Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Vòm Họng Có Hết Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Vòm Họng: Ung Thư Vòm Họng Có Chữa Được Không

1. Ung thư vòm họng có chữa được không?

– Khó nuốt: khi nuốt nước bọt, khi ăn cảm thấy khó nuốt, bị vướng ở họng

– Bề mặt thanh quản thô ráp

– Thay đổi trong giọng nói

– Ho kéo dài

– Chảy máu cam

– Nổi hạch ở cổ: các hạch xuất hiện ở dưới cổ, cứng và không gây đau

Bệnh ung thư vòm họng nếu được phát hiện sớm và chữa trị, người bệnh có thể được chữa khỏi. Hiện nay, việc điều trị căn bệnh này được tiến hành theo các phương pháp chữa bệnh như sau:

– Phương pháp xạ trị

– Phương pháp hóa trị

– Phương pháp phẫu thuật

– Chữa bệnh ung thư vòm họng bằng thuốc nam

2. Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Người mắc bệnh ung thư vòm hòng không thể ăn uống được như người bình thường. Vì vậy, thức ăn dành cho người ung thư vòm họng cần được chế biến thành những món ăn nhẹ, mềm dễ nuốt, không chứa nhiều dàu mỡ như canh, súp, sữa…giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa.

Nên chế biến thành các món cháo dinh dưỡng với thành phần rau, củ, quá, thịt, trứng, cá,… xay nhuyễn, ít gia vị. Và bổ sung thêm các loại nước rau, củ, sinh tố trái cây.

Người bị mắc bệnh ung thư vòm họng cần được đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể trong quá trình điều trị.

3. Bệnh ung thư vòm họng có có lây không.

Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng căn bệnh ung thư vòm họng có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh ung thư vòm họng không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, ung thư vòm họng có thể có nguy cơ cao xảy ra ở một số người có thói quen sinh hoạt hay lối sống không tốt khi sống chung với những người mắc bệnh thông qua việc lây nhiêm virus gây bệnh. Theo đó, những người có thói quen sinh hoạt chung hoặc quan hệ tình dục với những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại virus gây bệnh ung thư vomg họng.

Ung Thư Vòm Họng Có Đau Không?

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xuất phát từ những tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Ung thư vòm họng thường gặp nhiều ở nam giới và để lại những hậu quả lớn, tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này cao. Vậy khi bị ung thư vòm họng người bệnh có đau không?

Nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư vòm họng

Ở một số trường hợp, những nhà nghiên cứu thấy các mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của các tế bào trong vòm họng tuy nhiên nhiều trường hợp khác khi nhiễm virus Epstein-Barr lại có thể phục hồi hoàn toàn.

Mặc dù chưa chứng minh rõ ràng nguyên nhân tới bệnh là gì. Tuy nhiên có thể liệt kê ra một số yếu tố nguy cơ thường hay gặp ở người Châu Á như sau:

Những người thường uống bia rượu nhiều, hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Người thường xuyên ăn những thức ăn lên men như dưa, cà muối; cá muối,…

Thuốc lá và bia rượu là tác nhân gây ra ung thư vòm họng.

Đối tượng mắc ung thư vòm họng nhiều nhất

Bệnh ung thư vòm họng có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên đặc biệt người thường mắc bệnh là nam giới trong độ tuổi từ 40 – 60. Đây cũng là bệnh ung thư thường gặp nhất trong những bệnh ung thư ở vùng đầu cổ và nó cũng là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Để phát hiện sớm được bệnh ung thư vòm họng là không dễ dàng bởi bệnh chỉ phát tác khi mà bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Tuy việc phát hiện ra bệnh không dễ dàng nhưng bạn nên có ý thức cảnh giác với bệnh, chú ý thường xuyên đi khám bác sĩ thuộc chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc đi khám chuyên khoa ung bướu khi xuất hiện những triệu chứng bất thường kéo dài tại khu vực này.

Một số triệu chứng thường thấy ở những người mắc bệnh ung thư vòm họng gồm:

Người bệnh cảm thấy có khối u hay hạch bất thường tại vùng cổ hay họng.

Thấy khó thở, khó nói, khàn tiếng lâu ngày,

Đau họng kéo dài trên 1 tuần mặc dù có uống thuốc không thấy khỏi.

Bị ngạt, tắc mũi kéo dài.

Thường xuyên bị chảy máu cam.

Đau tai hoặc ù tai, có cảm giác khó nghe.

Xuất hiện chứng đau nửa đầu.

Ung thư vòm họng có đau không?

Bệnh ung thư vòm họng khó phát hiện sớm khi đang ở giai đoạn đầu. Thường được phát hiện nhờ vào các triệu chứng khàn tiếng liên tục mặc dù đã uống thuốc nhưng không khỏi và kéo dài hơn 3 tuần mà không giảm. Một thời gian sau sẽ cảm thấy họng khó nuốt như vướng các vật bên trong. Vì thế mà có thể nói triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng ban đầu chưa có biểu hiện đau, tuy nhiên một thời gian sau, khối u lan ra nó sẽ gây đau tới một số vùng sau:

Cảm thấy đau ở bên trong tai bởi khi các tế bào ung thư lây lan rộng ra, nó sẽ gây ra những hiện tượng như ù tai như bên trong tai có vật nút lại hoặc cảm giác có con gì cắn trong tai.

U vòm họng khi bắt đầu lớn dần lên, nó sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy ăn uống khoa khăn, nhất là khi nuốt hoặc ăn các thực phẩm cứng khiến họng bị xước, làm cho người bệnh khá đau đớn. Có thể kèm theo hiện tượng chảy máu bên trong họng, khi khạc đờm thường thấy máu kèm theo.

Chính vì vậy mà những người mắc bệnh này thường được khuyên ăn những loại thực phẩm được chế biến mềm, tốt nhất là ăn thực phẩm với dạng lỏng như sữa, canh, súp, cháo,… vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp giảm những cơn đau.

Khi khối u di căn tới hộp sọ, chúng sẽ phá hủy nền sọ và đi lên não. Vì thế mà lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu một cách dữ dội hoặc cắn, nhức theo từng cơn.

Điều này có thể gây ra những triệu chứng như co giật, động kinh cho người bị bệnh. Đôi khi người bệnh còn thấy mờ mắt hoặc không nhìn thấy gì. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, điều trị theo phương pháp giảm đau.

Nếu như căn bệnh di căn tới vùng gan, xương hoặc phổi, mà nguy hiểm nhất là phổi và xương sẽ khiến cho người bệnh bị đau khi di chuyển, thấy đau xuyên ngực như có vật gì đó đè nặng lên.

Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng như xạ trị, hóa trị. Bởi vòm họng là vị trí khá hẹp do đó không thể phẫu thuật cắt bỏ mà chỉ phẫu thuật lấy sinh thiết để có thể chẩn đoán được mô bệnh học.

Khi thực hiện phương pháp xạ trị sẽ khiến người bệnh có những cơn đau nhất định, tuy nhiên bù lại đây là biện pháp chính giúp điều trị ung thư vòm họng khi chưa di căn. Tỉ lệ điều trị thành công, giúp người bệnh sống trên 5 năm đạt tới 97 – 100%. Sau khi xạ trị, người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành hóa trị để tiêu diệt các tế bào của khối u để cho kết quả tốt nhất.

Điều quan trọng nhất là bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kì tại bệnh viện để kiểm tra cũng như phát hiện sớm triệu chứng nguy cơ của bệnh.

Một số biện pháp giúp phòng tránh ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng phát sinh không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, và cũng chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, bạn có thể tránh tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ sau đây:

Không nên hút thuốc, nếu đã hút thì bạn nên từ bỏ. Đồng thời cũng hạn chế hút thuốc lá thụ động.

Tránh uống rượu, bia hoặc các chất có ga gây hại tới cơ thể

Hạn chế sử dụng những thức ăn lên men như: thịt muối, cá muối, dưa muối, cà muối.

Nên có một chế độ ăn hợp lý, khoa học. Ăn nhiều rau xanh.

Thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao.

Tâm lý thoải mái và tập luyện thường xuyên giúp phòng tránh mọi loại bệnh tật trong đó có cả ung thư vòm họng.

Dịch vụ sàng lọc ung thư vòm họng chính xác và tiện lợi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Sàng lọc ung thư là cách duy nhất để chẩn đoán các loại ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng muộn cũng đồng nghĩa với việc khả năng điều trị càng giảm. Ngày nay, ngoài việc đến các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh truyền thống thì còn có một phương thức khám và điều trị bệnh mới đó là xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như bệnh viện, phòng khám…

Nếu bạn chưa biết nên đi xét nghiệm ở đâu thì có thể tìm đến Xét nghiệm tại nhà Xander, gọi tắt là Xander.

Xander là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà với đối tác độc quyền là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Xander nhận kết quả từ các bệnh viện công và trả kết quả tại nhà cho khách hàng. Hơn thế nữa, đến với Xander, bạn còn được biện luận miễn phí từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cam kết chi phí không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Giá gói sàng lọc ung thư vòm họng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 869,000 đồng

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline(024)73.049.779 – 0984.999.501(Giờ trực: 6-22h) để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30; Thứ Bảy: 06:00 – 10:00.

Oral sex có nguy cơ gây ung thư vòm họng cao hơn cả thuốc lá

5 nguyên nhân gây ung thư vòm họng khiến bạn giật mình

Ung Thư Vòm Họng Có Chữa Được Không?

Ung thư vòm họng ngày càng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Các triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh thường khó nhận biết, đến khi phát hiện bệnh đã vào giai đoạn cuối. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học mà điều trị ung thư vòm họng có nhiều cách mang lại hiệu quả cao.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

Ung thư vòm họng là tình trạng các khối u phát triển trong cổ họng, bao gồm hầu họng, thanh quản hoặc amidan.

Cổ họng của bạn là một ống cơ bắp bắt đầu sau mũi và kết thúc ở cổ của bạn. Ung thư vòm họng thường bắt đầu trong các tế bào phẳng nằm bên trong cổ họng của bạn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến mảnh sụn (biểu mô) hoạt động như một nắp cho khí quản của bạn. Ung thư amiăng, một dạng ung thư vòm họng khác, ảnh hưởng đến amidan, nằm ở phía sau cổ họng.

Ung thư vòm họng tiến triển qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 0: Khối u chỉ nằm trên lớp tế bào trên cùng của phần bị ảnh hưởng của cổ họng.

Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và giới hạn ở phần cổ họng nơi nó bắt đầu.

Giai đoạn 2: Khối u nằm trong khoảng từ 2 đến 4 cm hoặc có thể đã phát triển thành một khu vực gần đó.

Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm hoặc đã phát triển thành các cấu trúc khác trong cổ họng hoặc đã lan đến một hạch bạch huyết.

Giai đoạn 4: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan ở xa.

2. Ung thư vòm họng có chữa được không?

Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ như sau:

Giai đoạn 1: 72%

Giai đoạn 2: 64%

Giai đoạn 3: 62%

Giai đoạn 4: 38%

Nếu khối u trong cổ họng kích thước nhỏ, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bác sĩ có thể sử dụng một trong các thủ tục phẫu thuật sau đây:

Phẫu thuật nội soi. Thủ tục này sử dụng ống nội soi (một ống dài mỏng có đèn và camera ở cuối) qua đó các dụng cụ phẫu thuật hoặc laser có thể được truyền qua để điều trị ung thư giai đoạn đầu.

Phẫu thuật cắt bỏ. Thủ tục này loại bỏ tất cả hoặc một phần của dây thanh âm của bạn.

Cắt thanh quản. Loại bỏ tất cả hoặc một phần thanh quản, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người có thể nói chuyện bình thường sau khi phẫu thuật. Một số người sẽ học cách nói mà không có thanh quản.

Phẫu thuật hầu họng. Thủ tục này loại bỏ một phần của cổ họng của bạn.

Bóc tách cổ. Nếu ung thư lan rộng trong cổ, bác sĩ có thể loại bỏ một số hạch bạch huyết của bạn.

Sau khi loại bỏ khối u, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị. Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính. Các loại xạ trị bao gồm:

Liệu pháp xạ trị cường độ điều trị và xạ trị phù hợp 3D. Trong cả hai loại điều trị, chùm tia phóng xạ được điều chỉnh theo hình dạng của khối u. Đây là cách phổ biến nhất được chỉ định cho ung thư thanh quản và vòm họng.

Hạt phóng xạ được đặt trực tiếp bên trong khối u hoặc gần với khối u. Mặc dù loại phóng xạ này có thể được sử dụng cho ung thư thanh quản và vòm họng, nhưng nó rất hiếm.

Trong trường hợp khối u lớn và khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan hoặc mô khác, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị cũng như xạ trị. Đây là một loại thuốc làm chết và làm chậm sự phát triển của các tế bào ác tính.

2.4 Thuốc điều trị nhắm mục tiêu

Các loại thuốc này ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư bằng cách can thiệp vào các phân tử cụ thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển của khối u. Một loại trị liệu nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng là cetuximab (Erbitux). Các loại trị liệu nhắm mục tiêu khác đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp này cùng với hóa trị và xạ trị tiêu chuẩn.

3. Làm thế nào để phát hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu?

Ung thư vòm họng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên nếu chú ý quan sát những thay đổi bất thường trong cơ thể, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh.

Nghi ngờ ung thư vòm họng nếu bạn có các triệu chứng sau:

Thay đổi giọng nói, liên tục cần phải hắng giọng

Khó nuốt:

Ho dai dẳng (có thể ho ra máu

Đau tai, ù tai

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Giảm cân đột ngột

Để phát hiện, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp này giúp nhìn rõ hơn bên trong cổ họng. Nếu xét nghiệm này cho thấy sự bất thường, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô (gọi là sinh thiết) từ cổ họng và kiểm tra mẫu xem đó có phải là tế bào ung thư hay không.

4. Các biện pháp phòng tránh

Bỏ thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia: Đàn ông nên tiêu thụ không quá hai đồ uống có cồn mỗi ngày và phụ nữ nên tiêu thụ không quá một ly đồ uống có cồn mỗi ngày.

Duy trì lối sống lành mạnh. Ăn nhiều trái cây, rau và thịt nạc. Giảm lượng chất béo và natri và thực hiện các bước để giảm cân thừa. Tham gia vào hoạt động thể chất ít nhất 2,5 giờ một tuần.

(Visited 113 times, 1 visits today)

Tags:

Ung Thư Vòm Họng Có Lây Nhiễm Không?

Ung thư vòm họng có lây nhiễm không là lo lắng của nhiều người khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư này ngày càng gia tăng.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính nguy hiểm thường gặp nhất thuộc vùng đầu cổ khởi phát từ sự phát triển bất thường của những tế bào ác tính tại vòm họng. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các tế bào ác tính sẽ lây lan ra các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và các bộ phận ở xa.

Tại Việt Nam, bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính năm 2020 sẽ có khoảng gần 10 nghìn nam giới mắc ung thư vòm họng, gần gấp 2 lần so với 10 năm trước đó.

Ung thư vòm họng có lây nhiễm không?

Rất nhiều người do chưa hiểu rõ về ung thư vòm họng có lây nhiễm không mà có thái độ xa lánh với những bệnh nhân ung thư. Phải khẳng định răng, ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể lây nhiễm.

Thứ nhất, những thành viên trong gia đình thường bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn đồ chứa nhiều muối, thực phẩm lên men… giống nhau nên dễ mắc bệnh giống nhau.

Thứ hai, ngoài vi rút EBV (Epstein Barr Virus), thì HPV – đặc biệt là tuýp HPV 16 và HPV 18 cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, dù nguy cơ này thấp hơn. Đây là chủng vi rút lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, kể cả quan hệ tình dục bằng miệng.

Phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng không lây nhiễm nhưng có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, mỗi người nên biết được một số biện pháp để phòng bệnh nguy hiểm này.

Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt là ăn nhiều trái cây và rau củ tươi.

Bỏ thói quen ăn uống đồ ăn quá nóng, ăn các loại đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều muối

Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, có chế độ làm việc, sinh hoạt lành mạnh, khoa học

Không hút thuốc lá, rượu bia và sử dụng các chất kích thích

Điều trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng mạn tính

Quan hệ tình dục an toàn…

Cần lưu ý rằng, không có biện pháp phòng tránh ung thư nào là tuyệt đối. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp trên, mỗi người cần chủ động thăm để phát hiện bệnh sớm ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi của việt Nam và Singapore để khám và chẩn đoán ung thư vòm họng.

Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin trực tiếp về ung thư vòm họng có lây nhiễm không, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.