Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Vú Chẩn Đoán Và Điều Trị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Vú

     Ung thư vú là ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Trên thế giới hằng năm có hơn 1.000.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú. Xuất độ ung thư vú có tăng nhưng tỉ lệ tử vong giảm do có nhiều tiến bộ trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị. Ung thư vú xuất hiện khi vài tế bào vú bắt đầu tăng trưởng bất thường, các tế bào này sinh sôi nhanh hơn các tế bào lành và tụ lại thành khối bướu. Thường ung thư mọc từ các tế bào của ống dẫn sữa (gọi là ung thư ống dẫn – chiếm 80%), cũng có thể từ mô tuyến gọi là các tiểu thùy (ung thư tiểu thùy – chiếm 10%) hoặc từ các loại tế bào khác trong vú hiếm gặp hơn. Các tế bào ung thư có thể lan tràn đến các hạch lymphô vùng nách và di căn xa đến các nơi khác trong cơ thể. Hiện nay, trên thế giới tỉ lệ sống còn ung thư vú đã tăng lên, nhờ chẩn đoán sớm, các phương pháp điều trị mới và biết rõ căn bệnh hơn. Ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị bảo tồn tuyến vú hoặc tái tạo tuyến vú sau đoạn nhũ trả lại hình dáng của tuyến vú, niềm kêu hãnh của nữ tính.   1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ       Nguyên nhân ung thư vú chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng ung thư vú. – Yếu tố di truyền: có mẹ, chị bị ung thư vú đặc biệt lúc tuổi trẻ, nguy cơ ung thư vú tăng lên. Khoảng 5-10% ung thư vú liên hệ tới các đột biến gen truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình. Hiện tại, đã xác định được vài gen đột biến. Đặc biệt hai gen BRCA1 (Breast cancer gene 1) và BRCA2 (Breast cancer gene 2) gia tăng nguy cơ ung thư vú lẫn ung thư buồng trứng. Đột biến gene BRCA là yếu tố tiên đoán mắc ung thư vú mạnh nhất, với nguy cơ tích lũy ung thư vú tăng theo tuổi, từ 3% ở 30 tuổi tăng lên 85% ở 70 tuổi. – Tuổi: nguy cơ ung thư vú tăng dần theo tuổi, nhưng dưới 30 tuổi nguy cơ này không đáng kể. – Bệnh lý: một số bệnh lý tuyến vú có trước như bệnh tuyến xơ hóa, bướu nhú, tăng sản ống tuyến vú không điển hình có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. 2. Chẩn đoán Tình huống mắc bệnh Tình huống sớm Bệnh nhân được phát hiện qua tầm soát bằng nhũ ảnh, qua khám sức khỏe định kỳ, thường là sau khi siêu âm. Tình huống thường gặp Cục trong vú hoặc tiết dịch núm vú một bên là triệu chứng thường gặp. Tình huống trễ Bướu tiến triển tại chỗ làm da vú dầy lên hoặc biến đổi, dấu da cam, da co kéo, núm vú bị lún hoặc xù xì. Xuất hiện hạch nách hoặc hạch trên xương đòn. Giai đoạn di căn lan tràn có thể gặp các triệu chứng như khó thở, gãy xương, báng bụng … Chẩn đoán (định bệnh)             Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khai thác tiền căn cá nhân về các yếu tố nguy cơ ung thư vú, cũng như tiền căn ung thư gia đình của bệnh nhân. Thăm khám tuyến vú và hạch nách xem coi một cục trong vú khả năng lành hay ác và cho các xét nghiệm để chẩn đoán. Nhũ ảnh (chụp hình vú bằng X-quang) Nhũ ảnh được chỉ định trong chẩn đoán và tầm soát ung thư vú. Đây là một phương pháp tầm soát có giá trị và đã chứng minh góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ung thư vú. Hình ảnh bất thường chủ yếu của vú mà nhủ ảnh tìm được là các chấm vôi li ti và các khối (cục). Hình dạng và cách sắp xếp các đốm vôi li ti có thể giúp bác sĩ X-quang cân nhắc xem có phải là ung thư hay không. Khi các đốm vôi li ti chưa đủ để cần phải làm sinh thiết, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi và làm lại nhũ ảnh ở thời điểm thích hợp. Nhiều khi các đốm vôi li ti khiến nghi ngờ ung thư, phải làm sinh thiết. Tương tự, hình ảnh các khối (cục) trên phim vú cũng có thể là lành hoặc ác, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên xử trí phù hợp. Siêu âm vú Siêu âm vú là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh quan trọng sau nhũ ảnh. Siêu âm cho biết thêm tính chất của khối (cục) khó xác định trên nhũ ảnh. Siêu âm vú thường được chỉ định, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ có mô vú dày để phân biệt ung thư và các khối (cục) lành tính. Siêu âm được chỉ định để phát hiện di căn hạch nách. Ngoài ra, siêu âm có thể hướng dẫn sinh thiết hoặc chọc hút thử tế bào (gọi là FNA) để chẩn đoán. MRI vú MRI vú được chỉ định cho một số tình huống bệnh đặc biệt khi nhũ ảnh nghi ngờ có ung thư vú tiềm ẩn, nhiều khối (cục), di căn hạch nách chưa rõ nguồn gốc. MRI có thể được thực hiện cho các bệnh nhân có đậm độ mô vú dày, tầm soát ung thư vú có tính gia đình và đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ (đặc biệt là ung thư dạng tiểu thùy). MRI vú có thể được sử dụng ở bệnh nhân có đặt túi độn vú. Ngoài ra, MRI vú còn có thể hướng dẫn sinh thiết khi không thấy tổn thương trên nhũ ảnh hoặc siêu âm vú. Hình cắt lớp positron (Positron Emission Tomography: PET) Hiện nay PET và PET/CT được chỉ định khi các phương tiện hình ảnh khác không xác định được trong ung thư vú di căn, PET có thể hỗ trợ đánh giá sự lan tràn của bệnh và có thể giúp thay đổi xử trí ở một số bệnh nhân. Sinh thiết Đa số các u vú phát hiện qua thăm khám hoặc qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đều được chỉ định sinh thiết để quyết định hướng xử trí. Có nhiều phương pháp sinh thiết có các ưu điểm và hạn chế khác nhau như: chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine needle Aspiration: FNA), sinh thiết lõi kim dưới hướng dẫn của siêu âm, sinh thiết qua định vị bằng kim dây trên nhũ ảnh, sinh thiết dưới hướng dẫn MRI, sinh thiết mở lấy trọn bướu hoặc một phần bướu. Sự lựa chọn phương pháp sinh thiết nào tùy thuộc vào mức độ nghi ngờ ác tính, kích thước, vị trí bướu, phương tiện sẵn có và ý thích của bệnh nhân. 

Giai đoạn bệnh và độ ác tính             Giai đoạn bệnh được tính theo khối bướu lớn cỡ nào và có ăn lan tới đâu gồm các giai đoạn 0, I, II, III và IV. Giai đoạn 0 rất sớm, chưa xâm lấn. Giai đoạn I, II ung thư xâm lấn giai đoạn sớm. Giai đoạn III ung thư xâm lấn, tiến triển tại chỗ. Giai đoạn IV đã lan tràn hay di căn xa. Độ ác tính gồm grad thấp (độ 1) các tế bào ung thư lớn chậm, grad trung bình (độ 2) và grad cao (độ 3) các tế bào ung thư lớn nhanh. 3. Điều trị             Các phương pháp điều trị chuẩn là phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nội tiết và liệu pháp sinh học (nhắm trúng đích). Bác sĩ cân nhắc tình hình của người bệnh mà phối hợp vài phương pháp dựa vào các yếu tố như: ung thư vú loại gì, kích thướu bướu cỡ nào, ở giai đoạn mấy, tế bào ung thư có grad cao hay thấp, người bệnh đã mãn kinh chưa, tình trạng của các thụ thể đặc biệt ER, PR, HER2 và sức khỏe chung của người bệnh. Phẫu trị             Liệu pháp bảo tồn vú: bác sĩ cắt rộng khối bướu (lấy khối bướu và một viền an toàn mô lành xung quanh) kết hợp với xạ trị sau mổ áp dụng cho các bướu nhỏ.             Đoạn nhũ tận gốc biến đổi (Phẫu thuật Patey): đoạn nhũ lấy trọn tuyến vú, nạo nhiều hạch nách cùng bên vú. Tái tạo vú tức thì: ngay sau đoạn nhũ, bệnh nhân được tái tạo lại hình dáng tuyến vú bằng mô tự thân (vạt cơ lưng, vạt cơ thẳng bụng, vạt ở mông, đùi) hoặc với túi độn (túi nước muối hoặc silicon

Xạ trị Xạ trị là dùng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Thường dùng là xạ trị ngoài, một máy xạ phát chùm tia đúng vào tuyến vú. Xạ trị luôn được dùng sau mổ bảo tồn vú dành cho các ung thư vú giai đoạn sớm. Sau đoạn nhũ thực hiện cho các khối bướu lớn hoặc có hạch di căn. Hóa trị             Hóa trị là dùng thuốc giết các tế bào ung thư. Sau mổ nếu có nguy cơ tái phát hoặc di căn, bác sĩ dùng hóa trị gọi là hóa trị hỗ trợ. Hóa trị cũng dùng điều trị những người bệnh có ung thư lan tràn trong cơ thể. Tác dụng phụ của hóa trị gồm rụng lông tóc, nôn mửa, mệt mỏi và dễ nhiễm trùng. Hiếm gặp hơn: mãn kinh sớm, hại tim thận và các dây thần kinh ngoại biên. Liệu pháp nội tiết             Các bác sĩ xếp ung thư vú theo nhóm có thụ thể estrogen dương (ER+), thụ thể progesteron dương (PR+) hoặc thuộc nhóm ER- và PR-. Liệu pháp nội tiết được dùng khi ung thư vú nhạy với hormon, nhóm ER+, PR+. Tamoxifen (thuốc kháng estrogen) ngăn không cho estrogen gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào ung thư, làm tế bào ung thư chậm tăng trưởng và chết đi. Các thuốc ức chế men aromatase gồm Anastrozole (Arimidex), Letrozole (Femara) và Exemestane (Aromasin), ngăn cơ thể làm ra estrogen ở phụ nữ mãn kinh. Gần đây, Fulvestran (Faslodex), thuốc khóa thụ thể estrogen đã được chứng minh hiệu quả tốt cho bệnh nhân mãn kinh bị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính. Hóa trị hoặc liệu pháp nội tiết hỗ trợ sau mổ nhằm làm giảm nguy cơ tái phát. Lựa chọn hóa trị hay nội tiết dựa vào: người bệnh mãn kinh hay chưa, phân nhóm sinh học (xét nghiệm tình trạng thụ thể ER, PR, HER2), độ ác tính (grad), kích thước bướu, giai đoạn bệnh. Liệu pháp sinh học (nhắm trúng đích) Xáo trộn gen HER2 tạo ra loại thụ thể đặc biệt gọi là HER2 cho biết liệu pháp nhắm trúng đích dùng có hiệu quả hay không. Trastuzumab (Herceptin) là một liệu pháp nhắm đích phân tử HER2. Khoảng 25% bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen HER2. Trastuzumab gắn chặt để trói tay HER2, không cho ung thư phát triển. Nếu không có HER2, ung thư vú không nhạy với Herceptin. Hiện nay, có thêm nhiều thuốc mới như Pertuzumab, T-DM1, Lapatinib, Everolimus… Theo dõi Sau điều trị bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm thích hợp tùy theo giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị nhằm phát hiện và xử trí các trường hợp tái phát, tác dụng phụ và các di chứng của điều trị, cũng như hướng dẫn dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Thường các bác sĩ khuyên nên chụp nhũ ảnh hằng năm và tái khám mỗi 3-6 tháng cho 3 năm đầu, 6-12 tháng cho 2 năm tiếp theo và 12 tháng cho các năm sau đó. Sống còn và dự hậu Dự hậu ung thư vú thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh, loại mô học, độ ác tính, tình trạng di căn hạch và các dấu hiện sinh học của bướu: ER, PR và HER2. Ung thư vú có tỉ lệ sống còn tương đối tốt hơn các ung thư khác. Sống còn 5 năm khoảng 81%. Tỉ lệ sống còn cao ở các nước phát triển (từ 58% đến 81%) và tỉ lệ này thấp hơn ở các nước đang phát triển (từ 32% đến 67%). Kết luận             Các chị em phụ nữ hãy “lắng nghe” cơ thể, hiểu rõ bộ ngực mình, khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay tại các cơ sở điều trị chuyên khoa. Tránh một số cách trị bệnh không đúng như đắp thuốc rút mủ, lấy cùi, giặt lá cây hoặc chích lể làm bệnh bùng lên thì chỉ còn cách trị tạm bợ và dự hậu rất xấu. Các bác sĩ chuyên khoa phối hợp phẫu – xạ – hóa trị và liệu pháp sinh học thật nhuần nhuyễn phù hợp với từng người bệnh, giúp cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm nhiều người khỏi bệnh, ung thư vú giai đoạn trễ và lan tràn kéo dài sống còn và tăng chất lượng cuộc sống. Hiện tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ đã triển khai đầy đủ các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư vú.  

Ung Thư Vú: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm, bệnh phổ biến ở nữ giới. Ở giai đoạn đầu, ung thư vú thường không có triệu chứng rõ rệt, do đó người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Cùng tìm hiểu triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư vú qua bài viết sau.

1. Triệu chứng ung thư vú

Bướu ở vú hoặc nách

Sưng ở nách, xương đòn hoặc vú

Sưng ở nách hoặc xương đòn có thể là ung thư vú đã di căn đến các hạch bạch huyết ở khu vực đó. Tình trạng này có thể đến trước khi bạn cảm thấy một khối u, vì vậy hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy nó. Ngoài ra sưng ở vú cũng có thể là một báo hiệu về loại ung thư tích cực gọi là ung thư vú dạng viêm (Inflammatory breast cancer).

Đau hoặc nhạy cảm ở vú

Mặc dù cục u thường không đau, vì thế nếu bạn thấy đau hoặc nhạy cảm, đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Một vùng phẳng hoặc lõm ở vú

Đây có thể là một khối u mà bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy.

Vú thay đổi

Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt về kích thước, đường viền, kết cấu hoặc nhiệt độ của vú.

Hoặc bề mặt sần sùi, đỏ như da cam có thể là dấu hiệu của ung thư vú tiến triển.

Một sự thay đổi trong núm vú của bạn

Nó có thể:

Kéo vào trong.

Bị lúm đồng tiền.

Bỏng.

Ngứa.

Phát triển các vết loét.

Tiết dịch núm vú

Bạn có thể nhận thấy núm vú của bạn tiết ra một dịch bất thường. Nó có thể rõ ràng, đỏ như máu, hoặc màu khác. Hoặc nó thường được gây ra bởi các điều kiện lành tính, nhưng nó cũng có thể là do ung thư.

Một khu vực giống như đá cẩm thạch dưới da

Bạn sẽ cảm thấy khu vực này khác với bất kỳ phần nào khác của vú.

Gọi cho bác sĩ của bạn về ung thư vú nếu

Một hay cả hai vú phát triển khối u, đau bất thường không biến mất, hoặc nhìn và cảm thấy bất thường. Đôi khi nguyên nhân thường là một vấn đề nào đó khác với ung thư, nhưng bác sĩ nên kiểm tra nó.

Bạn bị sưng hạch bạch huyết ở nách. Bất kỳ tình trạng sưng nào cũng có thể là do ung thư.

2. Chẩn đoán cho ung thư vú như thế nào?

Nếu bạn cảm thấy một khối u hoặc một cái gì đó xuất hiện trên hình ảnh chụp quang tuyến vú, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán ung thư vú.

Khi đó bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về lịch sử y tế cá nhân và gia đình của bạn. Tiếp theo, họ sẽ thực hiện kiểm tra vú và có thể yêu cầu các xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ sử dụng những hình ảnh này để tạo ra hình ảnh của vú của bạn.

Siêu âm (Ultrasound): Kiểm tra này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra một hình ảnh của vú.

Chụp quang tuyến vú (Mammogram): X-quang chi tiết này của vú giúp bác sĩ nhìn rõ hơn về các khối u và các vấn đề khác.

Chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic resonance imaging): Kiểm tra này sử dụng một nam châm được liên kết với máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong ngực của bạn.

Sinh thiết (Biopsy): Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ loại bỏ mô hoặc chất lỏng từ vú của bạn. Sau đó họ sẽ nhìn vào nó dưới kính hiển vi để xem các tế bào ung thư có xuất hiện hay không và nếu có thì thuộc loại nào. Hiện có hai loại sinh thiết thường được sử dụng trên vú:

Chọc hút bằng kim nhỏ (Fine Needle Aspiration – FNA): Thủ thuật này dễ dàng tiếp cận những khối u hoặc khu vực có thể chứa đầy chất lỏng.

Sinh thiết dùng ống dò (Core Needle Biopsy): Loại này sử dụng kim lớn hơn để loại bỏ một mảnh mô.

Sinh thiết thông qua phẫu thuật mở (Surgical (open) biopsy): Một bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ khối u cùng với các mô vú bình thường xung quanh.

Sinh thiết hạch bạch huyết (Lymph node biopsy): Bác sĩ sẽ loại bỏ một phần của các hạch bạch huyết dưới cánh tay của bạn để xem ung thư đã lan rộng chưa.

Sinh thiết dưới hướng dẫn bằng hình ảnh (Image-guided biopsy): Bác sĩ sử dụng hình ảnh, như MRI, chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm, để hướng dẫn kim.

3. Điều trị ung thư vú

Cho đến nay một số phương pháp điều trị loại bỏ hoặc tiêu diệt bệnh trong vú và các mô lân cận, chẳng hạn như các hạch bạch huyết. Chúng bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ vú, được gọi là phẫu thuật cắt bỏ vú, hoặc chỉ loại bỏ khối u và các mô xung quanh nó, được gọi là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc bảo tồn vú. Hiện có rất nhiều loại thủ thuật cắt bỏ tuyến vú khác nhau và phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Xạ trị

Xạ trị, sử dụng sóng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là những loại thuốc mạnh giúp chống lại căn bệnh này, nhưng thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ, như buồn nôn, rụng tóc, mãn kinh sớm, bốc hỏa và mệt mỏi.

Liệu pháp hormon

Liệu pháp hormon sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa hormone, đặc biệt là estrogen, đây là tác nhân giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Hiện tại các loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm tamoxifen (Nolvadex, Soltamox) cho phụ nữ trước và sau khi mãn kinh, thuốc ức chế aromatase bao gồm anastrozole (Arimidex), exemestane (Aromasin) và letrozole (Femara) cho phụ nữ sau mãn kinh. Những tác dụng phụ có thể bao gồm nóng bừng và khô âm đạo. Ngoài ra, những loại trị liệu này còn hoạt động bằng cách ngăn chặn buồng trứng tạo ra hormon, thông qua phẫu thuật hoặc thuốc. Trong đó Fulvestrant (Faslodex) là một loại thuốc tiêm giữ estrogen không bám vào tế bào ung thư.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng một số loại thuốc như lapatinib (Tykerb), pertuzumab (Perjeta) và trastuzumab (Herceptin). Những loại thuốc này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt ung thư. Chúng nhắm mục tiêu các tế bào ung thư vú có hàm lượng protein cao gọi là HER2. Trong đó Palbociclib (Ibrance) và ribociclib (Kisqali) hoạt động bằng cách ngăn chặn một giúp chất thúc đẩy ung thư phát triển. Ngoài ra, cùng với một chất ức chế aromatase, thuốc palbociclib và ribociclib dành cho phụ nữ sau mãn kinh bị một số loại ung thư tiến triển. Đôi khi thuốc Abemaciclib và palbociclib được kết hợp sử dụng với các liệu pháp hormone như fulvestrant (Faslodex). Không những thế một nhóm thuốc mới được gọi là chất ức chế PARP (poly ADP ribose polymerase) được sử dụng để nhắm vào một loại enzyme nuôi dưỡng tế bào ung thư. Và chúng bao gồm Talazoparib (Talzenna) và Talazoparib (Talzenna).

Tuy nhiên bạn vẫn có thể được hóa trị liệu, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu cùng với phẫu thuật hoặc xạ trị. Bởi vì chúng có thể tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại bởi các phương pháp điều trị khác.

Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Vú Như Thế Nào

Nếu chẳng may bị mắc ung thư vú thì việc đầu tiên mà mỗi chúng ta nghĩ đến có lẽ là làm thế nào để trị ung thư vú? Vậy thực tế có những cách điều trị nào và hiệu quả của nó ra sao?

Chẩn đoán ung thư vú

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú bao gồm:

Khám vú. Bác sĩ sẽ kiểm tra cả hai vú và hạch bạch huyết ở nách, cảm thấy bất kỳ khối u hoặc các bất thường khác.

Chụp quang tuyến vú. X quang vú là một tia X của vú. X quang vú thường được sử dụng để sàng lọc ung thư vú. Nếu phát hiện thấy một bất thường trên chụp quang tuyến vú, bác sĩ có thể đề nghị chụp quang tuyến vú để chẩn đoán thêm để đánh giá sự bất thường này.

Siêu âm vú. Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của các cấu trúc sâu trong cơ thể. Siêu âm có thể được sử dụng để xác định xem một khối u vú mới là một khối rắn hoặc một túi chứa đầy chất lỏng.

Hình ảnh cộng hưởng từ vú (MRI). Máy MRI sử dụng sóng nam châm và sóng radio để tạo ra hình ảnh nội thất của vú. Trước khi MRI vú, bạn sẽ được tiêm thuốc nhuộm.

Các xét nghiệm và thủ tục khác có thể được sử dụng tùy thuộc vào tình huống của bạn.

Các cách điều trị ung thư vú

Mỗi năm trên thế giới chứng kiến hàng trăm hàng ngàn ca tử vong do ung thư vú nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Là một căn bệnh thường gặp và rất nguy hiểm nên nó luôn là nỗi ám ảnh của bản thân mỗi phái nữ. Ung thư vú cùng nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác đang lấy đi của chúng ta sức khỏe, niềm tự hào của mỗi phụ nữ thậm chí là quyền làm mẹ, quyền được nuôi con thơ,…

Phẫu thuật điều trị ung thư vú

Trị ung thư vú luôn là một bài toán khó khăn và nan giải với chính bản thân người bệnh cũng như các bác sĩ. Hiện nay có 3 phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay cho người bị ung thư vú đó là phẫu thuật, xạ trị và bổ trợ toàn thân. Tùy theo tình hình bệnh trạng, sức khỏe và điều kiện kinh tế, nguyện vọng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp.

Phẫu thuật

Các hoạt động được sử dụng để điều trị ung thư vú bao gồm:

Loại bỏ ung thư vú (lumpectomy). Trong quá trình cắt bỏ khối u, có thể gọi là phẫu thuật vú hoặc cắt bỏ rộng tại chỗ, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và một lề nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh. Thủ thuật cắt bì thường được dành riêng cho các khối u nhỏ hơn.

Loại bỏ toàn bộ vú (phẫu thuật cắt bỏ vú). Phẫu thuật cắt bỏ vú là một hoạt động để loại bỏ tất cả các mô vú của bạn. Hầu hết các thủ thuật cắt bỏ vú đều loại bỏ tất cả các mô vú – các túi, ống dẫn, mô mỡ và một số da, bao gồm núm vú và vách ngăn (phẫu thuật cắt bỏ đơn giản)

Trong phẫu thuật cắt bỏ da, da trên vú được giữ nguyên để cải thiện tái tạo và xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, núm vú cũng có thể được giữ lại.

Nếu không có ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, cơ hội phát hiện ung thư ở bất kỳ hạch bạch huyết còn lại là nhỏ và không có các nút khác cần phải được loại bỏ.

Loại bỏ cả hai vú. Một số phụ nữ bị ung thư vú có thể chọn lấy vú khác (vú lành tính dự phòng ngược lại) nếu họ có nguy cơ ung thư vú khác rất cao vì có khuynh hướng di truyền hoặc lịch sử gia đình mạnh.

Các biến chứng của phẫu thuật ung thư vú phụ thuộc vào các quy trình bạn chọn. Phẫu thuật ung thư vú có nguy cơ đau, chảy máu, nhiễm trùng và sưng cánh tay (lymphedema).

Liệu pháp bức xạ

Liệu pháp bức xạ sử dụng các chùm năng lượng cao, như tia X và proton, để diệt các tế bào ung thư. Xạ trị thường được thực hiện bằng cách sử dụng một máy lớn nhằm vào các chùm năng lượng ở cơ thể của bạn (bức xạ chùm bên ngoài). Nhưng bức xạ cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt vật liệu phóng xạ bên trong cơ thể của bạn (brachytherapy).

Tia xạ bên ngoài thường được sử dụng sau khi cắt bỏ khối u ở giai đoạn sớm ung thư vú. Các bác sĩ cũng có thể đề nghị phương pháp xạ trị vào thành ngực sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc các bệnh ung thư lan rộng đến các hạch bạch huyết.

Các tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi và phát ban đỏ giống như phát ban nơi mà bức xạ là nhằm mục đích. Mô vú cũng có thể sưng lên hoặc cứng hơn. Hiếm khi, các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, chẳng hạn như tổn thương tim hoặc phổi hoặc, rất hiếm, ung thư thứ hai ở khu vực được điều trị.

Hóa trị

Hoá trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu ung thư của bạn có nguy cơ cao trở lại hoặc lây lan sang một phần khác của cơ thể, bác sĩ có thể khuyên bạn trị liệu để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Đây được gọi là hóa trị liệu bổ trợ.

Hóa trị đôi khi được đưa ra trước khi giải phẫu ở những phụ nữ có khối u vú lớn hơn. Mục đích là làm co lại một khối u với kích thước làm cho nó dễ dàng hơn để loại bỏ với phẫu thuật.

Hóa trị cũng được sử dụng ở những phụ nữ bị ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hóa trị có thể được khuyến cáo để kiểm soát ung thư và giảm bất kỳ triệu chứng nào mà ung thư gây ra.

Tác dụng phụ về hóa trị phụ thuộc vào các loại thuốc bạn nhận được. Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm thời kỳ mãn kinh sớm, vô sinh (nếu tiền mãn kinh), tổn thương tim và thận, tổn thương thần kinh, và rất hiếm khi xảy ra ung thư máu.

Bổ trợ toàn thân

Hậu phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ được cân nhắc áp dụng bổ trợ toàn thân. Bổ trợ toàn thân bao gồm hai hoạt động chính là điều trị hóa chất và điều trị nội tiết. Điều trị hóa chất là việc người bệnh sẽ được đưa một số loại thuốc vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp, thường áp dụng với trường hợp khối u nhỏ, không di căn hạch. Điều trị nội tiết có thể sẽ kéo dài trong thời gian 5 năm, áp dụng cho trường hợp thụ thể nội tiếp không rõ, dương tính.

Một số loại thuốc điều trị ung thư vú

Ngoài phẫu thuật, xạ trị, bổ trợ toàn thân thì bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu sử dụng thêm thuốc điều trị ung thư vú để tăng hiệu quả. Hai loại thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm Petuzumab và Trastuzamab.

Cần uống thuốc trị ung thư vú theo chỉ dẫn của bác sĩ

Petuzumab: được áp dụng để điều trị ung thư vú di căn có HER2 dương tính cho bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị. HER2 có khả năng kích thích các tế bào ung thư vú, khiến nó tiến triển nhanh chóng đồng thời di căn cũng nhanh hơn. Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gồm rụng tóc, tiêu chảy, ảnh hưởng đến tim mạch.

Trastuzumab: là loại kháng thể đơn có tác động chọn lọc nên thành phần ngoại bào của protein HER2. Trastuzumab có khả năng loại bỏ và kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Đẩy lùi ung thư vú luôn là điều mà mỗi bệnh nhân và cả nền y học mong muốn. Tuy nhiên đó không phải là điều đơn giản mà đòi hỏi ở chúng ta sự kiên trì cũng như những phương pháp phù hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ hiểu hơn về việc điều DS: Ngân/suckhoe36.vn trị ung thư vú

Ung Thư Vú Tái Phát: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Ung thư vú tái phát là gì?

Ung thư vú tái phát là khi khối u xuất hiện lại trên bệnh nhân đã từng bị ung thư vú trước đây. Bệnh nhân ung thư vú có thể đã được điều trị khỏi bằng các phương pháp điều trị ban đầu. Và hầu như không còn triệu chứng trong một khoảng thời gian. Nhưng một số tế bào ung thư vẫn còn sống sót và “quay lại” sau một thời gian điều trị.

Thời gian tái phát có thể từ vài tháng đến vài năm sau điều trị ban đầu. Khi tái phát, khối u có thể ở cùng vị trí hoặc khác so với trước đây. Nếu cùng vị trí với ung thư ban đầu gọi là tái phát tại chỗ. Nếu khác vị trí hoặc di căn chỗ khác ban đầu gọi là tái phát di căn xa.

Việc chẩn đoán ung thư vú có tái phát hay không khó khăn hơn chẩn đoán ung thư vú nguyên phát. Nhưng không phải là không thể. Việc điều trị có thể kiểm soát bệnh và kéo dài thêm thời gian sống sót.

Nguyên nhân ung thư vú tái phát

Do chính tế bào ung thư

Khi điều trị, tự một số tế bào ung thư có khả năng “ẩn náu” không bị tiêu diệt. Chúng “ngủ” một thời gian và sau đó bùng phát lại gây ra ung thư tái phát.

Hoặc có thể từ ban đầu đã có một số tế bào tách ra khỏi tế bào ung thư ban đầu và không được loại bỏ. Sau đó, chúng sẽ phát triển trờ lại.

Do phương pháp điều trị không triệt để

Những phương được chỉ định để loại bỏ tế bào ung thư vú là hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone. Tuy nhiên, đôi khi những phương pháp điều trị này vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.

Nguyên nhân khác

Một nguyên nhân khác có thể được đề cập đến là do yếu tố di truyền. Một người mắc ung thư vú  ở một bên có nguy cơ cao sẽ tái phát ung thư ở vú còn lại hơn người bình thường không có ung thư vú.

Triệu chứng ung thư vú tái phát

Các dấu hiệu của ung thư vú tái phát thay đổi tùy thuộc vào nơi khối u trở lại. Khối u có thể tái phát ở 3 khu vực sau:

Ở vị trí của khối u ban đầu. Lúc này gọi là ung thư tái phát tại chỗ

Ở khu vực gần khối u ban đầu như hạch bạch huyết vùng nách hoặc gần xương đòn. Đây là tái phát khu vực

Ở một vị trí khác trong cơ thể như phổi, xương, não…. Đây là tái phát di căn xa.

Tái phát tại chỗ

Trong tái phát tại chỗ, khối u xuất hiện lại ở vị trí ban đầu. Nó có thể ở thành ngực hoặc dưới da đối vơi phụ nữ đã có một cắt bỏ vú. Các dấu hiệu tái phát tại chỗ của ung thư vú có thể gồm:

Xuất hiện khối u cứng ở vùng vú đã từng phẫu thuật.

Da trên vú co rút, phù nề, viêm đỏ.

Tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền lại.

Xuất hiện thêm một hoặc nhiều khối u. Khối này không đau, sờ chắc nằm dưới da vùng vú.

Tái phát khu vực

Các triệu chứng tái phát trong khu vực có thể bao gồm:

Xuất hiện khối u mới hoặc có dấu hiệu sưng ở hạch bạch huyết dưới cánh tay, trên đòn hoặc gần xương ức.

Đau cánh tay và vai cùng bên với vú bị ung thư ban đầu

Mất cảm giác ở tay và vai

Đau ngực kéo dài

Rối loạn nuốt: nuốt khó

Tái phát di căn xa

Sờ thấy hạch vùng cổ, trên xương đòn. Hạch có đặc điểm là cứng, ít di động

Sờ thấy hạch nách cùng bên hoặc đối bên

Thường xuyên có cảm giác đầy bụng, khó tiêu

Dấu hiệu cơ thể đang bị nhiễm trùng: ho, sốt thường xuyên

Biểu hiện khi di căn đến xương: đau xương

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú di căn phổi: khó thở. Đặc biệt là khó thở ngay cả khi thực hiện những hoạt động bình thường, không mất sức như đi bộ, leo cầu thang…

Dấu di căn tới gan: mất cảm giác ngon miệng.

Dấu di căn tới não: đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác…

Sụt cân nhiều và nhanh, yếu mệt, suy nhược cơ thể

Chẩn đoán ung thư vú tái phát

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có khả năng cao tái phát thì có thể chỉ định chụp X-quang tuyến vú. Còn gọi là chụp nhũ ảnh. Ngoài ra sẽ kết hợp khám thực thể và dựa vào một số dấu hiệu để đề nghị thêm các xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm đó có thể là:

Xét nghiệm hình ảnh

Những xét nghiệm hình ảnh cần phải làm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Các xét nghiệm đó là

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

X-quang

Chụp cắt lớp phản xạ (PET).

Không phải tất cả bệnh nhân đều thực hiện hết các xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một số trong từng trường hợp cụ thể.

Sinh thiết

Bác sĩ đề nghị áp dụng quy trình sinh thiết để thu các tế bào nghi ngờ. Sau đó gửi mẫu đi làm xét nghiệm tế bào học để xác định có phải ung thư đã tái phát không.

Nhà nghiên cứu bệnh học có thể xác định xem liệu ung thư là tái phát hay một loại ung thư mới. Các xét nghiệm cũng cho thấy ung thư có nhạy cảm với điều trị bằng hormone, liệu pháp điều trị mục tiêu hay không. Vì những điều này có thể thay đổi khi có chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân.

Điều trị ung thư vú tái phát

Các lựa chọn điều trị cho ung thư vú tái phát phụ thuộc vào một số yếu tố.  Bao gồm mức độ bệnh, tình trạng thụ thể hormone, loại điều trị được áp dụng trong lần đầu khi chẩn đoán ung thư vú. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng cụ thể từng người để lập kế hoạch điều trị.

Điều trị ung thư tái phát tại chỗ

Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tái phát dựa vào phương pháp điều trị ban đầu của bạn

Đối với phương pháp cắt bỏ khối u và xạ trị ban đầu, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một bên vú.

Đối với bệnh nhân chưa từng xạ trị và nguy cơ di căn thấp: bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ khối u lần hai

Đối với bệnh nhân có tái tạo da và mô vú: chỉ định cắt bỏ mô cấy hoặc da được tái tạo. Sau một thời gian, mô và da có thể tái tạo lại hoàn toàn. Trường hợp này có thể cân nhắc kết hợp với chuyên khoa thẩm mỹ.

Phẫu thuật để loại bỏ vùng hạch đã bị ảnh hưởng

Hóa trị

Xạ trị

Liệu pháp hormone: sử dụng khi khối u có test thụ thể – hormone dương tinh

Liệu pháp trúng đích

Điều trị ung thư tái phát khu vực

Phác đồ điều trị ung thư vú tái phát khu vực bao gồm:

Phẫu thuật: là phương pháp điều trị được khuyến nghị. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ được các hạch bạch huyết dưới cánh tay của bệnh nhân.

Xạ trị: Đôi khi xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật. Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị chính.

Điều trị bằng thuốc: Các phương pháp điều trị như hoá trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp hormone cũng được khuyến cáo là phương pháp điều trị chính

Điều trị ung thư tái phát di căn xa

Phác đồ điều trị cho tái phát di căn bao gồm:

Liệu pháp hormone: Liệu pháp này có ít tác dụng phụ hơn phương pháp điều trị hoá trị liệu. Do đó trong nhiều trường hợp đây là phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho ung thư vú tái phát di căn.

Hoá trị: Nếu tái phát âm tính với thụ thể hormone hoặc nếu liệu pháp hormone không đáp ứng với

Phương pháp điều trị mục tiêu: Nếu các tế bào ung thư có những đặc điểm nhất định khiến chúng dễ bị tổn thương

Thuốc tạo xương: Nếu ung thư đã di căn đến xương, bác sĩ có thể khuyên dùng loại thuốc tạo xương để giảm nguy cơ gãy xương hoặc giảm đau xương mà người bệnh có thể gặp phải.

Phòng ngừa ung thư vú tái phát

Dùng liệu pháp hormone sau đợt điều trị ban đầu có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Áp dụng đối với bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Liệu pháp hormone có thể tiếp tục trong ít nhất 5 năm.

Hóa trị đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Dùng thuốc tạo xương làm giảm nguy cơ ung thư tái phát trong xương (di căn xương) ở những người có nguy cơ tái phát ung thư vú.

Duy trì cân nặng hợp lý.

Tập thể dục thể thao thường xuyên có thể giảm nguy cơ tái phát.

Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế rượu, bia.

Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị nếu phát hiện và điều trị kịp thời và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Ngoài ra, mỗi người cũng nên chú ý đến sức khỏe của chính mình bằng cách tự kiểm tra và cảm nhận bất kỳ sự thay đổi nào ở vú và quanh vú. Với người đã phẫu thuật điều trị ung thư vú, cần tái khám thường xuyên để kịp thời phát hiện tình trạng ung thư vú tái phát.