Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Miệng Có Nguy Hiểm Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Bệnh Nhiệt Miệng Khác Gì Bệnh Ung Thư Lưỡi? Có Nguy Hiểm Không?

Nếu bạn bị một vết loét ở miệng, khả năng cao đó là bệnh nhiệt miệng và có thể khỏi sau khoảng 2 tuần. Nhưng đừng chủ quan. Bởi vết loét đó có thể là ung thư lưỡi và sẽ làm bạn tử vong nếu bỏ qua nó.

Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét aphthous (loét áp-tơ). Đây là một vết loét ở vùng miệng, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Những vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi.

Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể mắc bệnh này nhiều lần trong đời. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Đây là một bệnh lành tính.

Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Sau đó ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong có thể.

Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi được phát hiện thì ung thư đã lan tràn và phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị.

Mỗi năm có hàng trăm người chết vì ung thư lưỡi ở nước ta. Vì vậy, bạn nên biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi, để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư nếu có.

3. Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Nếu bạn bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay là ung thư lưỡi? Bạn hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây.

3.1. Các đặc điểm của vết loét

Nhiệt miệng:

Vết loét màu trắng, hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ.

Kích thước dưới 1cm.

Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại.

Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu.

Ung thư lưỡi:

Tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi.

Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư.

Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng.

Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.

Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau.

Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí.

Vì vậy, nếu bạn bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, bạn nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư.

Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư. Nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm.

Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Mệt mỏi.

Sút cân mà không rõ nguyên nhân.

Cơ thể suy kiệt.

Sốt kéo dài.

Nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn.

Nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.

4. Phòng bệnh ung thư lưỡi

Mặc dù chúng ta đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi để phát hiện sớm bệnh ung thư. Nhưng cũng không thể lơ là việc phòng bệnh ung thư lưỡi ngay từ hôm nay.

Những việc bạn có thể làm để phòng bệnh ung thư lưỡi là:

Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Bạn nên thay bàn chải răng 3 tháng một lần.

Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác. Nếu bạn đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay hôm nay.

Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bạn tránh khỏi bệnh ung thư.

Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư. Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp.

Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Bạn cũng nên lấy cao răng 3 tháng một lần để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

Ung thư lưỡi là bệnh ác tính, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Bệnh dễ bị bỏ sót do nhầm với nhiệt miệng. Do đó, bạn không nên chủ quan nếu bị bất kỳ vết loét nào trong miệng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng bất thường đã nói trên.

Web Y Khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tôi tốt nghiệp Bác sĩ tại Việt Nam. Tôi đam mê viết lách, dịch thuật, nghiên cứu, thích chia sẻ kiến thức, hiểu biết của bản thân về Y học đến tất cả mọi người. Mong muốn lớn nhất là có thể giúp bạn đọc tự tìm hiểu, nâng cao được kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Ung Thư Lưỡi Có Nguy Hiểm Không

Ung thư lưỡi là bệnh ung phổ biến thường gặp nhất trong các ung thư ở khoang miệng. Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người.

Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là khối u ác tính xuất phát ở phần lưỡi di động hay cố định (đáy lưỡi). Đây là bệnh ung thư gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 30 – 50% trong các ung thư ở khoang miệng. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến ở độ tuổi 50 – 60 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi mới biết đến căn bệnh ung thư này. Nói chung, bệnh ung thư nào cũng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sớm, ung thư lưỡi cũng không ngoại lệ.

Ung thư lưỡi phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể điều trị thành công nhưng nếu phát hiện muộn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Ở giai đoạn khu trú, khi ung thư vẫn giới hạn ở lưỡi và chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết nào, bệnh nhân có khoảng 79% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.

Ở giai đoạn khu vực, khi ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết, người bệnh có khoảng 63% cơ hội sống.

Đến giai đoạn cuối, ung thư đã lan rộng đến các cơ quan ở xa, bệnh nhân ung thư lưỡi có khoảng 36% cơ hội sống.

Ngoài đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, các biểu hiện ung thư lưỡi cũng rất phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Một số biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân ung thư lưỡi là:

Cảm giác đau đớn ngày càng tăng, đặc biệt khi nhai các đồ ăn chua, cay, nóng.

Nước bọt có dính máu

Hơi thở có mùi khó chịu

Trên lưỡi xuất hiện nhiều vết loét, trên ổ loét có phủ giác mạc dễ chảy máu. Các vết loét phát triển nhanh nếu không được can thiệp kịp thời làm lưỡi hạn chế vận động

Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, sốt, sút cân

Điều trị bệnh ung thư lưỡi như thế nào?

Điều trị ung thư lưỡi như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất, có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư lưỡi là:

Phẫu thuật: là một trong những phương pháp cơ bản nhất để điều trị ung thư lưỡi, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt lưỡi bán phần, sàn miệng, nửa xương hàm dưới, nạo vét hạch cổ chức năng hoặc nạo vét hạch cổ triệt căn. Bệnh nhân sau phẫu thuật thường gặp khó khăn trong phát âm, ăn uống…

Xạ trị: là một trong những phương pháp chính điều trị chính cho bệnh nhân ung thư đáy lưỡi. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định xạ trị bên ngoài hay xạ trị bên trong tần suất cao.

Hóa trị: có thể qua đường toàn thân hoặc động mạch lưỡi. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định đơn hóa chất hay đa hóa chất.

Hiện nay Bệnh viện Thu Cúc hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi có TS. BS Lim Hong Liang – bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư vùng đầu cổ.

Ung Thư Vòm Họng Có Nguy Hiểm Không?

– Triệu chứng ở mũi: Thường xuyên tắc nghẹt,chảy nước mũi kèm lẫn cả máu hoặc chảy máu cam.

Dấu hiệu ở tai: khối u phát triển gây tắc vòi tai gây ra bệnh viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù ù như có tiếng ve kêu trong tai, chóng mặt, thính giác suy giảm, có thể chảy mủ tai.

Người bệnh thường xuyên bị ù tai

– Biểu hiện ở mắt: Khối u xâm lấn và lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của mắt như lác, lồi mắt, sụt mí, thị lực giảm dẫn đến khả năng nhìn kém.

– Xuất hiện hạch cổ: theo thống kê 60-90% các trường hợp bị ung thư vòm họng xuất hiện hạch cổ.

Nguyên nhân bị ung thư vòm họng

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư trong đó phải kể đến ung thư vòm họng. Những người hút thuốc có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác vì khói thuốc lá làm phá hủy chức năng bảo vệ đường hô hấp, gây ra những thay đổi viêm niêm mạc và ác tính chuyển đổi của các tế bào biểu mô, lâu dần sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Những người nghiện rượu cùng với thói quen hút thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư vòm họng vì khói thuốc kết hợp với uống nhiều rượu lâu năm tạo điều kiện cho các tế bào ác tính ở cổ họng phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Nghiện rượu, bia là nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

Khói bụi công nghiệp, không khí nhiễm các loại hóa chất như sulfur dioxide, chromium, arsenic,… cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này. Ngoài ra, amiăng và các chất gây ô nhiễm ở các công trình đang xây dựng hoặc cơ sở sản xuất cũng có thể khiến bạn mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư vòm họng.

Quan hệ tình dục qua đường miệng

Quan hệ tình dục qua đường miệng làm tăng nguy cơ mắc virus HPV. Đây là loại virus có khả năng gây ung thư vòm họng cao.

Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm, nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc. Giai đoạn sớm, bệnh tiến triển âm thầm, các biểu hiện còn khá mờ nhạt giống với nhiều căn bệnh khác vì vòm họng là một hốc rộng, khi khối u hình thành, các dấu hiệu cảnh báo bệnh lại xuất hiện ở những cơ quan khác như mũi, tai, mắt,…khiến người bệnh chủ quan.

Hầu hết người mắc ung thư vòm họng đều phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này rất khó điều trị, tỉ lệ tái phát lại cao trong khi tỉ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ khoảng 10 – 40%.

Ung thư vòm họng có thể gây ra hội chứng paraneoplastic. Hội chứng này làm sức khỏe của bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng và dễ bị các căn bệnh khác tấn công.

Ung Thư Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không?

1. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Nhìn chung trong các loại bệnh ung thư, ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên, tiên lượng có thể xấu đi khi người bệnh được chẩn đoán cao tuổi vì sức khỏe người bệnh hiện tại không còn được tốt nữa và sự hồi phục sẽ chậm hơn so với những đối tượng khác.

Không những vậy, theo các chuyên gia y tế thì nguy cơ bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát thường tăng cao đối với người bệnh trên 60 tuổi.

Thông thường những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi và những bệnh nhân không được điều trị tích cực và kịp thời. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư tuyến giáp có thể kể đến như:

Gây rối loạn tới chức năng hệ thống tim mạch: khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp và không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn chức năng của các hệ tim mạch như: hạ huyết áp, nhịp tim đập chậm, thậm chí là có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Khi các khối u tuyến giáp xâm lấn vào các cơ quan lân cận thì có thể làm người bệnh cảm thấy khó ăn uống hơn, khàn tiếng. Chính vì khó ăn như vậy có thể làm người bệnh ung thư tuyến giáp suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Khối u tuyến giáp có thể di căn tới xương, gây rối loạn chức năng vận động của người bệnh với các biểu hiện: đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn…

Hơn thế nữa, người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa Anaplastic có thể bị đe dọa tới tính mạng bất kỳ lúc nào khi mà tốc độ phát triển của loại ung thư này cực kỳ nhanh chóng.

Ngay cả khi đã cắt bỏ khối u tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp có thể quay lại bất cứ khi nào. Điều này có thể xảy ra nếu các tế bào ung thư siêu nhỏ lan ra ngoài tuyến giáp trước khi được loại bỏ. Ung thư tuyến giáp có thể tái phát tại các khu vực như:

Rối loạn nội tiết tố: Tuyến giáp là cơ quan lớn nhất của hệ nội tiết, nơi sản sinh ra hormone như thyroxin (T4) có vai trò điều hòa, phát triển các cơ quan trong cơ thể. Khi tế bào ung thư xuất hiện tại bộ phận này, chúng làm cho cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, dẫn tới sự rối loạn hoạt động các cơ quan trong cơ thể.

Ung thư tuyến giáp cũng là căn bệnh nguy hiểm

2. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, độ tuổi, thể trạng chung của người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị bệnh, loại ung thư… So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến giáp được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn I gần như tuyệt đối 100%; ở giai đoạn II, bệnh nhân có khoảng 98 – 100% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh; với bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn III, cơ hội sống của người bệnh vẫn đạt khoảng 71 – 93%.

3. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Cũng giống như cơ sở để bác sĩ đưa ra dự đoán bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp có thể được bác sĩ chỉ định là:

Phẫu thuật: đây là một trong những phương pháp điều trị chính được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp kết hợp với loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ.

Điều trị I ốt phóng xạ: thường được chỉ định cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. I ốt phóng xạ được hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào tuyến giáp và các tế bào ung thư tuyến giáp do đó ít làm ảnh hưởng đến các tế bào lành.

Xạ trị bên ngoài: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư

Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp: giúp cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp thiếu mà bình thường sản xuất, ngăn chặn sự sản xuất kích thích hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) – yếu tố kích thích ung thư phát triển.

Hóa trị: phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường chỉ được xem xét điều trị ung thư giai đoạn muộn, ít phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp.

4. Làm sao để phòng ngừa ung thư tuyến giáp?

Chế độ ăn uống khoa học

Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Mặt khác, một chế độ ăn uống thiếu cân bằng các chất dinh dưỡng cũng không có lợi cho sức khỏe, khiến cơ thể dễ dàng bị các tác nhân xấu tấn công, gây bệnh. Vì vậy, chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết để phòng tránh ung thư tuyến giáp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo các chuyên gia, người lớn nên ăn không quá 6 g muối một ngày, tương đương với một muỗng cà phê muối. Cần chú ý là lượng muối này đã có ở một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như xúc xích, nước sốt cà…

Hạn chế tiếp xúc bức xạ

Tiếp xúc bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh đối với ung thư tuyến giáp. Nguồn bức xạ có thể đến từ yếu tố nghề nghiệp, môi trường sống hay điều trị y tế…

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Rượu bia, các chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác, trong đó có tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, để phòng bệnh ung thư tuyến giáp, bạn nên tránh các loại đồ uống này. Ngoài ra, việc duy trì chế độ tập luyện thể thao khoa học, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu kéo dài… cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khám sức khỏe tầm soát ung thư định kì

Ngoài những yếu tố có thể kiểm soát thì có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh mà chúng ta không thể kiểm soát được ví dụ như yếu tố tuổi tác, tiền sử bệnh gia đình. Vì vậy, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao.