các bác sĩ da liễu, bệnh trải qua 4 giai đoạn sau:

Bệnh khởi phát khi da trẻ xuất hiện những mẩn đỏ, mụn li ti, khi chàm vào da bé có cảm giác khô và sần sùi. Bé hay có các biểu hiện như quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, mặt xuống gối.

Da trẻ xuất hiện những mảng mụn nước ti li, mụn nước có thể tự vỡ và tiết dịch, trẻ hay quấy khóc do khó chịu.

Vùng da bệnh đóng vảy, các vảy trắng nhỏ, khô nứt nẻ.

Da bong vảy, lớp da sẫm và dày lên.

Trong giai đoạn bệnh khởi phát bệnh, do tình trạng ngứa ngáy khó chịu mà trẻ có thể có các biểu hiện như ngủ không ngon giấc, bú kém. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm và có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng. Trẻ có thể bị sưng, lở loét da, da nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và bội nhiễm da rất mất thời gian điều trị và gây mất thẩm mỹ.

Với làn da mỏng manh và sức đề kháng còn non yếu của trẻ thì ba mẹ cũng nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh. Có rất nhiều cách chữa chàm sữa khác nhau từ các phương pháp dân gian cho đến các thuốc điều trị trong y khoa.

Với cách chữa bệnh chàm sữa bằng các ng uyên liệu tự nhiên có thể được sử dụng khi bệnh chàm sữa của con đang ở mức độ nhẹ. Một vài nguyên liệu phổ biến hay được sử dụng như dầu dừa, hạt núc nác, lá chè xanh, trầu không… Khi sử dụng phương pháp này cần đặc biệt lưu ý đến khâu vệ sinh tránh làm bệnh nặng hơn.

Khi bệnh ở trẻ đã chuyển biến nặng hơn, có thể phải sử dụng đến các thuốc Tây y: thuốc kháng bội nhiễm, thuốc giảm ngứa, thuốc mỡ bôi ngoài da, dung dịch sát khuẩn… Việc sử dụng các thuốc trị bệnh chàm này cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tìm đến các kem trị chàm được chiết xuất từ tự nhiên để chữa chàm sữa an toàn cho trẻ như kem trị chàm Hope’s Relief của Úc. Đây là dòng kem được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như lô hội, mật ong, hoa cúc… phù hợp cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để chữa trị bệnh chàm cho trẻ an toàn, mẹ có thể tìm đến các kem thảo dược tự nhiên có công dụng trị chàm. Ngoài ra, để chăm sóc trẻ bị chàm cũng như phòng ngừa trẻ bị chàm, các mẹ nên tuân thủ một số lưu ý sau đây:

Vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, trẻ khi gãi mạnh có thể gây trầy xước cho da, vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ.

Tránh tắm nước quá nóng cho trẻ, nhiệt độ nước tắm phù hợp nhất cho trẻ là 36 độ C. Sữa tắm và các sản phẩm gội đầu cho trẻ nên sử dụng loại có chứa ít xà phòng và không có hương liệu.

Quần áo, khăn tắm sử dụng cho trẻ cần phải là loại mềm mại, khi lau người cho trẻ nên nhẹ nhàng tránh lau mạnh dẫn đến sát da.

Nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm tránh để da trẻ bị khô, cũng như ngăn ngừa các bệnh ngoài da do da khô gây nên.

Phòng ngủ, môi trường sống xung quanh của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, tránh để nhiều bụi bẩn.

Những Điều Cần Biết Về Viêm Gan B Ở Trẻ Sơ Sinh

là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây nhiễm qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con.

Theo thống kê của các trung tâm y tế thì tại Việt Nam có khoảng 10% đến 13% phụ nữ mang bầu nhiễm virus viêm gan B. Con đường lây nhiễm loại virus này từ mẹ sang con rất nhanh và đó chính là nguyên nhan gây bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

Cơ chế lây truyền là do virus có trong máu, các chất dịch của người mẹ (bị nhiễm virus viêm gan B) sẽ truyền vào cơ thể trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sẽ không đủ sức đề kháng để tiêu diệt virus nếu như không có sự hỗ trợ can thiệp sớm nào từ y khoa thì khả năng lây nhiễm từ mẹ bị viêm gan B sang cho bé là khó tránh khỏi.

Viêm gan B sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Viêm gan B sơ sinh cấp tính thường chưa có những triệu chứng lâm sàng mà chỉ có một số biểu hiện như vàng da, bú chậm hoặc nước tiểu vàng. Khi thực hiện xét nghiệm máu với các trường hợp này sẽ phát hiện chỉ số men gan tăng cao.

Bệnh viêm gan ở trẻ em nếu không có biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát và điều trị bằng phác đồ đặc trị viêm gan virus thì có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Hiện nay, có đến 80% các trường hợp ung thư gan là do nhiễm virus viêm gan B, C gây ra, trong số đó có khoảng 57% số người bị nhiễm sẽ tiến triển thành xơ gan và 78% số người bệnh này sẽ mắc ung thư gan tiên phát.

Ngoài vấn đề lây nhiễm, bệnh lý phát sinh, thì thai phụ bị viêm gan B trong quá trình mang thai không được chủ quan, do đây là một trong những nguyên nhân làm lây truyền virus viêm gan B cho con.

Cách phòng bệnh viêm gan B sơ sinh

Khi trẻ được sinh ra, nếu nghi ngờ mắc viêm gan B cần lập tức đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tại các cơ sở uy tín và chất lượng. Sau khi xét nghiệm nếu kết quả trả về trẻ bị viêm gan B sơ sinh, bố mẹ cần lắng nghe những hướng dẫn điều trị của bác sĩ để con được điều trị tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe ít nhất 1 tháng 1 lần để nắm bắt tốt nhất về tình trạng bệnh của con.

Có nên thực hiện tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh không và thời điểm tốt nhất để thực hiện tiêm cho bé là khi nào? Đối với trẻ khi sinh ra không có mẹ bị viêm gan B và tình trạng sức khỏe đảm bảo thì cần thực hiện tiêm viêm gan B mũi đơn ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, trẻ cần tiêm bổ sung mũi tiêm viêm gan B số 2 số 3, mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu 1 tháng và các mũi 2, 3, 4 được tiêm cùng Vắc xin 5 trong 1.

Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B mà bị mắc viêm gan B trong thai kỳ thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm có hướng khắc phục. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bầu mắc viêm gan B từ tháng thứ 3 trở đi thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) thì ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, bé được tiêm một liều HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường. HBIG không phải là vắc xin tiêm phòng mà là kháng thể dự phòng cho bé có kháng thể ngay để đề kháng với viêm gan B nếu mẹ bé mang virus viêm gan B.

Đối với những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con nhưng cả 2 đều chưa được tiêm phòng virus viêm gan B thì làm kháng thể kháng viêm gan B, nếu chưa có kháng thể bảo vệ, và nên thực hiện tiêm sớm để người vợ được đảm bảo nhất trong quá trình mang thai. Khi đó, nguy cơ lây bệnh viêm gan B sang bé sẽ không còn là nỗi lo đối với vợ chồng bạn.

Bệnh viêm gan virus B thường diễn biến rất âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Với trẻ sơ sinh viêm gan B cấp tính có thể có một số biểu hiện như vàng da, bú chậm, nước tiểu vàng. Khi xét nghiệm máu thấy chỉ số men gan tăng cao.

Tại Thiên Đức, quy trình tiêm chủng được thực hiện cẩn thận, theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế. Các bé sẽ được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng. Các loại vắc xin được nhập khẩu từ các công ty lớn nổi tiếng trên thế giới, có kiểm định rõ ràng, được bảo quản trên dây chuyền lạnh hiện đại theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới.

Dấu Hiệu Của Ung Thư Máu Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh ung thư máu ở trẻ sơ sinh là loại bệnh vô cùng nguy hiểm. Số ca mắc bệnh ung thư máu ở trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Vậy đâu là dấu hiệu của ung thư máu?

Dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh bị ung thư máu dễ nhận biết hơn so với người lớn. Bố mẹ cần để ý đến những biểu hiện, hiện tượng nhỏ nhất của bé.

Bé dễ chảy máu và bị bầm tím

Khi có dấu hiệu của ung thư máu, trẻ thường dễ bị chảy máu dù chỉ là vết thương nhỏ. Trên da bé xuất hiện nhiều vết bầm tím và các chấm màu đỏ của mạch máu

Trẻ bị ung thư máu có lượng tiểu cầu thấp và khả năng đông máu kém.

Dễ chảy máu là dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ sơ sinh

Bụng có vấn đề

Dấu hiệu của ung thư máu trẻ thường xuyên bị đau bụng và cơn đau sẽ dữ dội kéo dài. Khi thấy hiện tượng này, bố mẹ nên đưa bé đi khám. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tế bào bạch cầu tích lũy trong lá lách gan thận làm bụng sưng lên. Trẻ sẽ chán ăn và sụt cân nhanh chóng.

Trẻ khó thở

Bé sẽ bị khó thở do tế bào bạch cầu tập trung tại tuyến ức gây nên tình trạng khó thở Ngoài ra khi bạch huyết sưng ở ngực bé sẽ thở khò khè và đau.

Trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng cha mẹ cần đưa đi kiểm tra

Bị nhiễm trùng thường xuyên

Bé hay bị sốt dai dẳng, đây là dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ sơ sinh Khi bị ung thư máu khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

Các tế bào bạch cầu trong máu không thực hiện được chức năng của mình. Vì thế bé rất hay bị nhiễm trùng Nếu bé có biểu hiện ho sốt chảy nước mũi thường xuyên thì nên cho bé đi khám.

Sưng tấy

Bé có hiện tượng sưng đau ở vùng cổ, xương đòn hay vùng hang. Đây chính là dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ sơ sinh.

Bạch cầu tập trung nhiều ở tuyến ức khiến tĩnh mạch bị chèn ép. Máu vận chuyển từ tay đến tim làm mặt và cánh tay bị sưng.

Đau xương và các khớp

Đau xương và khớp là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi bị ung thư bạch cầu. Đây là hiện tượng do tế bào trong tủy xương được sản xuất một cách quá tải. Tế bào này tích tụ quá mức làm đau nhức xương.

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ sơ sinh làm lượng tế bào máu đỏ bất thường làm da bé xanh xao và nhợt nhạt. Tình trạng thiếu máu khiến bé mệt mỏi da xanh, thở gấp và yếu ớt

Bệnh ung thư máu ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm để điều trị cho bé. Bố mẹ phải thường xuyên quan sát và chú ý những hiện tượng trên cơ thể bé. Nếu thấy bất kì dấu hiệu khác thường nào phải đưa bé đến bệnh viện để khám chữa