Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Tuyến Giáp Di Căn Sang Phổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Tuyến Giáp Di Căn Phổi

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp, lan rộng đến các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và ở xa trong đó có phổi. Ung thư tuyến giáp di căn phổi có biểu hiện phức tạp và điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp di căn phổi

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại tuyến giáp, tuyến có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ dưới có chức năng điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng có rất nhiều yếu tố được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thừa hưởng gen hội chứng di truyền, tiếp xúc với tia bức xạ năng lượng cao, chế độ ăn thiếu I ốt…

Triệu chứng ung thư tuyến giáp di căn phổi rất phức tạp, không chỉ giới hạn ở phổi mà còn ảnh hưởng đến vị trí khối u di căn.

Một số triệu chứng ung thư tuyến giáp di căn phổi thường gặp là:

Xuất hiện khối u lớn, khối u dinh chặt vào vùng cổ không di động và ấn vào có cảm giác đau đớn

Khó thở, khó nuốt

Giọng nói khò khè, không rõ tiếng

Đau tức vùng ngực

Ho khan, ho ra máu

Sốt

Tràn dịch màng phổi

Một số triệu chứng toàn thân dễ gặp: da xanh xao, sút cân nhanh chóng, mệt mỏi, tâm lý hoảng loạn, dễ cáu gắt…

Điều trị ung thư tuyến giáp di căn phổi

Điều trị ung thư tuyến giáp di căn phổi thường khó khăn và cơ hội sống của người bệnh không cao như ở những giai đoạn đầu của bệnh. Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ở giai đoạn này là kiểm soát bệnh tránh để khối u di căn rộng hơn và điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư.

Mặc dù có tiên lượng sống không cao bằng những giai đoạn đầu nhưng so với các bệnh ung thư thường gặp khác, cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn khả quan hơn rất nhiều. Theo đó, nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư giai đoạn này có khoảng 28 – 51% cơ hội sống.

Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn phổi cũng phụ thuốc vào nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể hoặc theo mong muốn điều trị của bệnh nhân, một số phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định là xạ trị, điều trị I 131. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ đôi khi cũng được xem xét.

Thực tế, bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn thường phải chịu nhiều áp lực khiến người bệnh dễ cáu gắt, hoảng loạn, trầm cảm hay buông xuôi. Vì vậy, bên cạnh sự can thiệp y tế người nhà chăm sóc nên cố gắng động viên tinh thần để giúp người bệnh sống lạc quan hơn.

Ung Thư Tuyến Giáp Thể Nhú Di Căn Phổi

Ung thư tuyến giáp thể nhú di căn phổi – hạch trung thất- di căn hạch cổ

16:40 – 17/09/2020

Ung thư tuyến giáp thể nhú di căn phổi, hạch trung thất – di căn hạch cổ điều trị bằng I – 131 tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai – Một ca lâm sàng.

Tổng quan

Ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết. Ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 về số ca mắc mới trong các bệnh ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1/3.

Ung thư tuyến giáp chia làm hai nhóm khác nhau về lâm sàng, điều trị và tiên lượng, đó là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tiến triển chậm, tiên lượng tốt, gồm thể nhú, thể nang hoặc hỗn hợp nang và nhú. Thể nhú là thể hay gặp nhất của ung thư tuyến giáp, chiếm 70 – 80%. Vị trí di căn hay gặp của ung thư tuyến giáp là phổi, xương,…

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đã có di căn, phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp với điều trị bằng I-131, sau đó điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.

1. Bệnh nhân: T.T.N nữ, 28 tuổi. vào viện ngày: 1/2/20202.

3. Lý do vào viện: sờ thấy khối vùng cổ, khàn tiếng

4. Bệnh sử:

Năm 2017, bệnh nhân tự sờ thấy khối vùng cổ kèm theo khàn tiếng. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện X, chẩn đoán Ung thư tuyến giáp thể nhú, xâm lấn rộng tổ chức xung quanh, không thể phẫu thuật. Bệnh nhân được chỉ định điều trị xạ trị nhưng bệnh nhân từ chối điều trị, về nhà uống thuốc nam 2 năm.

Tháng 7 năm 2019, bệnh nhân xuất hiện nuốt vướng tăng dần, quay lại bệnh viện X điều trị, được xạ trị gia tốc vùng cổ 50Gy.

Sau xạ trị, bệnh nhân thấy các triệu chứng đỡ ít, đến khám tại bệnh viện Bạch Mai và được nhập viện khoa Phẫu thuật lồng ngực điều trị.

Bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ kèm nạo vét hạch cổ 2 bên, mô tả tổn thương trong mổ:nhân lớn chiếm toàn bộ thùy trái tuyến giáp, xâm lấn khí quản, thực quản, dính vào cơ ức giáp, u xâm lấn ra mặt sau sát cột sống, xâm lấn thần kinh X và tĩnh mạch cảnh trong trái, thùy phải không có u.

Chẩn đoán sau mổ: Ung thư tuyến giáp thể nhú di căn phổi, hạch trung thất T4bN1bM1, giai đoạn II. Sau đó, bệnh nhân được nhập viện trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu để điều trị I-131.

5. Khám:

+ Bệnh nhân tỉnh

+ Thể trạng trung bình, cao 160 cm, cân nặng: 50 kg, PS: 1.

+ Hạch cổ:

– Nhóm IB trái: có một hạch kích thước 2 x 2 cm, chắc, không di động

– Nhóm II trái có một hạch kích thước 3 x 3 cm, chắc, không di động

+ Không phù

+ Không xuất huyết dưới da

+ Mạch: 70 lần / phút, huyết áp: 120 / 80 mmHg

+ Tuyến giáp đã phẫu thuật, sẹo mổ tuyến giáp liền tốt

+ Tim đều, tần số 85 lần / phút, T1 T2 rõ.

+ Phổi: rì rào phế nang rõ, không ran.

+ Khám các bộ phận khác: chưa phát hiện bất thường

6. Cận lâm sàng

HC: 4.3 T/L Hb: 132 g/L BC: 4.48 G/L BCĐNTT: 3.15 TC: 232 G/L

Ure: 4.5 mmol/l Ure: 4.5 Creatinin: 58 mmol/l

Glucose: 4.5 mmol/l AST/ALT: 31/32 U/L Na/K: 141/3.9 mmol/l

FT3: 2.48 pmol/l FT4: 5.3 pmol/l TSH: 100 uU/mL

Tg: 500 ng/mL Anti – Tg: 17.05 U/mL

Siêu âm: tuyến giáp đã phẫu thuật. Hạch cổ trái kích thước 1,7 x 1,4 cm, không rõ cấu trúc rốn hạch.

Cyto hạch cổ trái: Ung thư biểu mô tuyến di căn

CT cổ – ngực (23/4/2020): tuyến giáp đã cắt. Vài hạch cổ nhóm II bêntrái, hạch lớn nhất có kích thước 14 x 18 x 22 mm. Nhu mô 2 phổi có nhiều nốt mờ tròn kích thước 4 – 8 mm.

Nội soi tai mũi họng: liệt dây thanh (T)

Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.

Xét nghiệm gen: không có đột biến V600E gen BRAF.

7. Chẩn đoán:

Ung thư tuyến giáp thể nhú di căn phổi, hạch trung thất pT4bN1bM1 (giai đoạn II) đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ, không có đột biến V600E gen BRAF.

8. Hướng điều trị tiếp theo:

Bệnh nhân được hội chẩn và có chỉ định điều trị bằng I-131. Sau đó được hẹn tái khám định kỳ theo quy trình.

9. Xạ hình toàn thân sau khi uống I-131 liều điều trị 5 ngày

Bệnh Bướu Giáp Có Thể Di Căn Sang Ung Thư

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể được phát hiện thông qua các nhân nằm trên bề mặt. Có 2 loại u giáp: u giáp nhân đặc hoặc u giáp hỗn hợp. U giáp hỗn hợp là loại kết hợp giữa bướu giáp đơn nhân và đa nhân.

Có thể sử dụng thử thuật FNA để kiểm tra mắc bệnh bướu giáp. Ngoài ra còn có 3 phương pháp chẩn đoán bướu giáp khác. Bướu giáp có thể được xác định qua kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm hooc môn hoặc làm siêu âm. Trong đó FNA là kỹ thuật đơn giản, nhưng rất giá trị vì nó có thể cung cấp các thông tin trực tiếp và đặc hiệu về một nhân tuyến giáp. Theo hướng dẫn của Hội các thầy thuốc nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE) thì đây là phương pháp “được tin tưởng là hiệu quả nhất hiện nay trong phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính” với độ chính xác lên tới 95%, nếu người chọc có kinh nghiệm và người đọc có trình độ.

Có thể mắc bệnh ung thư từ bướu giáp. Tỉ lệ này là khoảng 5%. Đa số bệnh được phát hiện ở trẻ nhỏ hoặc người trẻ tuổi. Người từng bị chiếu xạ vào vùng đầu, cổ, ngực hoặc có người thân từng bị ung thư tuyến giáp cũng nằm trong số có nguy cơ mắc bệnh này.

Để xác định có mắc ung thư từ bướu giáp không, cần kiểm tra u lành tính hay ác tính. Phương pháp điều trị với mỗi trường hợp là khác nhau. Đối với bướu lành tính: Nếu nhân có kích thước nhỏ, hoặc bất kỳ kích thước nào nhưng có triệu chứng chèn ép như nuốt vướng, nuốt nghẹn, khàn tiếng, khó thở… nên phẫu thuật sớm. Đối với bướu nghi ngờ ác tính hoặc ác tính, việc phẫu thuật là chỉ định bắt buộc. Khối u sẽ được lấy ra làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định chính xác có phải là ác tính không.

Việc điều trị u giáp không có sự phân biệt đối với phụ nữ mang thai. Trường hợp khác biệt chỉ có ở đối tượng đã từng xạ hình tuyến giáp. Khi điều trị, có thể phát hiện rằng các nhân xuất hiện trên bề mặt to dần lên trong thời kì mang thai ở phụ nữ. Về điều trị, nếu phải phẫu thuật thì an toàn nhất là trong 3 tháng giữa thai kỳ, trường hợp được chẩn đoán muộn ở nửa sau thai kỳ nên trì hoãn tới sau đẻ.

Dấu hiệu bệnh

Có nhiều dấu hiệu giúp sớm phát hiện bệnh bướu giáp. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh là: nổi u to bất thường ở cổ, khó ăn, khàn tiếng…

Ngoài ra, các triệu chứng khác như sút cân nhanh, hồi hộp, lo lắng, run tay, mất ngủ, đi ngoài lỏng kéo dài, đau khi nhân giáp bị chảy máu hoặc hoại tử. Việc thăm khám để loại bỏ ung thư là vô cùng quan trọng. Các phương pháp điều trị cần được áp dụng đối với từng đối tượng phù hợp. Đa số các bệnh viện ở Việt Nam đều sử dụng 3 phương pháp là dúng thuốc kháng giáp, phẫu thuật và xạ trị.

Một số các thầy lang địa phương còn hướng dẫn người bệnh điều trị theo phương pháp của riêng mình. Những phương pháp này không an toàn mà lại gây ra nguy hiểm. Các phương pháp mà các thầy lang sử dụng bao gồm: dán cao, đắp lá,..Để an toàn, bệnh nhân khi phát hiện u giáp nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về ung bướu và nội tiết để được khám, tư vấn đầy đủ và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa mắc bệnh ung thư từ bướu giáp, dù tỉ lệ này rất nhỏ, những bệnh nhân bướu giáp cần sớm thăm khám và theo sát quá trình điều trị bệnh nhằm sớm phát hiện các khối u ác tính để kịp thời điều trị.

Nguồn: http://kinhtedothi.vn/buou-giap-co-the-gay-ung-thu-257574.html

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

Từ khóa: Khám ung thư tuyến giáp

Ung Thư Tuyến Giáp Di Căn Hạch

Ung thư tuyến giáp là một bệnh ung thư tuyến nội tiết thường gặp. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh chuyển thành ung thư tuyến giáp di căn hạch sẽ ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Ung thư tuyến giáp tuy chỉ chiếm 1% trong tổng số các loại ung thư nhưng vẫn là căn bệnh mà chúng ta không thể coi thường.

Ung thư tuyến giáp di căn hạch hay thường gọi là ung thư tuyến giáp xâm lấn với các triệu chứng thường gặp như cổ đau rát, khó chịu khi nuốt thức ăn, bị khàn giọng, mất tiếng do dây thanh quản bị các khối hạch chèn ép, c ác hạch bạch huyết bị sưng hoặc tuyến giáp mở rộng….

Từ một khối u ban đầu, các tế bào ung thư nhanh chóng phát triển rồi lây lan sang những vùng lân cận khác xung quanh cổ, tạo nên những hạch nhỏ ở xung quanh khu vực này.

Tùy thuộc vào tính chất mà các loại ung thư tuyến giáp được chia thành một số loại khác nhau.

Chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thể ung thư tuyến giáp với 70-80% tổng số ca mắc bệnh. Thể nhú tiến triển chậm và thường di căn các hạch ở cổ, có thể di căn tới xương và phổi nhưng tốc độ di căn thường khá chậm.

Thể này thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp.

Là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2 chiếm từ 10-15%. Đặc điểm của thể này khá giống với thể nhú, có thể di căn hạch ở cổ nhưng tốc độ di căn nhanh và xa hơn, nó có thể di căn tới xương và phổi.

Đây là loại ung thư tuyến giáp khá hiếm gặp với tỉ lệ dưới 2%. Tuy nhiên đây là loại ung thư ác tính, nguy hiểm nhất, khó điều trị và cũng khó phát hiện nhất. Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã lây lan tới các bộ phận khác trong cơ thể và thể chuyên biệt hóa lây lan rất nhanh.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số nguyên nhân sau có thể là tác nhân gây bệnh:

Thiếu i ốt: Thiếu i ốt gây ảnh hưởng tới sự tổng hợp (T3) và (T4) là 2 hormone quan trọng của tuyến giáp. Để các hormone này được tổng hợp đầy đủ cần 150-200 microgam i ốt mỗi ngày. Do đó nếu bị thiếu i ốt sẽ gây nên các bệnh ở tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

Nhiễm phóng xạ: Nhiễm phóng xạ là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp. Nhiễm phóng xạ có thể xuất phát từ các tia phóng xạ từ môi trường bên ngoài hoặc do điều trị bệnh hoặc cũng có thể từ bên trong do nhiễm vào đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.

Tuổi tác và thay đổi hormone: Nguyên nhân này phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30-50, cao hơn gấp 2-4 lần ở nam giới do người phụ nữ có sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai và mãn kinh rõ ràng. Sự thay đổi này kích thích sự hình thành bướu giáp và hạch bạch tuyết, làm khởi phát các tế bào ung thư.

Tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp: Những người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp như bướu, bệnh tuyến giáp mạn tính… có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích khác nhiều cũng là tác nhân gây ung thư tuyến giáp.

Nhận biết lâm sàng ung thư tuyến giáp di căn hạch dựa vào những hạch xuất hiện trên cổ cùng các triệu chứng đau họng, khan tiếng, khó nuốt.

Tuy nhiên cách kiểm tra ung thư tuyến giáp di căn chính xác nhất là dựa vào các xét nghiệm sinh hóa để nhận biết tình trạng bệnh. Các chỉ số xét nghiệm sau sẽ được làm để tầm soát ung thư tuyến giáp

Chỉ số TSH: là hormone tuyến yên có tác dụng kích thích tuyến giáp sản xuất hormone cho hệ nội tiết của cơ thể. Chỉ số TSH giúp đánh giá ung thư tuyến giáp có sản xuất TG không, rồi từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho người bệnh.

Định lượng TG (): Định lượng TG giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp cũng như việc đánh giá hiệu quả điều trị và sau điều trị thì theo dõi tái phát bệnh.

Chỉ số SCC: Chỉ số SCC kết hợp với các chỉ số xét nghiệm khác sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

Ung thư tuyến giáp di căn hạch nếu được phát hiện kịp thời thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh rất cao.

Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có tỷ lệ chữa khỏi bệnh và sống khỏe mạnh cao.

Đối với thể nhú tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 95% và sau 10 năm là khoảng 90%.

Đối với ung thư giáp thể nang, tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 70%.

Đối với ung thư tuyến giáp thể tủy, tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 86%.

Đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, tiên lượng bệnh không tốt bằng những thể còn lại. Do đó, đây là thể khó chữa nhất.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nếu như người bệnh phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách và chăm sóc cơ thể sau điều trị đúng quy định.

Để phòng chống ung thư tuyến giáp di căn hạch, bạn cần tránh xa các nguồn phóng xạ, chú ý chế độ ăn uống để giúp cân bằng hormone, đồng thời tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Hơn nữa cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề của sức khỏe cũng như sức khỏe tuyến giáp để kịp thời xử lý, không để bệnh diễn tiến nặng nề.

Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã được điều trị cần được theo dõi và khám định kỳ để đề phòng bệnh tái phát sau điều trị. Những công việc cần thực hiện trong quá trình hậu phẫu là siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số thyroglobulin để theo dõi tình trạng bệnh nhân sau điều trị. Nếu chỉ số này trong huyết thanh cao thì rất có thể bệnh đã tái phát trở lại, cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác hơn.

Ung thư tuyến giáp di căn hạch nếu được phát hiện sớm có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị I-ốt 131. Đây là hai phương pháp phổ biến thường được sử dụng nhất trong điều trị bệnh, mang lại hiệu quả khả quan

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cắt bỏ hoàn toàn khối u tại vùng cổ với mục đích loại bỏ hết tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với trường hợp ít hạch, trong trường hợp quả nhiều hạch thì phương pháp này được khuyến cáo là không nên dùng vì nó có thể gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật và rất dễ bị sót hạch khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó việc phẫu thuật còn phải tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân có đáp ứng ca phẫu thuật hay không. Do đó phương pháp này không được khuyến khích đối với những bệnh nhân có các hạch di căn nhiều và bệnh nhân có sức khỏe không tốt.

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất bởi tính an toàn và ít tác dụng phụ. Đặc biệt xạ trị I-ốt 131 thích hợp cho điều trị di căn hạch ở vùng cổ. Với cơ chế điều trị dựa vào tia phóng xạ do I-ốt phát ra tiêu diệt các tế bào ung thư (các tế bào ung thư giáp rất háo i-ốt). Khi điều trị bằng xạ trị I-ốt thì người bệnh sẽ phải cách ly để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư bằng xạ trị bằng I-ốt 13, người bệnh cũng nên sử dụng bổ sung các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên nhằm thanh nhiệt, giải độc, đào thải các độc tố có hại trong cơ thể và nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh.

Thời gian tối ưu điều trị I-131 sau phẫu thuật khoảng 6-8 tuần.

Lưu ý sau khi điều trị ung thư tuyến giáp di căn hạch

Ung thư tuyến giáp có đặc điểm hay tái phát tại chỗ hoặc di căn hạch đến xương, phổi, và các bộ phận khác trên cơ thể. Do đó sau điều trị bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám đúng định kỳ. Ngoài ra trước điều trị bệnh nhân phải kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều i-ốt ít nhất 2 tuần.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ – P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm

Cơ sở 2: Số Tam Hiệp, Q. Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 3: Tân Triều, Cầu Bươu, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 024 3825 2143

Giờ làm việc: từ Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 024 3821 1297

Giờ làm việc của bệnh viện: Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 17:00

8.3 Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 3 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: 028 3841 2637

Giờ làm việc: Từ thứ hai đến chủ nhật: 07:30 – 16:30

8.4 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: 028 3855 4269

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 16:30 và Thứ Bảy: 06:30 – 12:00.

Địa chỉ: 80 ngách 26 Thái Thịnh 2, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:00 – 17:30

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, giúp duy trì năng lượng, đồng thời hỗ trợ việc cải thiện tình trạng bệnh nhanh hồi phục, do đó người bệnh ung thư tuyến giáp nên chú ý:

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên cung cấp những thực phẩm như rau xanh và hoa quả giúp cung cấp magie, khoáng chất và các vitamin cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Những thực phẩm này cũng đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và các hoạt động của tuyến giáp.

Các loại rau xanh người bệnh nên bổ sung là rau diếp, rau bina. Nên tránh bông cải xanh, củ cải vì các thực phẩm này chứa các chất làm giảm sự hấp thu i-ốt cho cơ thể.

Muối i-ốt được khuyên dùng với người bệnh để giảm u tuyến giáp, có thể bổ sung thêm tảo, rong biển trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung i ốt cho cơ thể.

Nên dùng thịt hữu cơ bởi các loại thịt này thường rất sạch.

Sử dụng các sản phẩm từ đậu nành, đậu nành đã lên men như tương miso được xem là rất tốt đối với người bệnh bị ung thư tuyến giáp.

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí giúp cung cấp tốt cho tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.

Hải sản như cá, tôm… được xem là nguồn thực phẩm giàu i-ốt, kẽm, omega 3, vitamin…

Uống nhiều nước không những giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột mà còn giúp cơ thể được thanh lọc, vì vậy người bệnh nên uống nhiều nước.

Ngoài ra người bị ung thư tuyến giáp nên kiêng nội tạng động vật, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng ở nhiệt độ cao, không uống rượu bia,….

Đây là câu chuyện của cha xứ Nguyễn Văn Đoàn thuộc giáo xứ Đồng Văn, Hà Nam về hành trình chữa bệnh ung thư tuyến giáp của mình.

Cha xứ chia sẻ: khi về giáo xứ Đồng Văn, Hà Nam được 1 năm thì Cha phát hiện ra bản thân bị ung thư tuyến giáp. Đầu tiên, Cha thấy giọng nói bị khàn đi, hay ho, ho lâu mãi không khỏi. Sau khi đi kiểm tra tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội với các xét nghiệm, chụp chiếu thì các bác sĩ kết luận là có khối u ở tuyến giáp và đã chuyển sang giai đoạn ung thư. Các bác sĩ đầu tiên chỉ định phẫu thuật, nhưng các bác sĩ cũng chia sẻ việc phẫu thuật sẽ nguy hiểm tới tính mạng nên khuyên cha xứ nên xạ trị.

Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên đều tốn kém và nguy hiểm tới tính mạng, trong quá trình phân vân, suy nghĩ thì cha xứ tìm được sản phẩm Ancan của tập đoàn Triso. Nhận thấy sản phẩm có rất nhiều ưu việt nên cha xứ đã thử dùng và thế là cơ thể thất tiến triển tốt, bệnh giảm đi. Từ đó đến nay cha xứ cũng đã sử dụng Ancan được 3 năm, các vấn đề tiểu đường, mỡ máu hay men gan đều tiến triển tốt.

Về tuyến giáp, kích thước khối u ban đầu bên phải kích thước 5-6cm còn bên trái thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 1cm. Sau khi kiên trì uống thuốc, kết quả siêu âm lại đã thay đổi đáng kể. Bên trái còn 0.6cm, bên phải còn 3cm.

Ancan cũng đã có nhiều người uống, dùng và cũng đã thấy kết quả rất khả quan. Cha xứ cũng đã chỉ cho rất nhiều người bệnh, kể cả những người chưa có bệnh nhưng họ cũng uống để phòng chống rất tốt.

Như vậy, ung thư tuyến giáp có thể được chữa trị khỏi nếu như phát hiện kịp thời. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Ancan như cha xứ Nguyễn Văn Đoàn để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Tốt nhất thì người bệnh nên kết hợp các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp di căn hạch một các khoa học để đạt hiệu quả nhanh nhất.