Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Tuyến Yên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Xạ Trị Ung Thư Tuyến Yên

XẠ TRỊ UNG THƯ TUYẾN YÊN

ĐỊNH NGHĨA

Từ năm 1920, phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính đối với U tuyến yên. Xạ trị hậu phẫu bắt đầu được áp dụng, cho kết quả khả quan hơn. Tỉ lệ tái phát giảm đi hẳn so với phẫu thuật đơn thuần. Điều này hướng tới các thử nghiệm xạ đơn thuần. Điều quan trọng nữa là sự phát triển trong thực hành xạ trị với máy xạ trị phát năng lượng cao cho độ chính xác lớn hơn trong khi giảm tổn thương mô lành trên đường đi của tia. Các nhà phấu thuật thần kinh Mỹ cho rằng nên điều trị tia xạ đơn thuần. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi nào có biểu hiện có biến đổi thị giác cấp tính mà xạ trị thất bại.

CHỈ ĐỊNH

Nguy cơ cao của phẫu thuật trong gây mê; các người bệnh chống chỉ định phẫu thuật

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tiến triển mất thị lực nhanh

Mất thị lực đồng thời thị trường bên đối diện.

Dấu hiệu xanh của đĩa thị

Tổn thương thị lực nặng

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ xạ trị: giám sát, chỉ đạo tư thế người bệnh, lập kế hoạch điều trị

Kỹ sư vật lý xạ trị

Kỹ thuật viên xạ trị: làm mặt nạ cố định đầu cho người bệnh

Phương tiện

Dụng cụ cố định

Dụng cụ kê đầu phù hợp

Máy mô phỏng thông thường hoặc máy chụp cắt lớp mô phỏng (CT sim)

Máy xạ trị ngoài: Cobalt-60, gia tốc có mức năng lượng cao 6, 15 MV

Thuốc cản quang

Người bệnh

Giải thích cho người bệnh về bệnh và quy trình điều trị

Được xử dụng thuốc corticoid vào 2-3 ngày trước

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Làm mặt nạ cố định đầu cổ

Tư thế người bệnh nằm ngửa, tay xuôi theo thân người, đầu dốc sao cho cằm gập giúp thuận lợi cho việc thiết lập trường chiếu thẳng trán. -Thể tích được điều trị theo GTV – CTV – PTV.

Định vị tâm trường chiếu

Sử dụng kỹ thuật 3 hoặc 4 trường chiếu hướng vào vị trí u tuyến để tạo đường đồng liều đồng nhất. Có thể dùng thêm dụng cụ lọc (còn gọi là nêm) để giúp các trường chiếu bên đạt được phân bố đồng nhất hơn trong vùng thể tích được quan tâm. Sao cho liều cao giới hạn trong thể tích u và giảm liều cho mô lành xung quanh.

Chuyển dữ liệu tới máy điều trị theo kỹ thuật đã chọn.

Kiểm tra lại trước khi điều trị bằng cách chụp trên máy điều trị để đảm bảo hướng đi của chùm tia tuyệt đối chính xác (chụp port film).

THEO DÕI

Phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật viên xạ trị với bác sỹ để nắm được chỉ định

Kỹ thuật viên đặt người bệnh tia hàng ngày trên máy phải tỉ mỉ, chính xác đảm bảo lập đi lập lại tư thế người bệnh xạ trị hàng ngày không sai lệch, khớp số liệu đã tính trên máy điều trị.

Trong lúc máy phát tia, kỹ thuật viên phải theo d i sát người bệnh qua camera đặt trong phòng tia dẫn tín hiệu đưa ra màn hình trong buồng điều khiển, nếu có bất thường phải kịp thời xử trí.

Sau khi máy kết thúc phát tia, để người bệnh được nghỉ ít phút trước khi rời bàn tia ra ngoài, kỹ thuật viên phải cảnh giác đề phòng người bệnh sau tia bị choáng, ngã dẫn đến tai nạn không mong muốn.

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Phù nề cấp tính:

Có lẽ do phản ứng phù nề trong u tuyến yên do tia gây mất thị lực. Biến chứng không nặng và thường giảm dần sau ít ngày, có thể cần hỗ trợ thuốc corticoid.

Thận trọng thì nên khởi đầu bằng tia liều thấp thăm dò rồi tăng dần liều sẽ an toàn. Có sự phối hợp gắn kết giữa các nhà xạ trị, thần kinh, chuyên khoa mắt để nếu có biểu hiện tổn thương thị lực sẽ chuyển sang phẫu thuật ngay.

Xơ hoá tổ chức não sau tia xạ:

Tổng liều chỉ nên dừng ở 4000-4500 cGy R trong 5-6 tuần hoặc 5000 cGy trong 6-7 tuần. Tránh tia phân liều cao trong thời gian quá ngắn, phân liều hàng tuần nên ở mức 750-800 cGy.

Tổn thương da và xương:

Rụng lông giới hạn vùng cửa vào do kích thước nhỏ của trường chiếu, nhưng sẽ lớn ở vùng cửa ra, thường tạm thời và mọc lại sau vài tháng tiếp sau. Một số tác giả cho thấy có hoại tử xương vùng yên sau tia nhưng hiếm và không nghiêm trọng.

Ung Thư Tế Bào Mầm Tuyến Yên

Ung thư tế bào mầm tuyến yên là gì?

Tế bào mầm xuất hay còn gọi là tế bào gốc sinh dục, xuất phát từ tế bào gốc đặc biệt, chủ yếu xuất hiện tại khu vực tuyến yên hoặc tuyến tùng tại não, u tế bào mầm tuyến yên chính là u tế bào gốc sinh dục phát sinh tại tuyến yên đại não.

Triệu chứng của ung thư tế bào mầm là gì?

1. Triệu chứng tại vị trí khối u: các triệu chứng chèn ép sọ não như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thị lực giảm sút.

2. Dậy thì sớm.

3. Đái tháo nhạt, giảm chức năng tuyến yên.

4. Liệt nửa người.

Chẩn đoán ung thư tế bào mầm như thế nào?

Ung thư tế bào mầm tuyến yên là khối u phát sinh từ thùy trước tuyến yên, thùy sau sọ não và tế bào tàn tích ống sọ hầu. Theo chuyên gia của Bệnh viện Ung thư St.Stamford Quảng Châu, các phương pháp chẩn đoán gồm:

1. Chụp X quang sọ não, quan sát vùng yên bướm có biến dạng hoặc to bất thường không, vùng hoành tuyến yên có bị khuất hay không.

2. Chụp cộng hưởng từ hoặc CT cắt lớp, nếu mật độ vùng tuyến yên cao hơn tổ chức não, có nghĩa là đã có u tế bào mầm tuyến yên.

3. Hình ảnh tràn khí não hoặc xuất huyết não.

4. Kết quả sinh thiết.

Điều trị ung thư tế bào mầm tuyến yên như thế nào?

Trước mắt không có phương pháp đơn thuần nào có thể đạt mục đích hoàn toàn điều trị khỏi ung thư tế bào mầm, do vậy phương pháp điều trị thường dùng bao gồm phẫu thuật, điều trị bằng thuốc và xạ trị. Điều trị u tế bào mầm tuyến yên là quá trình điều trị tổng hợp nhiều chuyên khoa.

1. Phẫu thuật mở hộp sọ. Với khối u có đường kính lớn hơn 3cm hoặc dính liền với dây thần kinh hoặc chèn ép gây ảnh hưởng tới thị lực, có thể lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật, sau khi phẫu thuật xong sẽ tiến hành điều trị bằng dao Gamma.

2. Xạ trị. U tuyến yên thuộc u tế bào tuyến, do đó không nhạy cảm với xạ trị, 70%-80% bệnh nhân sau khi xạ trị xuất hiện tình trạng suy giảm chức năng tuyến yên, do đó xạ trị thường chỉ định cho bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc không nhạy cảm với thuốc.

3. Dopamine có thể giúp cho u tế bào mầm tuyến yên teo nhỏ về thể tích, nhằm hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.

Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư?

Đa số các khối u tuyến yên lành tính, phát triển chậm, không phải ung thư mà chỉ là u tuyến. U tuyến thường giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh mà không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

U tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở người cao tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ thường thuộc nhóm có tiền sử mắc các vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều, MEN I. Trong bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán các rối loạn này.

Không phải khối u tuyến yên nào cũng gây ra triệu chứng. Những khối u hoạt động (kích thích tiết hormon) gây nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào tác động của loại hormon tuyến yên sản xuất. Những khối u không hoạt động (không tiết hormon) thì gây ảnh hưởng do sự phát triển của nó gây áp lực lên phần não điều khiển các cấu trúc khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt.

Dấu hiệu của bệnh u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra và kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu:

Tăng tiết prolactin làm chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú. Ở nam giới thì suy giảm chức năng tình dục, cương dương, bất lực.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng (GH) làm xuất hiện các biểu hiện: to đầu chi, mắt to, cằm rộng, môi dày, da thô,…

U tuyến yên tăng tiết hormon ACTH gây bệnh Cushing thường biểu hiện tăng cân, rạn da ở bụng, đùi, tay… cơ nhão, bụng to, tay chân nhỏ

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép dây thần kinh thị giác gây ra các triệu chứng: nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài), giảm thị lực,…

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, bạn cần ngay lập tức đi khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu do khối u gây ra.

Bệnh u tuyến yên rất thường gặp. Theo các nghiên cứu, hiện nay cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh u tuyến yên. Tuy nhiên phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp.

Khối u tuyến yên thường lành tính và không lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến yên có vị trí nằm giữa nền não và có chức năng sản xuất hormon điều hòa rất nhiều hoạt động của cơ thể, nên khối u tuyến yên có thể gây ra:

Giảm thị lực: Khối u tuyến yên gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

Thiếu hormone vĩnh viễn: Sự tồn tại của khối u tuyến yên hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất hormon. Nhiều nguy cơ bạn phải sử dụng các loại thuốc thay thế hormon suốt đời.

Xuất huyết tuyến yên là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng khối u bỗng nhiên xuất huyết, chảy máu. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu rất trầm trọng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể phải phẫu thuật.

Điều trị các khối u tuyến yên bao gồm loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Trong một số trường hợp để điều chỉnh việc sản xuất hormon, bác sĩ có thể kê thêm thuốc.

Điều trị khối u tuyến yên phụ thuộc vào loại khối u, kích thước và tình trạng phát triển. Tuổi và sức khỏe của người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị. Về cơ bản, có ba phương pháp:

Lối sống sinh hoạt lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống bệnh u tuyến yên. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng hơn nếu như trong gia đình có người mắc bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời, đề phòng những biến chứng xảy ra.

Tổng Quan Về U Tuyến Yên

20-03-2012

U tuyến yên là một khối tân sinh bất thường xuất phát từ tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormon) của cơ thể.

– Điều may mắn là đa số các u tuyến yên đều lành tính (adenoma). Khoảng 20% dân số có các loại u tuyến yên. Tuy nhiên, khá nhiều khối u không gây ra triệu chứng gì và vì thế không bao giờ được chẩn đoán trong suốt cuộc đời.

– Tuyến yên là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu khu trú ở đáy não. Tuyến yên giúp điều hòa sự bài tiết của các hormone từ những tuyến nội tiết khác nhau như tuyến giáp và các tuyến thượng thận. Tuyến yên còn phóng thích những hormone gây ảnh hưởng trực tiếp lên các mô của cơ thể như xương và tuyến tiết sữa. Những hormone này bao gồm:

Hormon kích thích vỏ thượng thận (Adrenocorticotropic hormone=ACTH)

Hormon tăng trưởng (Growth hormone=GH)

Hormon tăng tiết sữa prolactin

Hormon kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone=TSH)

– Khi khối u tăng trưởng, các tế bào sản xuất ra hormon của tuyến yên có thể bị hủy hoại, gây ra tình trạng suy tuyến yên ( hypopituitarism).

– Nguyên nhân gây ra các khối u ở tuyến yên chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số u có thể là một phần của rối loạn di truyền có tên gọi là đa tân sản nội tiết I ( multiple endocrine neoplasia I=MEN I).

Nhiều loại u khác có thể gặp ở cùng vị trí với u tuyến yên:

U sọ hầu (craniopharyngiomas)

U tế bào mầm (germinomas)

U di căn đến từ các bộ phận khác của cơ thể

– Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra:

– Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm:

+ Nhìn đôi (song thị)

+ Sụp mí mắt

+ Mất thị trường

– Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng.

– Khám kỹ lâm sàng. Ghi nhận các vấn đề về song thị và mất thị trường, như mất thị trường ngoại vi (peripheral vision) hoặc mất thị giác ở một số vùng của thị trường.

– Các xét nghiệm về chức năng nội tiết bao gồm:

+ Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone. Dexamethasone là một steroid ngoại sinh gây phản hồi âm tính (negative feedback) đến tuyến yên để ức chế bài tiết ACTH. Steroid này không thể vượt qua được hàng rào máu não khiến xét nghiệm này giúp đánh giá một phần đặc hiệu của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận.

+ Xét nghiệm cortisol nước tiểu

Lượng hormon kích thích nang noãn (follicle-stimulating hormone=FSH)

Lượng yếu tố tăng trưởng insulin (insulin growth factor-1=IGF-1)

Lượng luteinizing hormone (LH). LH tiết bởi thùy trước tuyến yên, kích thích sự rụng trứng ở nữ và tiết androgen ở nam.

Lượng prolactin máu

Lượng testosterone/estradiol máu

Lượng hormon tuyến giáp:

+ T4 tự do

– Các xét nghiệm khác giúp xác định chẩn đoán bao gồm:

– U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.

– Phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường rất cần thiết, đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến mù lòa.

– Trong đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên một số u không thể phẫu thuật được bằng các đường kể trên và phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.

– Xạ trị được dùng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

– Các thuốc sau đây có thể giúp giảm thể tích một số loại u:

Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin. Các thuốc này giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u.

Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi

Tiên lượng khá tốt nếu có thể phẫu thuật và bóc tách được toàn bộ khối u.

6. Các biến chứng có thể gặp

– Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

– Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.