1. Triệu chứng nhận biết ung thư tuyến giáp di căn phổi
Ung tuyến giáp di căn phổi là hay còn gọi là ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối, di căn). Bệnh xảy ra khi khối u xâm lấn vùng phổi gây tổn thương. Triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường với các biểu hiện như sau:
1.1. Ho, ho ra máu, khó thở
Ho là phản xạ của cơ thể nhằm đẩy đờm, nhầy và dị vật ra khỏi đường thở. Thông thường ho có 2 dạng: Ho khan hoặc ho có đờm nhưng trong một số bệnh lý người bệnh còn có thể ho ra máu. Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho, máu thường có bọt và màu đỏ tươi. Đây cũng là triệu chứng khi khối u xâm lấn vào vùng phổi. Các cơ ho thường diễn ra thường xuyên, dai dẳng không khỏi gây khó thở, đau và tức ngực.
1.2. Mệt mỏi, chán ăn
Mệt mỏi là phản ứng thường gặp của cơ thể khi khối u tuyến giáp di căn vào phổi, mặc dù người bệnh không làm bất kỳ công việc nặng nào nhưng vẫn luôn trong tình trạng mệt mỏi, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, việc cơ thể mệt mỏi khiến cho người bệnh chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể.
1.3. Sụt cân
Theo số liệu thống kê, có đến 80% khi mắc ung thư tuyến giáp người bệnh thường sụt cân. Nguyên nhân của tình trạng này là do khối u phát triển xâm lấn dẫn đến làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể, khiến cho sự phân giải trong cơ chế trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh.
1.4. Tràn dịch màng phổi
Khi khối u tuyến giáp xâm lấn ra màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi. Triệu chứng này có thể được chẩn đoán dựa trên kết quả khám lâm sàng và chụp X – quang/ CT.
2. Bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi có nguy hiểm không?
K tuyến giáp di căn phổi là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị, theo nghiên cứu trên những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp di căn xa có đến 84% số bệnh nhân được phát hiện di căn đến phổi. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 30 – 50%. Tuy nhiên nhiều trường hợp, K tuyến giáp di căn phổi ở giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ vài tuần ngay sau khi được chẩn đoán bệnh hoặc chỉ kéo dài sự sống được thêm vài tháng (trung bình chỉ từ khoảng 4 – 6 tháng), rất khó kéo dài được đến 5 năm.
Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị. Để điều trị cho bệnh nhân, phương pháp chủ yếu dùng xạ trị I- 131 để tiêu diệt tế bào ung thư di căn, phương pháp phẫu thuật không thể áp dụng đối với trường hợp di căn sang phổi.
Trước khi tiến hành phương pháp xạ trị I – 131 các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 4 – 6 tuần, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Cho đến khi chỉ số TSH (hormone kích thích tuyến giáp) đạt yêu cầu bệnh nhân được uống Iod 131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với Iod 131. Việc xét nghiệm này giúp ước lượng được phần mô giáp cần tiêu diệt là bao nhiêu cũng như đánh giá tổn thương di căn xa ở phổi và các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được điều trị bằng phương pháp xạ trị ngoài đó là sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp nhằm làm chậm sự phát triển của bất kỳ tế bào ung thư biệt hóa còn lại sau phẫu thuật.
3. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp di căn phổi bao nhiêu tiền?
Thông thường giá một lần xạ trị ung thư là bao nhiêu tiền? Bệnh nhân có thể tham khảo giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện đã được ban hành theo thông tư 39/2018/TT – BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế như sau:
– Điều trị tia xạ Cobalt/Rx: 104.000 đồng (Một lần, nhưng không thu quá 30 lần trong một đợt điều trị).
– Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 đồng.
– Xạ trị áp sát liều thấp (01 lần điều trị): 1.381.000 đồng.
– Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính (01 ngày xạ trị): 504.000 đồng.
– Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều (01 ngày): 1.581.000 đồng.
4. 3 cách giảm chi phí điều trị ung thư tuyến giáp di căn
Cách 1: Tham gia bảo hiểm y tế
Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy thuộc vào từng đối tượng, loại bệnh người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc phải chi trả một phần chi phí khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong nước. Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng người bệnh có thể tham khảo chi tiết tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2018 về “quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế”.
Cách 2: Định kỳ khám sức khỏe để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm
Định kỳ khám sức khỏe là vô cùng quan trọng không chỉ giúp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp mà còn giảm chi phí khi K tuyến giáp di căn phải thực hiện bằng phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị. Bên cạnh đó, đối với những người có yếu tố nguy cơ cao dễ mắc ung thư tuyến giáp như: tuổi tác, gia đình… mọi người nên định kỳ tầm soát ung thư hàng năm để dễ dàng kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân.
Cách 3: Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
Tăng cường sức đề kháng là giúp cho người bệnh tăng khả năng chống chịu trước những tế bào ung thư. Hạn chế phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ xạ trị, tăng đáp ứng khi tiến hành xạ trị, cũng như giảm tác dụng phụ gây ra, giảm triệu chứng của bệnh… Do đó, để tăng cường sức đề kháng, người bệnh cần một chế độ sinh hoạt điều độ, xây dựng chế độ ăn, uống khoa học, hạn chế những tác nhân gây bệnh. Đồng thời, người bệnh nên bổ sung hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao chiết xuất từ tảo nâu, rong nâu, Xáo tam phân, Panax NotoGinseng (Tam thất) và Curcumin (Nghệ vàng) có trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSOL.
GHV KSOL được biết đến là một bước tiến mới mang tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.