Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Tinh Hoàn Triệu Chứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Triệu Chứng Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn có những triệu chứng gì?

1. Tinh hoàn sưng to

Tinh hoàn sưng to là kết quả của một lượng lớn các tế bào ung thư sinh sôi và phát triển không ngừng.Trên lâm sàng có khoảng 80% người bệnh ở giai đoạn đầu, tình trạng tinh hoàn sưng to là biểu hiện rõ nhất. Hình dạng chỗ sưng cũng không đều nhau, đôi lúc cũng không theo một quy tắc nào cả, tinh hoàn dài có khối u thì tình trạng sưng to, nhô lên sẽ rất rõ. Chuyên gia ung thư bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu khuyến cáo: những người xuất hiện tình trạng tinh hoàn sưng to, có thể tiến hành siêu âm bao tinh hoàn để xác định rõ khối u bên trong tinh hoàn.

2. Kết cấu tinh hoàn cứng

Dùng tay chạm vào tinh hoàn có cảm giác như sờ vào đá, rất cứng. Triệu chứng này khác nhiều so với khi bị viêm tinh hoàn bình thường, viêm tinh hoàn sưng đều và sờ vào mềm hơn. Mặc dù tinh hoàn rất cứng nhưng khi ấn vào không đau, điều này cũng là sự khác biệt của viêm với ung thư tinh hoàn.

3. Cảm giác trĩu nặng tinh hoàn

Cảm giác trĩu nặng tinh hoàn là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu. Khối u tinh hoàn được hình thành bởi một lượng lớn các tế bào ung thư. Vì vậy, sau khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, sức nặng của tinh hoàn ngày một tăng, người bệnh có cảm giác tinh hoàn bị trĩu xuống, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc đi lại. Nếu như lấy tay nâng tinh hoàn lên , giống như đang nâng một hòn đá, có cảm giác nặng.

4. Đau bao tinh hoàn và bụng dưới

Ở giai đoạn đầu, khối u tinh hoàn đôi lúc sẽ gây ra tình trạng xuất huyết trong bao tinh hoàn hoặc tinh hoàn, hoại tử, do tổn thương bên ngoài khiến tinh hoàn bị rách hoặc khối u xâm lấn ra các tổ chức bên ngoài tinh hoàn, dẫn đến tình trạng đau dữ dội phần bao tinh hoàn. Cũng có thể do tinh hoàn bị sau xuống, kéo căng các dây thần kinh cục bộ gây phản xạ đau bụng dưới. Nếu xuất hiện tình trạng đau như vậy, tốt nhất nên tiến hành chụp CT vùng bụng- chậu để nắm rõ được tình trạng di căn.

5. Xét nghiệm Transmittance âm tính

Thông thường khi niêm mạc tích dịch, tính thấu sáng của bao tinh hoàn và tinh hoàn tăng mạnh. Khi khối u phát triển với mật độ dày đặc và trở nên cứng, bên trong lại không hề có dịch, tính thấu sáng sẽ yếu dần.

Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn thường có một loạt các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào. Ngoài ra, các triệu chứng cũng có thể được gây ra bởi một điều kiện bệnh khác mà không phải ung thư.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn thường là tinh hoàn to hơn hoặc xuất hiện một khối u nhỏ, tinh hoàn cứng lên, nhưng sự gia tăng về kích thước hoặc một khối u cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện sau đây mà không phải ung thư:

– Một u nang phát triển trong mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là 1 cơ quan nhỏ gắn với tinh hoàn được tạo thành từ các ống cuộn mang tinh trùng từ tinh hoàn.

– Có sự gia tăng về kích thước của các mạch máu từ tinh hoàn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

– Sự tích tụ của các chất lỏng trong màng xung quanh tinh hoàn.

Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tinh hoàn có thể không gây ảnh hưởng cho đến khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Tự kiểm tra tinh hoàn, sử dụng nước ấm, có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, và có nhiều khả năng điều trị thành công.

– Giai đoạn đầu

Người bệnh có thể gặp 1 số triệu chứng đau một bên hoặc cả hai bên có thể kèm theo có triệu chứng sưng hoặc không sưng. Khi sờ vào tinh hoàn, người bệnh cảm giác có khối u hình thành, bìu nặng. Một vài trường hợp khác khi ở giai đoạn đầu gần như không có dấu hiệu bất thường, rất khó để phát hiện cho tới khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng.

Vì thế, việc duy trì thói quen khám nam khoa định kỳ có vai trò quan trọng để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.

– Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn giữa, cuối

Trong khi các dấu hiệu ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh này vẫn còn mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác thì ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 và cuối triệu chứng bệnh rõ ràng hơn và thường bệnh nhân đi khám ở giai đoạn này. Ngoài đau, sưng và gặp các bất thường ở “cậu nhỏ” thì người bệnh có thể có cảm giác đau bụng bất thường, tràn dịch ở bìu, khối u ở tinh hoàn ngày càng to.

– Một u nang phát triển trong mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là 1 cơ quan nhỏ gắn liền với tinh hoàn được tạo thành từ các ống cuộn mang tinh trùng từ tinh hoàn. Sự gia tăng trong kích thước của các mạch máu từ tinh hoàn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

– Sự tích tụ của các chất lỏng trong màng xung quanh tinh hoàn

Xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở hai tinh hoàn. Khi phát hiện sớm, khối u tinh hoàn có thể giống như kích thước một hạt đậu nhưng nó có thể phát triển lớn hơn rất nhiều. Nếu có biểu hiện cục, sưng, cứng, hoặc đau tinh hoàn đều có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Vậy bạn nên đi khám sớm nếu có triệu chứng nêu trên.

– Đau âm ỉ ở bụng dưới hay bẹn

Đau hay khó chịu, có thể sưng, trong một tinh hoàn hay bìu. Đau có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, xoắn, và ung thư. Nhiễm trùng tinh hoàn được gọi là viêm tinh hoàn. Nhiễm trùng mào tinh được gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu nhiễm trùng nghi ngờ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh.

Thay đổi trong cách cảm nhận tinh hoàn hoặc cảm giác nặng nề trong bìu. Thí dụ, một tinh hoàn có thể trở nên săn chắc hơn so với tinh hoàn khác. Hay ung thư tinh hoàn có thể làm tinh hoàn lớn hơn hoặc trở nên nhỏ hơn.

Triệu chứng của giai đoạn sau ung thư tinh hoàn có thể là đau lưng dưới, đau ngực, đờm lẫn máu, khó thở .. nhưng nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này.

Sưng một hoặc cả hai chân hoặc khó thở có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Cục máu đông trong tĩnh mạch lớn gọi là “huyết khối tĩnh mạch sâu”. Cục máu đông trong động mạch ở phổi gọi là “thuyên tắc phổi” và gây khó thở. Trường hợp một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển một cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.

Cảnh Báo Các Triệu Chứng Ung Thư Tinh Hoàn

Tình hoàn nằm bên trong bìu, túi da lỏng lẻo dưới dương vật có nhiệm vụ sản xuất kích thích tố sinh dục nam và tinh trùng để sinh sản. Tìm hiểu các triệu chứng ung thư tinh hoàn để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp phòng tránh…

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện khối u ác tính ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì thế, bạn cần nắm rõ các kiến thức về bệnh ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị sớm bệnh.

2. Cảnh báo các triệu chứng ung thư tinh hoàn

Thông thường, bệnh ung thư tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn, ít hơn 5% trường hợp xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn.

Khi bị ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

Sờ thấy khối u không đau trong tinh hoàn, khối u có kích thước to bằng hạt đậu hoặc lớn hơn.

Chất lỏng trong bìu: Thông thường chất dịch có trong bìu là bình thường nhưng nếu chất lỏng kéo dài hơn 7 ngày và có xu hướng tăng dần lên thì bạn cần hết sức lưu ý.

Cảm giác nặng ở bìu: Người bệnh ung thư tinh hoàn sẽ cảm thấy nặng ở bìu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống tình dục.

Thay đổi hình dạng của tinh hoàn: Tinh hoàn xuất hiện khối u sẽ thay đổi hình dạng, tinh hoàn to lên bất thường, sưng đỏ

Đau bụng hoặc đau lưng: Khi khối u ở tinh hoàn phát triển to dần lên chúng có thể gây ra những cơn đau lan lên bụng hoặc lưng.

Các núm vú thay đổi: Một khối u trong tinh hoàn có thể tạo ra một protein dẫn tới các phản ứng ở núm vú của nam giới.

Ngoài ra, khi bị ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như xuất tinh đau, xuất tinh ra máu, sốt.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư tinh hoàn, người bệnh không nên chủ quan. Nam giới cần đi khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

3. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Để chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư tinh hoàn hay không, người bệnh nên tới các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết:

Khám lâm sàng: Khi tới khám bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn bằng tay. Bác sĩ sẽ sờ vào vùng tinh hoàn và các vị trí lân cận như bẹn xem có nổi u, hạch gì không. Ngoài ra, người bệnh có thể được hỏi về tiền sử bản thân và gia đình để chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: AFP và HCG.

Siêu âm bìu: Phương pháp này giúp phát hiện tới 75% các trường hợp khối u hoặc tràn dịch màng tinh hoàn.

Siêu âm ổ bụng: Nhằm phát hiện tinh hoàn lạc chỗ hoặc các tổn thương bất thường trong ổ bụng.

Chụp X-quang: Giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u, mức độ di căn bệnh

Xét nghiệm tế bào học: Chọc hút dịch khối u giúp xác định chính xác tình trạng bệnh.

Nếu xuất hiện u ở tinh hoàn, tùy vào độ tuổi, tình trạng và mức độ bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

4. Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn có 4 giai đoạn phát triển, bao gồm:

Đây còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư khi ung thư rất nhỏ chỉ tồn tại trong ống sinh tinh, chưa gây bất kì ảnh hưởng đến người bệnh cũng như chưa lan đến các hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa. Xét nghiệm ung thư có thể cho kết quả bình thường.

Ung thư đã phát triển ra ngoài ống sinh tinh và đến các cấu trúc lân cận của tinh hoàn. Ung thư không lan đến các hạch bạch huyết gần đó và các cơ quan ở xa.

+ Giai đoạn IIA: ung thư có thể phát triển ra bên ngoài tinh hoàn, lan đến không quá 5 hạch bạch huyết và kích thước khối u nhỏ, khoảng dưới 2 cm. Ung thư chưa lan đến các cơ quan ở xa

+ Giai đoạn IIB: ung thư có thể lan rộng đến hơn 5 hạch bạch huyết, kích thước khối u có thể nằm trong khoảng 2 – 5 cm.

+ Giai đoạn IIC: ung thư lan đến các hạch bạch huyết, kích thước có thể lớn hơn 5 cm

+ Giai đoạn IIIA: ung thư có thể lan đến một nút hạch bạch huyết ở phổi

+ Giai đoạn IIIB: ung thư lan đến nhiều hạch bạch huyết ngoài phổi

+ Giai đoạn IIIC: ung thư có khả năng lan đến nhiều hạch bạch huyết và có thể di căn đến các bộ phận khác, điển hình là phổi.

5. Các biến chứng ung thư tinh hoàn

Ung thư di căn: Những tế bào ung thư ở tinh hoàn sẽ phát triển dần và lan sang nhiều bộ phận xung quanh như mào tinh hoàn, tiền liệt tuyến, bàng quang, niệu đạo, dương vật… rất nguy hiểm.

Những người bị ung thư tinh hoàn thì khả năng sinh lý và sinh sản sẽ giảm sút vì các tế bào ung thư có thể làm hỏng bên tinh hoàn bị bệnh.

Nếu ung thư tinh hoàn phát hiện ở những giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tỷ lệ sống không cao. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh nếu ung thư đã di căn rộng sang các hạch bạch huyết và lan khắp cơ thể.

Nếu ung thư tinh hoàn mà không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

6. Cách điều trị ung thư tinh hoàn

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ 1 phần của tinh hoàn thông qua đường rạch ở bẹn.

Phẫu thuật cắt 1 bên tinh hoàn sẽ không ảnh hưởng tới khả năng mang sinh sản của nam giới. Một bên tinh hoàn còn lại vẫn có thể cương cứng và tạo ra tinh trùng như bình thường.

Hóa trị là phương pháp mang tính bổ trợ trong điều trị ung thư tinh hoàn, là phương pháp thường dùng sau khi làm phẫu thuật. Các loại thuốc hóa trị sẽ được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, truyền đi khắp cơ thể nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Trong trường hợp điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, hóa trị thường được sử dụng đầu tiên nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Sau đó tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Hóa trị còn giúp làm giảm triệu chứng bệnh khi ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối.

Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia xạ năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó khiến cho khối u bị teo nhỏ lại. Xạ trị là liệu pháp điều trị cục bộ, nó chỉ ảnh hưởng đến những tế bào ung thư ở khu vực chịu xạ.

Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u còn sót lại bên trong tinh hoàn.

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nam giới cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng ung thư tinh hoàn để kịp thời điều trị.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Triệu Chứng Ung Thư Tinh Hoàn

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo bên ngoài của cơ thể là triệu chứng ung thư tinh hoàn. Không bộ phận nào khác, chúng biểu hiện ngay bên ngoài tinh hoàn của bạn. Đừng ngại ngùng để ý kích cỡ của nó, nếu thấy đột nhiên có dấu hiệu sưng to bất thường, một bên sưng một bên bình thường, sờ nắn thấy có cục u bướu hay chỉ va chạm nhẹ bạn cũng có cảm giác đau, rát… thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn.

Bên cạnh đó, ung thư tinh hoàn còn báo hiệu ở bên trong cơ thể, khi các chàng thấy thường xuyên đau bụng âm ỉ mà không rõ nguyên nhân. Vùng bìu có cảm giác nặng nề và đau tức ở ngực, vùng bẹn có nổi hạch sưng thì đừng coi thường bỏ qua.

Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn, hãy đi kiểm tra ngay để xác thực và tránh được nguy cơ bệnh nhiều biến chứng. Nhiều quý ông coi thường hoặc vì ngượng ngùng, vùng khám nhạy cảm nên chậm trễ đi khám, đến khi bệnh biến chứng thành ung thư mãn tính rất khó chữa trị.

Hiện nay, khoa học chưa có thuốc đặc trị bệnh mà chỉ có liệu pháp giảm thiểu triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Phổ biến nhất là cắt bỏ tinh hoàn nếu bệnh được phát hiện kịp thời và có thể kiềm chế được khả năng phát tán của bệnh. Nếu bạn đã để bệnh nặng cần sử dung phương pháp xạ trị và hóa trị.

Phát hiện sớm các triệu chứng ung thư tinh hoàn kể trên sẽ là phương pháp thông minh nhất dành cho các quý ông lưu tâm nếu không muốn trở thành nạn nhân của ung thư tinh hoàn. Hãy lưu ý các dấu hiệu trên vì chúng có thể cứu sống bạn kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Ung thư dương vật

Nguồn: Báo An ninh thủ đô

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

Từ khóa: Nhận biết ung thư tinh hoàn, Triệu chứng ung thư tinh hoàn, Ung thư tinh hoàn ở trẻ