Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ung Thu Thuc Quan Co Dau Hieu Gi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cac Dau Hieu Va Hinh Anh X Quang Nguc

Published on

Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc http://chiaseykhoa.com/sach-thuc-hanh-x-quang-nguc/

1. 27 PHẦN 2. CÁC DẤU HIỆU VÀ HÌNH ẢNH X-QUANG NGỰC Trong phần trước chúng ta đã đi qua những khái niệm cơ bản trong phân tích X-quang ngực thường quy và CT ngực. Khi khám lâm sàng trước tiên chúng ta cần phải biết ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rồi từ đó mới đi đến chẩn đoán bệnh (chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt). Cũng như vậy trong phân tích X-quang, chúng ta cũng cần biết các dấu hiệu (sign), các hình ảnh (pattern) bất thường – triệu chứng học X-quang, trước khi quyết định chẩn đoán. Bước phát hiện triệu chứng X-quang là bước quan trọng. X-quang là ngành khoa học mô tả nên để dễ nhận biết và dễ nhớ, người ta thường gán các dấu hiệu, hình ảnh bất thường phổ biến với hình ảnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày (thí dụ hình tổ ong, hình ria mép viên cảnh binh, hình lục lạc ngựa, kính mờ…). Các triệu chứng X-quang này cũng luôn cần được phân tích dưới đôi mắt của người nắm vững cơ chế sinh bệnh học để giải thích sự hình thành và tiến triển của các hình ảnh bất thường. Mặc dù việc đặt tên cho các dấu hiệu và hình ảnh X-quang sẽ đề cập sau đây có thể làm chúng ta khó nhớ nhưng đây là các thuật ngữ đã được chấp nhận và với các thuật ngữ này, chúng ta sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người làm lâm sàng và chuyên khoa X-quang ở tất cả mọi nơi. Trong phần này chúng ta sẽ kết hợp phát hiện, phân tích các dấu hiệu, hình ảnh X-quang trên cả phim ngực thường quy và phim CT ngực. 1. Dấu hiệu phế quản hơi (Air bronchogram sign) Chúng ta thường nói đến dấu hiệu này trong các tổn thương lấp đầy phế nang.

2. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 28 Hình 2.1. Dấu hiệu phế quản hơi trên X-quang thường quy (A) và CT (B).CT ngực cho thấy mờ nhu mô dưới màng phổi hai bên với hình phế quản hơi (mũi tên) trong một trường hợp viêm phổi. Đây là dấu hiệu có dạng vệt sáng, chia nhánh, thể hiện hình ảnh phế quản hay tiểu phế quản đi qua một vùng nhu mô phổi mờ, không có không khí (hình 2.1). Dấu hiệu phế quản hơi cho thấy là hình mờ quanh nó có bản chất là nhu mô phổi chứ không phải là trung thất hay màng phổi. Các tổn thương nhu mô phổi có thể thấy hình ảnh này là viêm phổi nhiễm khuẩn (thường chỉ thấy ở giai đoạn đầu), ho máu, phù phổi, sarcoidosis… Cũng có thể thấy trong xẹp phổi không do tắc nghẽn phế quản trung tâm. Mặc dù ung thư có khuynh hướng tạo các tổn thương dạng u đặc nhưng hình phế quản hơi cũng có thể thấy và là đặc trưng của u lymphoma và ung thư tế bào phế quản-phế nang. 2. Dấu hiệu hình liềm hơi (Air crescent sign) Một khối phát triển trong một hang có sẵn, hoặc một vùng viêm phổi đang hoại tử và tạo hang, có thể tạo một khoảng khí giữa nội dung bên trong và thành hang và cho hình ảnh liềm hơi (hình 2.2). Khối bên trong thông thường là khối u nấm. Hình 2.2. Hình dấu hiệu liềm hơi. CT cho thấy tổn thương phổi dạng nốt ưu thế dưới màng phổi do thuyên tắc nhiễm khuẩn. Một số tổn thương nốt hóa hang và tạo ra hình ảnh liềm hơi (mũi tên).

3. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 29 3. Dấu hiệu phồng rãnh liên thùy (Bulging fissure sign) Kinh điển đây là hình ảnh viêm phổi thùy do K.pneumonia. Sự lan rộng toàn bộ một thùy của tổn thương làm cho rãnh liên thùy phồng. Hình 2.3. Hình dấu hiệu rãnh liên thùy phồng. Trên phim thẳng (A) và nghiêng (B) là hình ảnh viêm phổi thùy, thường do K.pneumonia. Trên phim nghiêng thấy ranh giới dưới là kết hợp của hai đoạn rãnh liên thùy (rãnh liên thùy nhỏ phía trước – mũi tên ngắn và đoạn trên của rãnh liên thùy lớn phía sau – mũi tên dài). 4. Dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục (Continuous diaphragm sign) Bình thường theo nguyên lý dấu hiệu bóng, phần cơ hoành dưới bóng tim không nhìn thấy vì tim, cơ hoành và gan cùng nằm trên một mặt phẳng và cùng cản tia dạng nước. Trong trường hợp giữa tim và cơ hoành có một khoảng khí chúng ta sẽ thấy bờ của gan liên tục dưới bóng tim hay là dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục. Dấu hiệu này cho phép chúng ta chẩn đoán có tràn khí trung thất. Hình 2.4. Dấu hiệu cơ hoành liên tục. Trên phim ngực thẳng có hình ảnh tràn khí trung thất, cơ hoành nhìn thấy liên tục (mũi tên). Khí trung thất cũng được nhìn thấy ở vùng cổ hai bên (mũi tên không liền nét). 5. Dấu hiệu mạch đồ trên CT (CT angiogram sign) Dấu hiệu mạch đồ trên CT dùng để chỉ hình ảnh mạch máu có thuốc cản quang trong một vùng phổi kém thông khí. Các mạch máu được

4. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 30 nhìn thấy ưu thế tương phản với nền phổi mờ kém cản tia hơn (hình 2.5). Hình ảnh này gặp trong ung thư tế bào phế quản-phế nang, lymphoma và cũng có thể thấy trong trong các bệnh lý khác, trong đó có viêm phổi nhiễm khuẩn. Hình 2.5. Hình dấu hiệu mạch máu đồ. Trên phim CT có cản quang chúng ta thấy hình ảnh ung thư tế bào phế quản-phế nang thùy dưới trái. Các mạch máu phổi (mũi tên) thấy rõ trên nền nhu mô phổi cản tia kém hơn. 6. Dấu hiệu rãnh sâu (Deep sulcus sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng tràn khí màng phổi trên phim chụp tư thế nằm. Ở tư thế này khoang khí màng phổi sẽ không giống như trên phim thẳng đứng (khoảng khí nằm dọc thành bên lồng ngực). Chúng ta sẽ thấy vùng tràn khí lấn sâu vào phía trong lồng ngực, không mang hình dạng tràn khí thông thường, thường làm cho góc sườn và tâm hoành nhìn rõ trên phim. Hình 2.6. Hình dấu hiệu rãnh sâu. (A) Trên phim ngực thẳng tư thế nằm có hình ảnh tràn khí màng phổi hai bên. Khoang khí hai bên rộng, lấn sâu vào trong thành ngực (mũi tên). (B) Cũng trên phim ngực thẳng tư thế nằm của một bệnh nhân thở máy bị tràn khí màng phổi do khí áp. Trên phim chúng ta thấy mở rộng góc sườn hoành phải, tràn khí trung thất, dưới da ngực và cổ. 7. Dấu hiệu phổi rơi (Fallen lung sign) Dấu hiệu này chỉ một trường hợp phổi xẹp (thường do chấn thương

5. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 31 ngực gây xẹp phổi) kèm theo gãy phế quản làm cho phổi không còn được treo ở vị trí bình thường tương xứng với rốn phổi mà như bị rơi xuống thấp và ra ngoài (tư thế đứng) hay ra sau (tư thế nằm thấy trên CT). Hình ảnh này cần phân biệt với xẹp phổi do tràn khí màng phổi. Trong trường hợp tràn khí màng phổi, phổi xẹp và co lại theo hướng về rốn phổi. Hình 2.7. Dấu hiệu phổi rơi. Trên phim thẳng tư thế nằm một bệnh nhân chấn thương do tai nạn. Có tràn khí màng phổi ở bên phải tồn tại dai dẳng mặc dù đã được mở màng phổi đặt ống dẫn lưu. Điều này cho thấy khoảng trống màng phổi bên ngực phải không phải là do tràn khí màng phổi mà do xẹp phổi hậu quả của gãy một phế quản lớn. Phổi bị xẹp lại, rơi xuống dưới và ra ngoài thay vì co lại về phía trong, rốn phổi. 8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo thắt (Flat waist sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng trở nên phẳng ở bờ ngoài của hình lồi quai động mạch chủ và của động mạch phổi kế cận trên hình trung thất phim ngực thẳng. Hình ảnh này gặp trong trường hợp xẹp nặng thùy dưới bên trái và tạo ra sự dịch chuyển về phía bên trái và xoay tròn của tim. Hình 2.8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo. Trên phim thẳng cho thấy vùng thùy dưới bên trái trở nên mờ do xẹp. Chúng ta không còn thấy đường cong cơ hoành trái ở khoảng giữa (kết quả của hiện tượng dấu hiệu bóng). Phế quản thùy dưới trái trở nên đứng hơn bình thường (mũi tên ngắn). Sự dịch về phía trái và xoay của tim ở vùng xẹp phổi tạo ra hiện tượng phẳng của đường cong hình lồi quai động mạch chủ và đoạn động mạch phổi tiếp nối bên dưới (mũi tên dài). 9. Dấu hiệu ngón tay trong găng (Finger- in- glove sign) Trong bệnh nấm phổi – phế quản do Aspergillus. Biểu hiện bằng dị ứng thứ phát do quá mẫn, phế quản chứa dịch nhầy phế quản, xác tế bào, bạch cầu ái toan, sợi nấm. Phế quản tổn thương biểu hiện trên X-quang bằng những hình mờ hình dạng dễ nhận biết.

6. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 32 Hình 2.9. Dấu hiệu ngón tay trong găng. (A) Trên phim thẳng bệnh nhân bị xơ hóa nang và nấm dị ứng phổi – phế quản. Phế quản tiếp cận vùng tổn thương bị giãn căng chứa dịch nhầy, nhiều bạch cầu ái toan, tế bào thoái hóa và sợi nấm tạo nên hình ảnh ống và hơi giống khối u (mũi tên). Hình ảnh này có thể khu trú, thường ở đáy. Có thể lan tỏa dạng giãn phế quản. (B) Trên phim CT có hình giãn phế quản thùy dưới trái trong lòng chứa đầy dịch. 10. Dấu hiệu chữ S (Golden S sign) Khi một thùy bị xẹp quanh một khối u trung tâm sẽ làm cho nhu mô phổi vùng xẹp tăng đậm độ, co lại hướng về phía khối u trung tâm tạo thành một hình ảnh có chu vi lõm. Ở vùng trung tâm, khối u là hình ảnh có chu vi lồi. Liên kết hai bất thường tăng đậm độ cản tia này sẽ cho hình ảnh mờ có chu vi hình chữ S xuôi hoặc ngược. Dấu hiệu này khá quan trọng vì nó có ý nghĩa là có tắc nghẽn trung tâm và ở người lớn thì nhiều khả năng là ung thư phế quản. Hình 2.10. Dấu hiệu chữ S. (A) Phim thẳng của một bệnh nhân ung thư phế quản thùy trên phải. (B) CT cho thấy: khối u nội lòng phế quản làm xẹp thùy trên phổi phải và làm dịch chuyển rãnh liên thùy nhỏ (mũi tên không liền nét) về phía rốn phổi. Khối u tạo ra hình ảnh ranh giới lồi về phía nhu mô phổi (mũi tên liền nét). Bờ ngoài của các bất thường trên phim tạo thành hình chữ S ngược.

7. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 33 11. Dấu hiệu quầng sáng (Halo sign) Dấu hiệu này để chỉ một quầng mờ nhạt trên phim CT. Quầng mờ này bao quanh hoặc có dạng như vầng mờ đều quanh một tổn thương nốt hay vùng đông đặc mờ đậm hơn. Mặc dù hầu hết các nốt phổi gây chảy máu đều có thể tạo ra dấu hiệu này nhưng trên bệnh nhân leukemia, nếu thấy dấu hiệu trên thì cần nghĩ đến hiện tượng xâm nhiễm sớm của nấm Aspergillus. Hình 2.11. Dấu hiệu quầng sáng. Trên CT cắt ngang vùng đỉnh phổi cho thấy có nốt mờ và vùng đông đặc hai bên với quầng sáng mờ nhạt hơn (dạng kính mờ) bao quanh (mũi tên). Bệnh nhân leukemia và hình ảnh này gợi ý nhiễm nấm Aspergillus. 12. Dấu hiệu lồi Hampton (Hampton hump sign) Nhồi máu phổi sau thuyên tắc phổi tạo ra một vùng mờ bất thường trên X-quang ngực. Hình mờ này luôn tiếp xúc với màng phổi và có nhiều dạng khác nhau. Khi đường ranh giới trong có dạng tròn, nó được gọi là dấu hiệu lồi mà Hampton và Castleman mô tả. Hình 2.12. Dấu hiệu lồi Hampton. Trên CT cửa sổ phổi (A) chúng ta thấy một hình mờ ngay dưới màng phổi thùy dưới phổi trái (mũi tên). Hình mờ dạng lồi này là nhồi máu phổi sau thuyên tắc động mạch phổi. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi hai bên, hình ảnh hay gặp trong thuyên tắc động mạch phổi cấp. Trên

8. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 34 CT cửa sổ trung thất (B) chúng ta thấy hình ảnh mờ nhạt trong động mạch phổi trái dạng khuyết yên ngựa nối từ phân thùy lưỡi xuống thùy dưới (mũi tên) giải thích nguyên nhân tổn thương dạng lồi ở cửa sổ phổi. 13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành (Juxtaphrenic peak sign) Dấu hiệu này chỉ một hình ảnh bất thường nhỏ dạng tam giác làm mất đi hình dạng bình thường của bờ hoành. Đây là hình ảnh thứ phát sau tổn thương gây xẹp phổi ở phía trên. Hình ảnh này được tạo nên bởi hiện tượng kéo màng phổi hoặc rãnh liên thùy lớn và dây chằng dưới màng phổi. Hình 2.13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành: Trên phim thẳng một bệnh nhân đã được điều trị xạ trị cho thấy bên cạnh trung thất có hiện tượng xơ hóa trung thất hai bên và kéo rút vị trí rốn phổi cao hơn bình thường (mũi tên không liền nét). Cơ hoành trái cao hơn bình thường và có dấu hiệu móc nguyên nhân do mất thể tích phổi phía trên (mũi tên liền nét). 14. Dấu hiệu liềm khí (Luftsichel sign) Khi xẹp thùy trên trái, phân thùy đỉnh của thùy dưới là nơi nằm giữa quai động mạch chủ và thùy trên bị xẹp, có hiện tượng tăng ứ khí (hyperinflated). Khu vực này trở nên sáng hơn bình thường và có dạng hình liềm do bờ ngoài của quai động mạch chủ nằm ở phía trước che đi một phần phía trong của khu vực tăng ứ khí này. Dấu hiệu này thường thấy ở bên trái do tính chất giải phẫu hai bên khác nhau và bên phải có rãnh liên thùy nhỏ. Khi thấy dấu hiệu này cần nghĩ đến xẹp thùy trên và nhiều khả năng là ung thư phế quản ở người lớn. Hình 2.14. Dấu hiệu liềm khí: Trên phim thẳng (A) thấy một quầng sáng hình liềm

9. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 35 tiếp giáp với quai động mạch chủ (mũi tên). Chúng ta cũng thấy phổi trái mờ hơn, mất ranh giới bên trái của tim và cơ hoành trái cao hơn bình thường do xẹp thùy trên trái và dấu hiệu bóng. Trên phim nghiêng (B) chúng ta thấy rõ có dịch chuyển vị trí rãnh liên thùy lớn ra phía trước và mờ toàn bộ thùy trên trái (mũi tên). 15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy (Melting ice cube sign) Dấu hiệu này để chỉ sự xuất hiện của hiện tượng đang hồi phục (resolving) của nhồi máu phổi trên phim thẳng và CT, nhìn giống như hình ảnh tan chảy bề mặt khối băng từ ngoài dần vào trong. Hình ảnh này cần phân biệt với hình mờ do viêm phổi đang hồi phục. Trong trường viêm phổi hình mờ hồi phục có dạng lốm đốm. Hình 2.15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy: (A) Hình ngực thẳng một bệnh nhân nam 69 tuổi có bệnh sử 6 tuần ho, đau ngực, ho máu cho thấy mờ khoảng dưới màng phổi hai bên, gần góc sườn hoành (mũi tên) do nhồi máu phổi. (B) Phim CT ngực 2 tuần sau đó cho thấy có hình mờ ngoại vi hai bên (mũi tên), hình ảnh điển hình của nhồi máu phổi đang hồi phục. Hình ảnh này không có dạng hình nêm hoặc tròn của nhồi máu cấp. Sự hồi phục của nhồi máu từ ngoại vi vào trung tâm tạo ra hình ảnh giống như bề mặt băng đang tan chảy. 16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch (Ring around the artery sign) Dấu hiệu này để chỉ một hình tròn sáng rõ bao quanh động mạch phổi phải được nhìn thấy ở tư thế chếch trước trong một trường hợp tràn khí màng phổi.

10. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 36 Hình 2.16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch: (A) Hình ngực chếch trước đứng của một bệnh nhân có suy hô hấp cấp cho thấy có hình vành tròn sáng quanh động mạch phổi phải (mũi tên) nguyên nhân do tràn khí màng phổi trung thất. (B) Trên CT hình ảnh này thấy rõ hơn. 17. Dấu hiệu dầy màng phổi (Split pleural sign) Bình thường màng phổi tạng và màng phổi thành mỏng và sát nhau không nhìn thấy được trên CT ngực. Khi tràn dịch màng phổi dịch tiết, khoang màng phổi có dịch, màng phổi bị dầy lên tạo ra hình ảnh màng phổi rõ trên phim. Hình 2.17. Dấu hiệu dầy màng phổi trên CT ngực: Phim CT ngực có cản quang cho thấy màng phổi có dịch và hình ảnh lá thành, lá tạng màng phổi dầy và tách nhau. 18. Dấu hiệu Westermark (Westermark sign) Dấu hiệu này dùng để chỉ hiện tượng thiếu máu của phổi ở phía sau một động mạch phổi bị tắc do thuyên tắc động mạch phổi.

11. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 37 Hình 2.18. Dấu hiệu Westermark: (A) Trên phim ngực thẳng cho thấy hiện tượng thiếu máu của phổi phải, gọi là dấu hiệu Westermark. Phổi phải mạch máu giảm nhiều so với phổi trái và làm cho phổi phải trở nên sáng hơn. (B) CT cửa sổ phổi cho thấy rõ hơn hiện tượng giảm mạch máu phổi bên phải. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi bên phải. (C) CT cửa sổ trung thất cho thấy có huyết khối phát triển động mạch phổi lan sang cả nhánh phải (mũi tên). 19. Dấu hiệu cột sống (spine sign) Tổn thương ở thùy dưới phổi có thể sẽ không nhìn rõ trên phim thẳng. Trong trường hợp này phim nghiêng thường giúp nhìn rõ hơn khi có dấu hiệu cột sống. Bình thường các thân đốt sống trên phim nghiêng trở nên sáng dần từ trên xuống dưới. Khi có tổn thương phổi, sự sáng dần này trở nên bị gián đoạn. Hình 2.19. Dấu hiệu cột sống: (A) Phim thẳng của một bệnh nhân viêm phổi thùy dưới phổi trái. Chúng ta thấy đáy phổi trái mờ hơn bình thường. (B) Nhìn nghiêng cho thấy hình mờ này che lấp cột sống làm mất đi hiện tượng tăng sáng dần của cột sống từ trên xuống dưới. Đây là dấu hiệu điển hình của bất thường của thùy dưới, thường là viêm phổi, gọi là dấu hiệu cột sống.

14. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 40 Hình 2.22. Hình ảnh nang: (A) Hình ảnh nang trên một bệnh nhân bệnh u cơ trơn- bạch huyết (lymphangioleiomyomatosis): các nang thành mỏng phân bố đồng đều xen kẽ với những vùng phổi lành. (B) Hình ảnh dạng nang trên một bệnh nhân khí thũng phổi dạng trung tâm tiểu thùy. Ở đây ranh giới các hình tăng sáng không rõ, ở một số chỗ có hình ảnh động mạch trung tâm tiểu thùy (mũi tên). Tổn thương dạng này điển hình thường tập trung ở phần trên phổi. 23. Hình ảnh nốt (Nodular pattern) Hình ảnh nốt dùng để chỉ những hình mờ dạng tròn, đa dạng, thông thường kích thước 1mm-1cm. Trên X-quang ngực thường quy thường khó phân tách các nốt riêng rẽ do hình ảnh của chúng chồng lên nhau nhưng trên CT ngực chúng ta có thể thấy rõ các nốt riêng rẽ. Tùy theo kích thước, hình ảnh mờ dạng nốt có thể được mô tả như là các hạt kê (1-2mm), các nốt nhỏ, các nốt trung bình hoặc các nốt lớn. Các nốt có thể có thêm các đặc tính khác về ranh giới của chúng (đều hay không đều), có hay không hang, có dạng kính mờ hay không, có vôi hóa không, phân bố ở trung tâm hay ngoại vi… Hình 2.23. Hình ảnh nốt và dầy thành. (A) CT cho thấy hình ảnh nốt và dầy thành (mũi tên). Các nốt rải rác và các vùng mờ dạng kính mờ ở phổi phải. Dạng tổn

15. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 41 thương như vậy gợi ý nhiều tới ung thư phế quản nguyên phát lan theo đường bạch mạch một bên phổi. Nếu ung thư nguyên phát ngoài phổi lan theo đường bạch mạch thì tổn thương thường cả hai bên. (B) Hình ảnh nốt quanh mạch bạch huyết: CT một bệnh nhân trẻ bị sarcoidosis. Các nốt nhỏ đa dạng phân bố dọc theo phân chia mạch máu và phế quản (mũi tên liền nét). Đây là dạng phân bố quanh mạch bạch huyết điển hình của sarcoidosis. (C) Hình ảnh nốt trung tâm tiểu thùy phổi: Hình ảnh CT trên một thanh niên bị viêm phổi quá mẫn (còn gọi là bệnh viêm phế nang dị ứng) cho thấy có nhiều nốt mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiểu thùy phổi. (D) Hình ảnh nốt lao kê: Hình ảnh kê trên bệnh nhân bị lao lan tràn đường máu. Hình ảnh này cũng có thể gặp trong nấm phổi hoặc di căn ung thư. Hình ảnh nốt không đồng đều phân bố quanh mạch bạch huyết là đặc trưng của sarcoidosis. Trong bệnh này các nốt tụ lại mà trên vi thể tạo thành các u hạt không bã đậu hóa, phân bố dọc theo bó phế quản- mạch máu, vách liên tiểu thùy phổi, khu vực dưới màng phổi. Cũng có thể thấy hình ảnh này trong bệnh silicosis hoặc bụi phổi, tuy nhiên hiếm thấy ở giai đoạn muộn. Khi bệnh silicosis hoặc bụi phổi tiến triển, các nốt silic có thể tập trung lại và tạo thành xơ hóa mảng. Nhiều nốt nhỏ mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiêu thùy phổi là hình ảnh đặc trưng của viêm phế nang dị ứng cấp hoặc bán cấp. Những hình ảnh nốt nhỏ dạng kê có đường kính từ 1-3mm, ranh giới thường không đều thường là hình ảnh lao lan tràn theo đường máu, nấm phổi, ung thư di căn (thường là ung thư tế bào gai), u hạt Wegener, bệnh thấp phổi. Hình ảnh nốt phổi không đều phân bố dạng phế quản mạch máu là đặc trưng của lymphoma, leukemia, Kaposi sarcoma (hình 2. 23). 24. Hình ảnh mờ kiểu kính mờ (Ground-glass pattern) Hình ảnh kính mờ được định nghĩa như là hình ảnh mờ rất nhạt như mù sương làm giảm sáng hình ảnh phổi bình thường nhưng vẫn còn giữ ranh giới phế quản-mạch máu. Nguyên nhân là do khoảng khí ngoại vi bị lấp đầy một phần, mô kẽ bị dầy lên và xẹp phế nang. Hình ảnh này không nên nhầm với hình ảnh kết đặc phổi (consolidation). Trong trường hợp kết đặc phổi thì ranh giới phế quản-mạch máu bị mờ đi. Hình ảnh kính mờ có thể kết hợp với hình phế quản hơi. Hình ảnh kính mờ thông thường là không đặc hiệu. Trong một nghiên cứu bệnh nhân bị thâm nhiễm mạn tính được thực hiện sinh thiết khu vực có hình ảnh kính mờ cho thấy bệnh lý mô kẽ ưu thế chiếm 54%, tổn thương như nhau ở mô kẽ và phế nang chiếm 32% và tổn thương phế nang chiếm ưu thế là 14% (Leung AN và cs. Radiology 1993). Trong bệnh cảnh phổi cấp tính thì hình ảnh kính mờ là hình ảnh đặc trưng viêm phổi, xuất huyết phổi, phù phổi. Với bệnh nhân có suy giảm miễn dịch mắc phải thì hình ảnh

16. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 42 kính mờ khu trú hay tản mạn gợi ý nhiều viêm phổi do P.carinii. Ở những bệnh nhân ghép (ghép phổi, ghép tủy) thì hình ảnh này có thể là nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết phế nang. Hình ảnh kính mờ tản mạn hay dạng đốm có thể thấy trong viêm phế nang dị ứng, viêm phổi kẽ, báo hiệu hiện tượng xâm nhập vào phế nang, mô kẽ dịch viêm, tế bào viêm. Hình ảnh kính mờ đơn độc ở một khu vực nhỏ có thể thấy trong ung thư phế quản-phế nang giai đoạn sớm, dị sản biểu mô tuyến không điển hình. Hình 2.24. Hình ảnh kính mờ: CT trên một bệnh nhân viêm phổi lan tỏa cho thấy hình ảnh kính mờ hai bên. Hình ảnh phế quản và mạch máu còn nhìn thấy rõ. 25.Hìnhảnhphổimờdạngkhảm(Mosaicpatternoflungattenuation) Bình thường phổi mờ đi trong thì thở ra. Khi có hiện tượng tắc nghẽn và khí cạm, phổi còn sáng ở thì thở ra và cho thấy hình ảnh những mảng mờ không theo nguyên tắc giải phẫu trên mặt cắt ngang khác so với hình phổi bình thường. Trên CT ở khu vực khí cạm, phổi có vẻ sáng hơn ở thì thở ra. Bệnh lý tạo ra khí cạm ở thùy phổi hay phổi là ở các phế quản lớn trong khi khí cạm ở tầm phân thùy hay dưới phân thùy là ở các phế quản nhỏ. Bệnh lý giãn các tiểu phế quản thường thấy kết hợp với hiện tượng tạo hình ảnh dạng khảm này. Hình ảnh dạng khảm cũng còn được thấy trong các bệnh lý mạch máu như trong bệnh huyết khối-thuyên tắc (thromboembolic) mạn tính, co mạch phản xạ, gây ra hiện tượng giảm tưới máu từng khu vực phổi. Hình 2.25. Hình ảnh mờ dạng khảm: Hình mờ dạng khảm thì thở ra trên bệnh

18. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 44 Hình 2.26. Hình ảnh cành cây mọc chồi: (A) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản nhiễm khuẩn: các nốt nhỏ xen kẽ các vệt mờ dạng cành cây, có nhiều ở vùng ngoại vi (mũi tên). (B) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân xơ hóa nang cho thấy giãn phế quản, tiểu phế quản hai bên với hình mờ dạng cành cây mọc chồi ở ngoại vi phổi phải (mũi tên). Các hình mờ tạo nên từ sự ứ tích dịch tiết ở các tiểu phế quản. (C) Hình cành cây mọc chồi cả hai bên trên CT ngực bệnh nhân phổi hít (mũi tên). (D) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản toàn bộ tiểu thùy (mũi tên liền nét) và hình ảnh giãn phế quản (mũi tên không liền nét).

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực La Gi

Được đánh giá là một trong những bệnh viện có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động y khoa và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Bệnh viện ĐKKV La Gi luôn thực hiện tốt 12 Điều Y đức về khám chữa bệnh. Lấy người bệnh làm trung tâm, không ngừng nâng cao y đức của người thầy thuốc, chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện đã đưa ra nhiều hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần đưa Bệnh viện trở thành điểm sáng về y tế.

Điểm sáng của BV ĐKKV La Gi là sở hữu đội ngũ CBNV chuyên nghiệp với tổng số 248 người, trong đó có 67 CBNV có trình độ sau đại học và đại học, tăng 8 lần so với năm 2014, thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn; cơ sở hạ tầng được đầu tư đầu tư nâng cấp, trang thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng công tác khám và điều trị gồm: 220 giường bệnh với 19 khoa phòng, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như 5 máy thận nhân tạo, máy chụp CT scanner, máy đo loãng xương bằng tia X, các thiết bị xét nghiệm…góp phần làm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

“Trong thời gian qua, Bệnh viện còn gặp không ít khó khăn về trang thiết bị và thiếu đội ngũ y bác sĩ. Nhưng đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu được giao với tổng thu đạt mức gần 68.000 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2014. Tuy số lượng người bệnh nội trú giảm 0,5 % so với năm 2014, nhưng tình hình các bệnh lý mãn tính ngày càng nhiều, ngày điều trị nội trú bình quân vẫn dài hơn so với năm trước, đạt 4,7 ngày. Chất lượng điều trị tăng lên, giảm tỉ lệ chuyển viện. Nhiều khoa hoạt động quá tải, nhất là các khoa Nội, Sản, Nhiễm, Cấp cứu và Chống độc”. Ông Đỗ Văn Anh cho biết thêm, năm 2015 Bệnh viện đã tổ chức khám cho hơn 200.000 lượt bệnh nhân, đạt gần 101% kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng số bệnh nhân nội trú gần 19.000 lượt bệnh nhân, đạt gần 104% kế hoạch đề ra; công suất sử dụng giường bệnh đạt 110%; giảm tỉ lệ chuyển viện xuống 5,6% (năm 2014 là 5,6%); tỷ lệ tử vong giảm xuống còn 0,03% (năm 2014 là 0,05%).

Việc thực hiện BHYT, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người già, trẻ em, phụ nữ được Bệnh viện đặc biệt quan tâm.

Có thể thấy hiện nay, khám chữa bệnh bằng BHYT được đa số người dân sử dụng nhưng người dân chưa thực sự sử dụng thẻ BHYT một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, năm qua BV ĐKKV La Gi đã đạt mức thu viện phí từ BHYT hơn 35.000 triệu đồng, tăng 13% so với tổng thu, chiếm gần 53% tổng thu. Từ đó, trung tâm y tế luôn đề cao tinh thần đón tiếp, hướng dẫn người bệnh chu đáo, không phân biệt đối xử giữa người có thẻ BHYT với người không có thẻ BHYT, không phân chia giàu nghèo, dân tộc. Đồng thời, thực hiện quan tâm đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, dân tộc bằng các hoạt động thiết thực như: tặng suất ăn đặc biệt, tổ chức thăm hỏi….

Để thuận tiện cho khám chữa bệnh, điều trị cũng như công tác quản lý, BV ĐKKV La Gi đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khám và điều trị bệnh, từ đó mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Trong đó, thực hiện việc khảo sát, đánh giá và rút gọn các bước trong quy trình hành chính về khám chữa bệnh nhằm tăng cường sự hài lòng của người bệnh.

Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong giao tiếp.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo lại, cập nhật kiến thức, nghiên cứu khoa học để nâng cao tay nghề. Đồng thời, nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến cho trạm y tế và đề án 1816 với Phòng khám Đa khoa khu vực Tân Hải và đề án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh Viện Từ Dũ.

Ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, BV ĐKKV La Gi còn tích cực tuyên truyền giáo dục y đức, truyền thống tốt đẹp của ngành y cho CBNV, qua đó giúp cho cán bộ hiểu về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những thành quả mà Bệnh viện đạt được đã tạo được lòng tin từ người dân trong khu vực La Gi và vùng phụ cận. Giám đốc Đỗ Văn Anh khẳng định: “Đây cũng chính là động lực để Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ CBNV đoàn kết, không ngừng phấn đấu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho người dân”.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của bệnh viện không đáp ứng nhu cầu khám và điều trị nội trú và ngoại trú. Năm 2016, bệnh viện được giao chỉ tiêu hoạt động 240 giường, nhưng thực kê 300 giường, có lúc số người bệnh thu dung vượt quá 320 giường. Hiện tại do thiếu cơ sở nên bệnh viện chưa triển khai được khoa hồi sức tích cực và chống độc, phải hoạt động chung với khoa cấp cứu ban đầu. Trước quá trình hình thành các khoa phòng theo tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa hạng 2 đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về cơ sở vật chất bảo đảm diện tích sử dụng và đạt tiêu chuẩn. Đầu tháng 8, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng, nâng cấp Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi, diện tích xây dựng 4.305m2, tổng vốn đầu tư hơn 64,949 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 – 2020.

Bên cạnh đó, đơn vị còn tích cực thực hiện công tác thu hút cán bộ bằng chế độ đãi ngộ. Nhờ đó, đã thu hút được 10 bác sĩ từ Trường Đại học Y Huế đến công tác. Định hướng thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút và đào tạo cán bộ để có đội ngũ chuyên khoa đáp ứng yêu cầu thành lập các khoa mới. Dự kiến đến năm 2020, bệnh viện sẽ có 8 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, so với năm 2016 tăng 4 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng. Ngoài ra, đơn vị tranh thủ công tác chuyển giao công nghệ qua thực hiện Đề án 1816 và tham gia Dự án bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện tuyến trên. Cụ thể là Đề án 1816 của Bệnh viện Thống nhất TP Hồ Chí Minh và Đề án bệnh viện về sản phụ khoa giai đoạn 2016 – 2020 của Bệnh viện Từ Dũ.

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bệnh viện còn tăng cường triển khai thực hiện dịch vụ kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật chuyên môn mới về lâm sàng và cận lâm sàng. Khuyến khích thực hiện nghiên cứu khoa học, qua đó ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Hiện đơn vị đang thực hiện đề tài “Giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là đẻ không đau”. Thời gian tới, các kỹ thuật chuyên môn mới được quan tâm và khuyến khích thực hiện như tán sỏi thận, phẫu thuật sọ não, mổ phaco….

Nghien Cuu Dieu Tri Ung Thu Bieu Mo Khoang Mieng Co Su Dung Ky Thuat Tao Hinh Bang Vat Ranh Mui Ma

Published on

Luận án Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má.Ung thư biểu mô khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng

1. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN, LUẬN ÁN Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 Luận án Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má.Ung thư biểu mô khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng [31]. MÃ TÀI LIỆU BQT.YHOC. 00129 Giá : 50.000đ Liên Hệ 0915.558.890 Trên thế giới, tỉ lệ ung thư biểu mô khoang miệng khác nhau tuỳ theo khu vực địa lý. Ở Hoa Kỳ, ung thư vùng đầu cổ chiếm 15% tổng số ung thư các loại với tỷ lệ mắc là 9,5 ca trên 100.000 dân. Trong đó, tỷ lệ các khối u ác tính vùng khoang miệng là 30% tổng số ung thư đầu cổ và 5% tổng số các ung thư nói chung. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Tại Việt nam, theo ghi nhận ung thư 1991-1995, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 2,7/100.000 dân (chiếm 1,8%), ở nữ là 3/100.000 dân (chiếm 3,1%). Tính đến năm 2008, ung thư biểu mô khoang miệng là một trong mười ung thư nam giới phổ biến nhất Việt nam [2], [4], [40], [62]. Chỉ định điều trị ung thư biểu mô khoang miệng khác nhau tuỳ theo giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn I và II, phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần có vai trò như nhau. Đối với giai đoạn III và IV, thường có sự phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hoá trị (có thể là phẫu thuật và xạ trị, xạ trị và hoá trị hoặc cả ba phương pháp). Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu vì lợi ích của phương pháp này mang lại như không gây tổn thương mô lành, thời gian điều trị ngắn và bệnh nhân không phải chịu đựng những tác dụng phụ do xạ trị. Khoang miệng có nhiều chức năng quan trọng như phát âm, hô hấp, dinh dưỡng và thẩm mỹ. Mặt khác, phẫu thuật cắt bỏ các khối u ác tính đòi hỏi diện cắt phải đủ rộng để tránh tái phát. Vì vậy, việc tạo hình lại các khuyết hổng khoang miệng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u là một thách thức lớn đối với phẫu thuật viên, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của phẫu thuật. Trên thế giới, cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật tạo hình, nhiều loại vạt cơ và da- cơ như vạt da tại chỗ và kế cận, cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm, cơ lưng to, cơ thang, cơ bám da cổ sử dụng liền cuống đã mang lại hiệu quả rất lớn trong tái tạo các tổn khuyết vùng khoang miệng. Tuy nhiên những vạt trên khó đạt hiệu quả cao vì sự hạn chế vươn dài của vạt, sự quay của vạt quá cồng kềnh và làm biến dạng rất nhiều ở vùng có cuống vạt đi qua [19].

2. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN, LUẬN ÁN Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 Vi phẫu thuật ra đời cho phép sử dụng các vạt da-cơ hay da-cơ-xương từ xa có cuống nuôi để nối với mạch máu dưới kính phóng đại [78]. Tiến bộ này đã mang lại cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật tạo hình, tuy nhiên không phải cơ sở ngoại khoa nào cũng có thể áp dụng được. Trong các vạt da tại chỗ và kế cận, vạt rãnh mũi má được coi là vạt có cuống mạch, có thể sử dụng để điều trị các tổn khuyết vùng khoang miệng. Vạt rãnh mũi má đã được sử dụng từ năm 600 trước Công nguyên [48], sau đó đến thế kỷ XIX-XX đã được nhiều tác giả nghiên cứu cải tiến sử dụng rộng rãi với rất nhiều hình thức như chuyển vạt cuống trên, cuống dưới hoặc vạt đảo để tái tạo những khuyết hổng phần mềm vùng hàm mặt. Vạt này được nhiều tác giả thừa nhận là vạt có nhiều ưu điểm về màu sắc, chất liệu, sức sống tốt, linh hoạt, đa dạng và sẹo nơi cho vạt kín đáo trùng với nếp rãnh mũi má trên mặt. Mặt khác việc tạo hình bằng vạt này cho phép tiến hành phẫu thuật trong thời gian ngắn, điều đặc biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân già yếu hoặc có bệnh kèm theo không chịu được phẫu thuật nặng nề và kéo dài. Ở nước ta, các nghiên cứu về ung thư biểu mô khoang miệng chưa nhiều, đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về điều trị khối u ác tính khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má. Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô khoang miệng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 2. Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má. MỤC LỤC Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU 3 1.1.1. Hình thể 3 1.1.2. Mạch máu 5 1.1.3. Thần kinh 6 1.1.4. Bạch huyết 6 1.2. DỊCH TỄ HỌC, NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ 8 1.2.1. Dịch tễ học 8 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ 9 1.3. CHẨN ĐOÁN 11 1.3.1. Chẩn đoán xác định 11 1.3.2. Chẩn đoán phân biệt 16

5. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN, LUẬN ÁN Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 viện K”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội. 7. Huỳnh Anh Lan, Nguyễn Thị Hồng (2002), “Phòng chống UTBM khoang miệng trong thực hành và trong cộng đồng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 6, tr. 14-17. 8. Trần Đặng Ngọc Linh (1998), “Khảo sát dịch tễ học, bệnh học lâm sàng, điều trị ung thư hốc miệng”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Trần Đặng Ngọc Linh, Phan Thanh Sơn, Phạm Chí Kiên và CS (1999), “Ung thư hốc miệng. Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên đề ung ung bướu, 3(4), tr. 143-149. 10. Trịnh Văn Minh (1998), Giải phẫu người tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr. 451-484. 11. Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh, Trần Kim Chi (1995), “Bước đầu nhận xét giai đoạn bệnh những ung thư thường gặp ở bệnh viện K 1992 – 1994″, Chống đau ung thư và điều trị triệu chứng, Hà Nội, tr. 15-17. 12. Phạm Cẩm Phương (2005), ” Đánh giá hiệu quả của hoá chất tân bổ trợ phác đồ CF trong điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (Mo) tại bệnh viện K từ năm 2002 – 2005″, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học y Hà Nội. 13. Lương Thị Thúy Phương (2005), “Đánh giá kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má trong điều trị tổn khuyết phần mềm tầng giữa và dưới mặt”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện chuyên ngành phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội. 14. Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Chấn Hùng và CS (2004), “Ung thư lưỡi, dịch tễ, chẩn đoán và điều trị”, Y học thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề ung bướu học, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 137-145. 15. Lê Văn Quảng (2012), “Nghiên cứu điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng Cisplatin – 5 Fluorouracil bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội. 16. Nguyễn Quang Quyền (1995), Bài giảng giải phẫu học tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 305. 17. Lê Đình Roanh (2001), “Cấu trúc của một số u phổ biến”, Bệnh học các khối u, Nhà xuất bản y học, tr. 129-155. 18. Trần Thiết Sơn (2006), “Quá trình liền vết thương”, Phẫu thuật tạo hình, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.19-23. 19. Lê Văn Sơn (2003), “Phục hồi các tổn khuyết vùng hàm mặt bằng vạt cân-cơ thái dương”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.

6. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN, LUẬN ÁN Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 20. Hàn Thị Vân Thanh, Nguyễn Quốc Bảo (2009), “Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư sàn miệng tại bệnh viện K giai đoạn 2003-2008”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, 3(651), p.65-68. 21. Nguyễn Văn Thành (2002), “Khảo sát độ mô học của carcinom tế bào gai ở hốc miệng”, Tạp chí y học thực hành,431, Bộ Y tế, tr 19-24. 22. Nguyễn Hữu Thợi (2007), “Các nguyên tắc xạ trị trong ung thư”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, tr. 31-38. 23. Bạch Minh Tiến (2002),”Sử dụng vạt trán và vạt rãnh mũi má điều trị tổn khuyết phần mềm vùng mũi”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội. 24. Vi Huyền Trác (2000), “U ác tính hay ung thư”, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản y học, pp. 115-129 25. Phạm Tuân (1991), “Các ung thư vùng đầu cổ”, Ung thư học lâm sàng (sách dịch), Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr. 306-327. 26. Nguyễn Văn Vi, Huỳnh Anh Lan (2000), “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ ung thư hốc miệng”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt năm 2000, Trường Đại học Y dược thànhphố Hồ Chí Minh, tr. 107-122.

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản, Lao Phổi, Ung Thư Phổi Trong Tiếng Anh Là Gi?

Primary lung cancer – U Phổi Nguyên Phát

Bronchogenic carcinoma – Ung thư phế quản nguyên phát

Lung metastasis – Ung thư phổi di căn

Miliary Lung metastasis – Ung thư phổi di căn thể kê

Nodule Lung metastasis – Ung thư phổi di căn thể nốt

Reticuloma Lung metastasis – Ung thư phổi di căn thể lưới

Chest carcino cannon ball – Ung thư phổi di căn thể thả bóng.

Cavitating Carcinoma – Ung thư phổi thể hang ác tính

Lung metastases from a low rectal carcinoma – Ung thư phổi di căn từ ung thư ác tính trực tràng thấp

Pleural Effusion – tràn dịch màng phổi

Encysted Effusion Greater Fissure – Tràn Dịch Rãnh Liên Thùy Lớn

Encysted Effusion Lesser Fissure – Tràn Dịch Rãnh Liên Thùy Nhỏ

Apical Fluid – Tràn dịch khu trú đỉnh phổi

Fluid in costophrenic – Tràn Dịch Khu trú góc sườn phải

Pneumothorax – Tràn dịch màng phổi

Hydropneumothorax – Tràn dịch khí màng phổi

Pneumonic lobe – Viêm Phổi Thủy

Lung abscess – Áp xe phổi

Collapsed – Xẹp phổi

Upper lobe collapsed – Xẹp thùy trên

Middle lobe collapsed – Xẹp thùy giữa

Lower lobe collapsed – Xẹp thùy dưới

Pulmonary tuberculosis – Lao Phổi

Pulmonary tuberculosis cavity – Lao hang

Pulmonary tuberculosis infiltrate – lao phổi thâm nhiễm

fibroid tuberculosis – Lao Xơ Phổi

Pulmonary tuberculosis with cavity – Lao Xơ Háng

Miliary tuberculosis – lao Kê

Primary tuberculosis – Lao Xơ Nhiễm

Lung cancer – U phổi

Pulmonary metastases from carcinoma of the breast. Note the right mastectomy and pleural effusion – Ung thư phổi di căn từ ung thư ác tính vú lưu ý cắt bỏ vú phải và hình tràng dịch màng phổi phải

Multiple pulmonary metastases from an osteosarcoma – Nhiều khối ung thư phổi di căn từ ung thư xương ác tính thể tạo xương

Large (cannonball) lung metastases from renal cell carcinoma – Ung thư di căn phổi thể thả bóng từ ung thư tế bào trực tràng

Miliary shadowing caused by pulmonary metastases Nhiều bóng mờ do ung thư di căn phổi

small cell lung cancer = SCLC – Ung thư phổi tế bào nhỏ

non-small cell lung cancer = NSCLC – Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

carcinoid tumor – U thần kinh nội tiết

lymphoma – U bạch huyết

primary lung cancers – Ung thư phổi nguyên phát

Adenocarcinoma – Ung thư mô tuyến

Bronchoalveolar cell carcinoma – Ung thư biểu mô tế bào cuông phổi và túi phổi

Pneumonia – Viêm phổi

Squamous cell carcinoma – Ung thư biểu mô tế bào vảy

Large cell cancer – Ung thư tế bào lớn

Lung Cancer Causes – Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Mesothelioma – U trung biểu mô

Pleura cancer – Ung thư màng phổi

TB = tuberculosis – Lao phổi

(COPD : chronic obstructive pulmonary disease) – Bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính

Primary tumor – Khối u nguyên phát

Metastatic tumors – U di căn

Hormones – Rối loạn hooc môn

Hemoptysis Ho ra máu

Shortness of breath Khó thở

Pleural effusion Tràn dịch màng phổi

Wheezing Thở khò khè

Dull pain – Đau dữ dội

Aching pain – Đau nhức nhói

Respiratory infections – Nhiễm trùng hô hấp lập đi lập lại

Bronchitis – Viêm phế quản

Metastatic lung cancer – Ung thư phổi di căn

Adrenal glands – U tuyến thượng thận

Seizures – Bệnh động kinh

27 Alveoli dilatation – Giãn phế nang

28 Bronchiectasis – Giãn phế quản

29 Cystic Bronchiectasis – Giãn phế quản nang

30 Bronchitis – Viêm Phế quản

Bronchitis Acute – Viêm Phế quản cấp

Bronchitis chronic – Viêm Phế quản mạn tính

Bronchitis catarrhal – Viêm Phế quản xuất tiết

Bronchopneumonia – Viêm Phế quản phổi

Massive pulmonary fibrosis Silicois – Bệnh bụ silic phổi xơ hóa lớn

Pleural plaque – Viêm dày dính màng phổi