Ở Việt Nam, năm 2010 có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và con số này ước tính lên tới 22.612 trong năm 2021. Ung thư vú là căn bệnh ung thư gây ra tỉ lệ tử vong và thường gặp thứ 2 trên thế giới. Trung bình cứ 10 người phụ nữ thì có khoảng 1 người bị mắc bệnh ung thư vú. #Dongtayy #Đông_tây_y
Với ung thư vú, thậm chí như ung thư vú HER2 dương tính chiếm khoảng 25% các trường hợp và được xem là loại ung thư vú có tiên lượng xấu, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hơn để kéo dài cuộc sống không bệnh, thời gian sống còn toàn bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù tỉ lệ phụ nữ Việt mắc bệnh ung thư vú thấp hơn so với thế giới nhưng tỉ lệ tử vong vì ung thư vú lại cao hơn rất nhiều do bệnh được phát hiện muộn.
Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang tuổi 40 rất quan trọng vì có thể tăng khả năng trị lành, hay kéo dài sự sống còn và mang lại cuộc sống khỏe mạnh về thể xác và tinh thần cho người không may mắc bệnh.
Ông Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng chia sẻ: Thực tế, 50% bệnh nhân ung thư có thể được cứu sống bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích).
Việc chẩn đoán và điều trị ung thư vú đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, điều trị ung thư vú không phải là một sớm một chiều.
Nguyên nhân gây ra ung thư vú
Khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vú nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Các nguy cơ mang tính gia đình:
– Di truyền: Khoảng 5- 6% các trường hợp ung thư vú là do di truyền của một gien bất thường, còn gọi là gien đột biến. Nếu nhận di truyền gien đột biến, khoảng 70-80% các phụ nữ này sẽ bị ung thư vú về sau. Nếu không nhận gien di truyền, nguy cơ mắc bệnh của họ cũng như mọi phụ nữ bình thường khác. Theo lý thuyết, bệnh ung thư sẽ xuất hiện vào giai đoạn đầu của cuộc sống (có thể xác minh bằng xét nghiệm gien) nên nếu xảy ra trường hợp này, những người trong dòng họ cần được theo dõi đặc biệt.
– Môi trường sống trong gia đình: Có những gia đình có nhiều người bị ung thư vú, nhưng không tìm được tác nhân có tính di truyền. Điều này được lý giải là do sống chung trong một môi trường nên vô tình họ gặp cùng các tác nhân nguy cơ như: ít sinh đẻ, có khuynh hướng bị bệnh lý tuyến vú lành tính, bệnh béo phì… Trong các gia đình này, nguy cơ mắc bệnh gấp 2-3 lần các gia đình khác. Những chấn thương tâm lý nghiêm trọng (tang chế của người thân chẳng hạn) cũng có thể là một tác nhân nguy cơ làm phát triển ung thư vú.
Triệu chứng khi mắc bệnh ung thư vú
Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối bướu có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác để phát hiện ung thư vú như:
– Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen- Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết
– Núm vú bị thụt vào trong
– Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú
– Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú
Tất cả những dấu hiệu trên không phải chỉ gặp ở ung thư vú mà còn xuất hiện ở các trường hợp tổn thương lành tính dạng bướu đặc (như bướu lành sợi – tuyến vú), hoặc dạng nang (như các nang lành tính của tuyến vú). Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đi khám ngay và bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm bổ sung, nếu cần
(Theo GD&TĐ, SK&ĐS, Trung tâm Hy Vọng)
Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm
- Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Ở Việt Nam, năm 2010 có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và con số này ước tính lên tới 22.612 trong năm 2021. Ung thư vú là căn bệnh ung thư gây ra tỉ lệ tử vong và thường gặp thứ 2 trên thế giới. Trung bình cứ 10 người phụ nữ thì có khoảng 1 người bị mắc bệnh ung thư vú. #Dongtayy #Đông_tây_y
Với ung thư vú, thậm chí như ung thư vú HER2 dương tính chiếm khoảng 25% các trường hợp và được xem là loại ung thư vú có tiên lượng xấu, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hơn để kéo dài cuộc sống không bệnh, thời gian sống còn toàn bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù tỉ lệ phụ nữ Việt mắc bệnh ung thư vú thấp hơn so với thế giới nhưng tỉ lệ tử vong vì ung thư vú lại cao hơn rất nhiều do bệnh được phát hiện muộn.
Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang tuổi 40 rất quan trọng vì có thể tăng khả năng trị lành, hay kéo dài sự sống còn và mang lại cuộc sống khỏe mạnh về thể xác và tinh thần cho người không may mắc bệnh.
Ông Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng chia sẻ: Thực tế, 50% bệnh nhân ung thư có thể được cứu sống bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích).
Việc chẩn đoán và điều trị ung thư vú đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, điều trị ung thư vú không phải là một sớm một chiều.
Nguyên nhân gây ra ung thư vú
Khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vú nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Các nguy cơ mang tính gia đình:
– Di truyền: Khoảng 5- 6% các trường hợp ung thư vú là do di truyền của một gien bất thường, còn gọi là gien đột biến. Nếu nhận di truyền gien đột biến, khoảng 70-80% các phụ nữ này sẽ bị ung thư vú về sau. Nếu không nhận gien di truyền, nguy cơ mắc bệnh của họ cũng như mọi phụ nữ bình thường khác. Theo lý thuyết, bệnh ung thư sẽ xuất hiện vào giai đoạn đầu của cuộc sống (có thể xác minh bằng xét nghiệm gien) nên nếu xảy ra trường hợp này, những người trong dòng họ cần được theo dõi đặc biệt.
– Môi trường sống trong gia đình: Có những gia đình có nhiều người bị ung thư vú, nhưng không tìm được tác nhân có tính di truyền. Điều này được lý giải là do sống chung trong một môi trường nên vô tình họ gặp cùng các tác nhân nguy cơ như: ít sinh đẻ, có khuynh hướng bị bệnh lý tuyến vú lành tính, bệnh béo phì… Trong các gia đình này, nguy cơ mắc bệnh gấp 2-3 lần các gia đình khác. Những chấn thương tâm lý nghiêm trọng (tang chế của người thân chẳng hạn) cũng có thể là một tác nhân nguy cơ làm phát triển ung thư vú.
Triệu chứng khi mắc bệnh ung thư vú
Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối bướu có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác để phát hiện ung thư vú như:
– Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen- Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết
– Núm vú bị thụt vào trong
– Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú
– Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú
Tất cả những dấu hiệu trên không phải chỉ gặp ở ung thư vú mà còn xuất hiện ở các trường hợp tổn thương lành tính dạng bướu đặc (như bướu lành sợi – tuyến vú), hoặc dạng nang (như các nang lành tính của tuyến vú). Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đi khám ngay và bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm bổ sung, nếu cần
(Theo GD&TĐ, SK&ĐS, Trung tâm Hy Vọng)