Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Tinh Hoàn Di Căn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Tinh Hoàn Di Căn Là Gì?

Bệnh ung thư tinh hoàn di căn là dấu hiệu tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn ra các bộ phận xung quanh. Vậy nguy cơ nào dẫn đến ung thư tinh hoàn di căn?

Ung thư tinh hoàn thường không có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ đầu. Do đó, hầu hết người bệnh phát hiện mắc khi bệnh đã ở giai đoạn di căn. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh.

Ung thư tinh hoàn thường có các dấu hiệu cơ bản như:

– Sưng, đau tức tinh hoàn (hơn 90% đàn ông gặp triệu chứng này).

– Bìu sưng to, tấy, nặng bìu (hơn 80% con trai có biểu hiện này).

– Ngực to thất thường, sờ thấy đau, đau háng (Trên 50% con trai gặp triệu chứng này).

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn di căn

Ung thư tinh hoàn di căn hay còn được gọi là ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này kỹ thuật trị bệnh được áp dụng là xạ trị, hóa trị.

Thường người mắc bệnh tới giai đoạn này mới chịu thăm khám. Giai đoạn di căn rất khó để chữa hết bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể kéo dài thời gian sống.

– Khi bước vào giai đoạn di căn, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Nhất là khi bệnh di căn đến hạch thượng đòn gây nên hạch chùm. Hoặc di căn đến gan làm cho gan sưng to và đau tức. Không những thế, người bệnh còn mắc chứng sưng phù nề chân tay. Cảm thấy khó thở hoặc chán ăn và nôn mửa.

– Ung thư tinh hoàn di căn còn di căn đến xương làm giảm số lượng tinh trùng, đau nhức xương khớp. Thậm chí có thể mất đi khả năng sinh dục.

– Bệnh rất nguy hiểm, bên cạnh di căn đến các bộ phận, ung thư tinh hoàn còn là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng suy tĩnh mạch túi tinh, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Tỷ lệ thành công khi chữa ung thư tinh hoàn di căn

Theo thống kê mới nhất, nếu phát hiện bệnh khi chưa di căn thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 98%.

Một số trường hợp khối u vẫn có thể tái phát trở lại. Do đó, thường xuyên khám định kỳ để phát hiện và có phương án hỗ trợ điều trị kịp thời.

Hiện nay, nam giới ở độ tuổi từ 15 trở lên cần được giáo dục về sức khỏe giới tính. Nắm bắt được thông tin về bệnh ung thư tinh hoàn.

Người trong độ tuổi 40 cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị trước khi ung thư tinh hoàn di căn.

Cảnh Báo Ung Thư Tinh Hoàn Di Căn Lên Phổi Ở Tuổi 25

Các bệnh về tinh hoàn, trong đó có ung thư tinh hoàn khá phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên một mặt vì quá bận rộn, không để ý đến những biểu hiện khác thường ở bộ phận sinh dục, mặt khác các biểu hiện của ung thư tinh hoàn diễn biến âm thầm hơn nên khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn…

Biểu hiện & những đối tượng dễ mắc ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 1% tổng các loại ung thư ở nam giới ở mọi lứa tuổi.

Những thanh niên từ 15-35 tuổi có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất lại là những người còn quá trẻ nên rất ngại khi khám vùng nhạy cảm này. Đây là nhóm đối tượng rất cần chú ý bất thường ở vùng tinh hoàn.

Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm tinh hoàn lạc chỗ tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng không xuống đến bìu và người bệnh chỉ thấy có 1 tinh hoàn còn bên kia không có, bất thường bẩm sinh về hệ tiết niệu sinh dục (thận, dương vật) và có tiền căn gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.

Các biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn như có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường. Một số người bệnh có cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng hay bẹn.

Nếu phát hiện trễ khi ung thư đã di căn đến nơi khác thì tùy nơi di căn sẽ có các biểu hiện triệu chứng của cơ quan đó như ho, khó thở khi di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày, đau nhức xương nếu di căn đến xương, yếu liệt, nhức đầu hay hay hôn mê nếu di căn lên não….

Về diễn tiến, nếu phát hiện sớm khi ung thư còn nằm tại tinh hoàn mà chưa di căn đến nơi khác thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, phát hiện trễ, tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác gây khó khăn khi điều trị, tuy nhiên khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.

Bệnh nhân 25 tuổi ung thư tinh hoàn di căn lên phổi

Khi được báo tin, anh Sinh không tin rằng mình bị mắc ung thư tinh hoàn bởi chỉ thấy ho nhẹ, chứ không có biểu hiện gì khác. Tuy nhiên, khi được hỏi về các triệu chứng ở tinh hoàn, người bệnh mới thú nhận khoảng 2 tháng trước có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết và hiện không có gì bất thường.

Theo ThS BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi khi khám tinh hoàn phát hiện khối u cứng, không sưng đau. Vì không gây đau nên người bệnh đã không đi khám trong một thời gian tương đối dài. Đây chính là lý do ung thư tinh hoàn có thời gian di căn lên phổi.

Tương tự, TS BS Nguyễn Hoàng Đức – Trưởng khoa Tiết niệu nhận định rằng ở trường hợp của anh Sinh, mặc dù phát hiện có bất thường ở bìu từ trước nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi khám, và khi đi khám vẫn không nói với bác sĩ về bất thường này.

Lý do có thể là người bệnh cho rằng triệu chứng như vậy là bình thường nhưng phần lớn hơn là khi bị bệnh ở những chỗ nhạy cảm như bộ phận sinh dục sẽ khiến người bệnh ngại đi khám hay ngại khai bệnh với bác sĩ.

Ung thư tinh hoàn không có triệu chứng ban đầu rõ ràng nên khiến người bệnh không chú ý hoặc chủ quan cho rằng khối cứng nhỏ ở tinh hoàn không có gì nghiêm trọng nên không đi khám. Tuy nhiên, các ung thư phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ luôn có kết quả điều trị tốt hơn phát hiện trễ, khi người bệnh đi khám với triệu chứng rõ ràng.

Qua đó, TS BS Hoàng Đức khuyến cáo “Do vậy, người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này”.

Benh.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Cảnh Báo: Ung Thư Tinh Hoàn Di Căn Vì Lười Đi Khám “Chỗ Khó Nói”

Mới đây, anh H.V.T ở chúng tôi phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe vì ho không rõ nguyên nhân. Lúc đầu, khi thấy triệu chứng ho bất thường anh cũng cho là “ho nhẹ, vài ngày là khỏi”. Xưa giờ anh cũng không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Lỡ bệnh có tìm đến vài ba thang thuốc cũng xong “đi khám lại thêm lo”. Chính vì tâm lý chủ quan, ngại khám bệnh, dùng thuốc lung tung khiến bệnh tình chuyển nặng. Đến khi các cơn ho kéo dài không dứt, cường độ mỗi lúc một tăng anh mới quyết định đi thăm khám.

Qua kết quả thử máu, siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu… Bác sĩ kiểm tra tinh hoàn bên phải của bệnh nhân có một khối u cứng, sưng, không đau. Kết quả cuối cùng khiến bệnh nhân ngả ngửa “Ung thư tinh hoàn di căn phổi”, thật không thể ngờ!

Anh T cho biết, cách đây vài tháng anh có bị sưng tinh hoàn nhưng sau đó tự hết. Thấy không đau, cộng thêm tâm lý ngại đi khám “chỗ khó nói” nên anh bỏ qua. Đây chính là nguyên nhân chính khiến ung thư tinh hoàn di căn phổi.

2. Ngại khám chỗ “nhạy cảm”, chần chừ chuyện lớn

Trường hợp của anh T rất đáng báo động. Mặc dù bệnh nhân đã phát hiện bìu có vấn đề từ trước nhưng do chủ quan nên mới xảy ra hậu quả đáng tiếc. Có lẽ, một phần là do người bệnh nghĩ rằng triệu chứng này là bình thường.

Tuy nhiên, phần lớn là do tâm lý e ngại thăm khám, nhất là vị trí nhạy cảm. Bác sĩ cảnh báo triệu chứng của ung thư tinh hoàn ban đầu rất mờ nhạt. Nếu chủ quan cho rằng khối u cứng ở tinh hoàn là bình thường thì rất tai hại. Bởi để lâu, không đi thăm khám ung thư tinh hoàn di căn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư tinh hoàn thường “hỏi thăm” những thanh niên từ 15 đến 35 tuổi. Đây lại là đối tượng còn quá trẻ nên rất ngại đi khám vùng nhạy cảm. Theo các bác sĩ, ung thư tinh hoàn thường biểu hiện bằng các triệu chứng như xuất hiện cụ cứng ở bìu.

Mặt khác, người bệnh có thể thấy đau ở bìu, vùng bìu sưng to, đau bụng dưới, đau lưng hay bẹn. Nếu ung thư tinh hoàn di căn đến nơi khác thì sẽ có triệu chứng của cơ quan đó. Chẳng hạn như di căn đến phổi người bệnh sẽ thấy khó thở, ho nhiều. Di căn đến dạ dày sẽ thấy đau bụng, nhức đầu hay hôn mê nếu ung thư di căn lên não…

3. Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi không?

Điều may mắn là ung thư tinh hoàn là một trong những loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Nếu phát hiện sớm ung thư khi còn nằm tại tinh hoàn chưa di căn thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện trễ thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn di căn vẫn có khả năng trị khỏi cao hơn so với các loại ung thư khác.

Theo thống kê ở Mỹ, trong năm 2017 có 400 ca tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, con số này số với các loại ung thư khác là không đáng kể. Tỷ lệ sống sót của ung thư tinh hoàn sau 5 năm là 95%. Nếu so với tỷ lệ sống sau 5 năm của các bệnh ung thư khác như phổi 1% đến 49%, ung thư dạ dày là 4% đến 71% thì thấy rằng ung thư tinh hoàn có tiên lượng sống rất cao.

♦ Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối: Cách nhận biết và điều trị ♦ Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu: Đâu là con số chính xác ♦ Giải đáp: Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?

Căn Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn Có Dấu Hiệu Như Thế Nào?

Ai dễ bị ung thư tinh hoàn?

Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Ung thư tinh hoàn phát triển từ những tế bào của tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn nảy sinh và phát triển do một số nguyên nhân như: gia đình có tiền sử ung thư; tinh hoàn không xuống bìu trong tuổi thiếu niên; tinh hoàn đã bị chấn thương; viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; người mẹ đã được điều trị bằng hormon trước khi sinh.

Ngoài ra, những người có tinh hoàn ẩn, những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, người bị chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì hay những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng như thợ mỏ, lái xe đường dài… đều có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn thường thấy là tinh hoàn cứng lên, to hơn, xuất hiện một khối u nhỏ. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng này cũng xuất hiện ở một số bệnh khác. Do đó, để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bạn nên đến khám bác sĩ nếu cơ thể có những dấu hiệu trên.

Biểu hiện khác của bệnh ung thư tinh hoàn là xuất hiện u ở tinh hoàn nhưng không gây cảm giác đau; ngực, núm vú và tinh hoàn của nam giới to hơn so với bình thường; đau bên trong tinh hoàn, có cảm giác nặng ở bìu, hơi sốt nhẹ và núm vú hơi đau,…

Người bị bệnh ung thư tinh hoàn còn có thể bị khó thở, đau ngực, đau lưng, sưng một hoặc hai chân, có đờm lẫn máu. Đây là những triệu chứng của giai đoạn sau của ung thư tinh hoàn, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể là của các căn bệnh khác. Các cơn đau có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm trùng, xoắn và ung thư.

Cách tự kiểm tra ung thư tinh hoàn

Theo các chuyên gia, nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh (Seminoma) thì tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiện đặc biệt. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tự kiểm tra cơ thể để tìm ra những triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn. Bạn nên thường xuyên kiểm tra tinh hoàn. Cụ thể, sau khi tắm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn.

Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên, nếu chú ý, bạn vẫn có thể tự kiểm tra và phát hiện những triệu chứng của bệnh. Bạn nên chú ý tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên như kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn.

Bên cạnh đó, để kiểm tra ung thư tinh hoàn, bạn có thể dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn, kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không, tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ thì nên đi khám. Nếu bạn được chẩn đoán ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp tùy theo mức độ bệnh.

Bạn nên tự bổ sung cho mình những kiến thức về ung thư tinh hoàn để có cảnh giác và kịp thời cứu bản thân khỏi những nguy cơ mắc bệnh.

Trích nguồn báo: Thể thao Việt Nam

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyệt Minh

Từ khóa: Nhận biết ung thư tinh hoàn, Triệu chứng ung thư tinh hoàn, Điều trị ung thư tinh hoàn