Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Vú Viêm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Vú Dạng Viêm

Hiệu đính: chúng tôi Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin này giúp trả lời các thắc mắc của bạn và bạn được tham dự càng nhiều càng tốt vào các quyết định điều trị. Chúng tôi khuyến nghị đọc cùng với các cuốn sách “Điều trị ung thư vú nguyên phát” và “Ung thư vú và bạn: đối mặt với chẩn đoán, điều trị và tương lai”.

Ung thư vú dạng viêm là gì?

Ung thư vú dạng viêm là loại ung thư vú hiếm gặp và phát triển nhanh. Ung thư vú dạng viêm có tên như vậy vì da của vú thường nhìn có màu đỏ và bị viêm, gây ra bởi các tế bào ung thư vú làm tắc các mạch bạch huyết tí hon trong vú và da. Các mạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết.

Hệ thống bạch huyết được hình thành từ một mạng lưới các mạch (tương tự các mạch máu) nối với các nhóm hạch bạch huyết nằm trong toàn cơ thể. Hệ thống bạch huyết làm việc gần gũi với hệ thống máu để duy trì sự cân bằng chất dịch trong các mô của cơ thể bằng cách thoát dịch, lọc và vận chuyển dịch bạch huyết đi khắp cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú dạng viêm

Các triệu chứng ung thư vú dạng viêm có thể phát triển rất nhanh. Có thể có hiện diện khối bướu hoặc không có. Các triệu chứng có thể gồm:

Vú có màu đỏ, ấm hoặc sưng lên

Da của vú đổi màu hoặc trông giống bị bầm tím

Xuất hiện vết lõm hoặc dày da hoặc vú trông sần sùi giống như vỏ quả cam (hay còn gọi là dấu “da cam”)

Vú to lên

Vú đau hoặc nhạy cảm đau

Ngứa mãi không hết

Núm vú bị tụt xuống

Sưng hoặc có cục ở nách hoặc cung quanh xương đòn.

Ung thư vú dạng viêm được chẩn đoán như thế nào?

Ung thư vú dạng viêm đôi khi khó chẩn đoán, bởi vì những triệu chứng này tương tự như trạng thái lành tính (không phải ung thư) như viêm vú và áp xe vú – là các bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh.

Nếu bạn được chỉ định thuốc kháng sinh nhưng các triệu chứng không giảm đi thì bạn sẽ được giới thiệu tới phòng khám vú, tại đó bạn có thể được làm vài xét nghiệm gồm:

Chụp X-quang tuyến vú

Siêu âm – sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra ảnh

Sinh thiết – Lấy mô vú ra để quan sát dưới kính hiển vi. Có thể sinh thiết bằng kim. Bạn cũng có thể được sinh thiết bấm lấy ra một mẩu da tròn.

Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư vú dạng viêm thì bạn có thể được làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra xem ung thư đã lan ra ngoài vú hay chưa. Các xét nghiệm này gồm:

Chụp CT hay còn được gọi là CAT scan – sử dụng tia X để tạo ra các ảnh chi tiết toàn cơ thể

Xạ hình xương – kiểm tra toàn bộ bộ xương. Nó giúp nhận diện những thay đổi của xương gây ra bởi tổn thương, quá trình làm lành tổn thương hoặc bệnh như là ung thư.

Nếu bạn cần được làm các xét nghiệm này, nhóm bác sĩ điều trị sẽ giải thích thêm.

Ung thư vú dạng viêm vú được điều trị như thế nào?

Do ung thư vú dạng viêm có thể phát triển nhanh nên điều trị thường được bắt đầu càng sớm càng tốt. Điều trị thường bao gồm điều trị toàn cơ thể bằng các loại thuốc (điều trị toàn thân) cũng như điều trị vú bị ung thư và khu vực xung quanh vú (điều trị tại chỗ). Có thể sử dụng kết hợp hóa trị, phẫu thuật, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích (đôi khi gọi là điều trị sinh học), nội tiết (hormone) và các thuốc bisphophonate phụ thuộc vào hiện trạng riêng từng cá nhân.

Hóa trị là điều trị dùng thuốc chống ung thư (thuốc độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đó là điều trị đầu tay cho ung thư vú dạng viêm trước phẫu thuật và gọi là hóa trị tân bổ trợ. Hóa trị được chỉ định để điều trị và làm giảm kích thước của khối u trong vú và để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể đã lan tới nơi khác trong cơ thể.

Tiếp theo hóa trị, hầu hết mọi người sẽ được phẫu thuật. Thường thì cả vú được cắt bỏ kể cả khu vực núm vú (phẫu thuật đoạn nhũ). Bác sĩ phẫu thuật thường đồng thời sẽ vét tuyến bạch huyết tại hốc nách.

Nếu như bạn muốn tái tạo vú sau đoạn nhũ thì rất có thể bạn được tái tạo vú sau khi hoàn thành tất cả các điều trị, và được gọi là tái tạo vú trì hoãn.

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao được tính toán và kiểm soát cẩn thận để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị thường được thực hiện sau hóa trị và phẫu thuật để điều trị ung thư vú dạng viêm. Khu vực điều trị thường bao gồm toàn bộ khu vực vú và cả khu vực phía trên xương đòn. Bạn cũng có thể được xạ trị vào nách và đôi khi vào hạch bạch huyết sau xương ức.

Để có thêm thông tin về xạ trị, đề nghị đọc cuốn sáchXạ trị cho ung thu vú nguyên phát.

Điều trị nhắm trúng đích (điều trị sinh học)

Đây là một nhóm thuốc chặn sự phát triển và lan rộng của ung thư. Chúng nhằm tới và can thiệp vào quá trình làm ung thư phát triển. Loại liệu pháp nhắm trúng đích bạn được chỉ định phụ thuộc vào các đặc điểm của ung thư vú.

Các liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng sử dụng phổ biến là cho ung thư vú dương tính HER2. HER2 là một protein giúp các tế bào ung thư phát triển.

Có nhiều xét nghiệm đo các mức độ HER2, được thực hiện trên mô vú lấy ra trong khi sinh thiết hoặc phẫu thuật. Chỉ những người mà ung thư vú có HER2 cao (gọi là dương tính HER2) sẽ được lợi từ liệu pháp đích.

Ví dụ về các liệu pháp đích cho ung thư vú dương tính HER2 gồm trastuzumab và pertuzumab.

Nếu ung thư vú của bạn âm tính HER2 thì các liệu pháp đích sẽ không có lợi ích.

Để có thêm thông tin đề nghị xem trên websitewww.breastcancenow.org/targeted-therapy.

Một số loại ung thư vú sử dụng chất estrogen trong cơ thể để giúp chúng phát triển và được gọi là ung thư vú dương tính thụ thể estrogen hay là ung thư vú ER+.

Các liệu pháp nội tiết chặn hoặc làm dừng ảnh hưởng của estrogen lên các tế bào ung thư vú. Các thuốc khác nhau của liệu pháp nội tiết làm việc này theo các cách khác nhau. Chỉ có thể chỉ định liệu pháp nội tiết nếu ung thư vú là ER+.

Nếu ung thư vú không được kích thích bằng estrogen thì gọi là âm tính thụ thể estrogen (ER-) và liệu pháp nội tiết không mang lại lợi ích.

Những phụ nữ tiền mãn kinh có ung thư vú dương tính thụ thể nội tiết cũng có thể được khuyến nghị ức chế buồng trứng. Ức chế buồng trứng là thuật ngữ dùng để mô tả các phương pháp điều trị làm buồng trứng dừng sản sinh ra estrogen, hoặc dừng tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Các thuốc biphosphonate

Biphosphonate là nhóm thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú lan tỏa ở những phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm thuốc này có thể được dùng không tính đến mãn kinh xảy ra tự nhiên hay do điều trị ung thư vú.

Các thuốc bisphosphonate cũng có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương xương. Thuốc thường được chỉ định cho những người có nguy cơ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương (khi mà xương mất sự chắc khỏe và trở nên dễ gãy).

Thuốc biphosphonate có thể được dùng ở dạng viên nén hoặc truyền tĩnh mạch.

Nhóm bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết thuốc biphosphonate có phù hợp với bạn hay không.

Bị chẩn đoán mắc ung thư vú dạng viêm có thể là một thời điểm khó khăn và thử thách. Có thể có nhiều thời điểm bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, đặc biệt ung thư vú dạng viêm là một dạng ung thư vú hiếm gặp. Nhiều người có thể hỗ trợ bạn, do vậy đừng ngại ngần yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần.

https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc23_inflammatory_breast_cancer_2020_web.pdf

Ung Thư Vú Dạng Viêm (Ibc

Ung thư vú dạng viêm (IBC – Inflammatory Breast Cancer) là một dạng ung thư vú hiếm gặp và nguy hiểm, căn bệnh này thường xuất hiện dưới dạng phát ban hoặc vùng da bị kích thích. Ngoài ra chúng còn ngăn chặn các mạch bạch huyết trong da vú của bạn.

Thực tế ung thư vú dạng viêm có thể không hiển thị trên hình ảnh chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm và thường được chẩn đoán nhầm với tình trạng nhiễm trùng. Vào thời điểm được chẩn đoán, chúng thường phát triển trên da vú của bạn. Sau đó, thì lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư vú dạng viêm khác với các loại ung thư vú khác như thế nào?

Khi so sánh với các dạng bệnh khác, ung thư vú dạng viêm có những tình trạng như sau:

Nhìn khác nhau – thường không có cục u, nhưng vú có thể xuất hiện màu đỏ, sưng hoặc viêm.

Khó chẩn đoán hơn – nó không hiển thị tốt trên hình chụp nhũ ảnh.

Mạnh mẽ hơn và lây lan nhanh hơn các loại khác.

Thường xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn, đặc biệt là phụ nữ Mỹ gốc Phi.

Có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ thừa cân.

Di chuyển xa hơn (bác sĩ của bạn có thể gọi điều này là tiến triển tại chỗ, nghĩa là nó di chuyển sang vùng da lân cận) khi được chẩn đoán.

Di chuyển đến các khu vực khác (bác sĩ sẽ nói ung thư đã di căn) khi được chẩn đoán, điều này làm cho việc điều trị khó khăn hơn.

Không giống như các loại ung thư vú phổ biến khác, căn bệnh này thường không xuất hiện dưới dạng cục u. Mà chúng phát triển như tổ hoặc mảng lớn dưới da.

Đau vú.

Thay đổi da ở vùng vú. Bạn có thể tìm thấy các khu vực màu hồng hoặc đỏ thường với kết cấu và độ dày của một quả cam.

Một vết bầm không biến mất trên vú.

Sưng vú đột ngột.

Ngứa vú.

Núm vú thay đổi hoặc tiết dịch.

Sưng các hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc ở cổ.

Những thay đổi này thường xảy ra nhanh chóng, trong khoảng thời gian một vài tuần.

Các giai đoạn của ung thư vú dạng viêm

Dạng ung thư này thường xuất hiện ở một trong ba giai đoạn sau:

Giai đoạn IIIC: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết quanh xương đòn hoặc bên trong ngực của bạn.

Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra bên ngoài vú và các hạch bạch huyết gần đó, sau đó di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể bạn.

Ung thư vú dạng viêm được chẩn đoán như thế nào?

Chụp quang tuyến vú. Điều này cho thấy những bất thường bên trong vú của bạn (vú dày hơn hoặc da dày hơn so với tuyến vú bên kia).

MRI ((Magnetic Resonance Imaging). Đây là thiết bị sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh của vú và các cấu trúc bên trong cơ thể bạn.

Chụp CT (Computerized Tomography). Thiết bị này sử dụng là tia X mạnh tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn.

PET Scan (Positron Emission Tomography). Được sử dụng cùng với chụp CT, xét nghiệm này có thể giúp tìm ra ung thư ở các hạch bạch huyết và các khu vực khác của cơ thể.

Siêu âm vú (Ultrasound). Thử nghiệm hình ảnh này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra một hình ảnh bên trong vú. Ngoài ra thử nghiệm này có thể giúp phát hiện những thay đổi không hiển thị trên nhũ ảnh.

Sinh thiết có thể cho biết chắc chắn nếu bạn bị ung thư. Khi đó bác sĩ sẽ loại bỏ một phần nhỏ của mô vú hoặc da để kiểm tra.

Thông thường, mẫu mô có thể được lấy bằng kim, nhưng đôi khi một vết cắt cũng có thể được thực hiện để loại bỏ nó. Tuy nhiên, loại sinh thiết mà bạn có thường phụ thuộc vào việc nhìn thấy số lượng của khối u trong các xét nghiệm hình ảnh hay không.

Ung thư vú dạng viêm được điều trị như thế nào?

Hóa trị. Phương pháp điều trị bằng thuốc này được đưa ra trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và làm cho ung thư có thể hoạt động. Ngoài ra, nó cũng làm giảm khả năng ung thư sẽ quay trở lại.

Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ vú có thể được thực hiện sau khi hóa trị. Thủ tục này loại bỏ tất cả các tuyến vú đang bị tổn thương.

Trị liệu nhắm mục tiêu. Nếu các tế bào ung thư có quá nhiều protein gọi là HER2 , bạn có thể được cung cấp các loại thuốc đặc biệt cho để điều trị tình trạng này.

Liệu pháp hormon. Một số loại thuốc có thể được cung cấp nếu các tế bào ung thư có thụ thể hormon. Những loại thuốc này giúp ngăn chặn các thụ thể để chúng không thể gia nhập vào các kích thích tố.

Xạ trị. Thông thường, xạ trị được đưa ra sau khi hóa trị và phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư quay trở lại.

Liệu pháp miễn dịch. Những loại thuốc này sử dụng hệ thống miễn dịch của bạn để giúp chống ung thư. Và bạn có thể nhận được chúng cho các loại ung thư vú dạng viêm tiến triển.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các thử nghiệm lâm sàng. Đây là các thử nghiệm về một số loại thuốc mới để xem chúng có an toàn và hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, các thử nghiệm này cũng là một cách tốt để có được một loại thuốc mới (không có sẵn) cho tất cả mọi người. Vì vậy bác sĩ có thể giúp bạn tìm kiếm một thử nghiệm có thể phù hợp với bạn.

Triển vọng cho bệnh ung thư vú dạng viêm là gì?

Theo cơ sở dữ liệu chương trình Giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng (SEER – Surveillance, Epidemiology, and End Results) của Viện Ung thư Quốc gia, tỷ lệ sống sót đối với ung thư vú dạng viêm theo giai đoạn chẩn đoán là:

Nhưng điều quan trọng mà mọi người cần ghi nhớ là những con số này dựa trên những trường hợp được chẩn đoán từ nhiều năm trước. Hiện nay các phương pháp điều trị đã được cải tiến tốt hơn, có nghĩa là những trường hợp được chẩn đoán và điều trị ngày nay có tuổi thọ cao hơn.

Thông Tin Về Bệnh Ung Thư Vú Dạng Viêm

1. Bệnh ung thư vú dạng viêm là gì?

Theo nghiên cứu, có khoảng từ 75 – 80% các ca ung thư vú mắc mới được chẩn đoán là ung thư vú xâm lấn. Ung thư vú viêm (Inflammatory Breast Cancer – IBC) cũng chỉ là một trong số các trường hợp của ung thư vú xâm lấn. Tuy nhiên bệnh lý này rất hiếm gặp, với tỉ lệ chưa tới 3% trong tổng số các ca mắc ung thư vú được phát hiện.

Đa phần, các triệu chứng bao gồm sưng đỏ phần lớn diện tích vú, vùng da bị tổn thương gần giống với vỏ cam bị rỗ và lồi lõm. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan và xâm lấn nhanh nên phải được phát hiện sớm và điều trị rất tích cực. Khối u có thể sưng tấy từ bên trong nhưng đôi khi bạn không thể cảm nhận được, cách duy nhất để kiểm tra là tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Bệnh ung thư vú dạng viêm có nguy hiểm không?

So với các loại ung thư vú khác, những người mắc bệnh ung thư vú dạng viêm thường có độ tuổi trung bình thấp hơn, khoảng 52 tuổi. Vì triệu chứng không rõ ràng, khó kiểm tra, phát hiện nên những trường hợp mắc ung thư vú dạng viêm thường đã ở giai đoạn muộn (3b) nên khả năng điều trị và hồi phục là tương đối khó khăn. Thậm chí, rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi khối u đã di căn (giai đoạn IV).

3. Dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm

3.1. Đỏ, sưng hoặc đau

Một trong những dấu hiệu ung thư vú dạng viêm đầu tiên là hiện tượng đỏ, sưng tấy gây đau rát. Vùng da bị tổn thương thường chiếm diện tích lớn, đôi khi xuất hiện các đốm màu tối hơn. Ngay khi phát hiện cần phải tiến hành khám chuyên khoa để xác định được nguồn bệnh.

3.2. Xuất hiện những đường vân hoặc vết hằn trên da vú

Đa số các trường hợp ung thư vú, ngoài việc sưng tấy, những vùng da trên ngực sẽ bị nổi các vết hằn, hoặc rỗ li ti giống như vỏ cam, quýt. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện rất nhanh, có thể chỉ sau một đêm và kéo dài từ một tuần trở lên.

3.3. Có dịch chảy ra từ vú

4. Chẩn đoán ung thư vú viêm

4.1. Siêu âm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường như siêu âm hay chụp XQ đều không thể phát hiện ra những khối u vú dạng viêm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có mô vú dày đặc. Để xác định, các bác sĩ phải sử dụng thiết bị siêu âm quét bằng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của mô vú. Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam áp dụng việc sàng lọc ung thư bằng thiết bị siêu âm vú tự động Invenia ™ ABUS với độ chính xác cao và khả năng phát hiện tới 90% các dấu hiệu bất thường tại mô vú.

4.2. Sinh thiết

Bác sĩ sẽ lấy các mẫu nhỏ mô từ vú, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để sàng lọc các dấu hiệu của ung thư. Các bác sĩ cũng có thể lấy sinh thiết từ các hạch bạch huyết dưới cánh tay để xem có bất kỳ tế bào ung thư nào hiện diện không.

4.3. Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

Sau khi xác định được các bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ thuật nhỏ được gọi chọc hút bằng kim mịn. Một chiếc kim rỗng sẽ được xuyên qua da vào vùng mô bị tổn thương hay khối u để lấy mẫu xét nghiệm. Phương pháp này thường được áp dụng đối với việc chẩn đoán ung thư vú và ung thư tuyến giáp.

5. Điều trị ung thư vú dạng viêm

5.1. Hóa trị toàn thân

Hóa trị liệu là việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị giúp điều trị và kiểm soát khối u ở vú và giảm sưng tấy. Khi hóa chất di chuyển khắp cơ thể, cũng có thể điều trị bất kỳ vị trí tổn thương nào do các tế bào ung thư vú di căn gây ra.

5.2. Hóa trị liệu bổ sung

Phương pháp hóa trị này được đưa ra trước khi phẫu thuật và thường bao gồm cả thuốc Anthracycline cùng Taxane. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của mình rằng họ nên thực hiện ít nhất 6 lần hóa trị bổ sung trong vòng 4 đến 6 tháng trước khi khối u được loại bỏ. Trong trường hợp tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên không nên trì hoãn phẫu thuật.

5.3. Xạ trị

Xạ trị là việc sử dụng tia X với năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời gây hại ít nhất có thể đối với các tế bào bình thường. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú để giảm nguy cơ ung thư trở lại.

5.4. Điều trị bổ trợ

Liệu pháp điều trị bổ trợ có thể được đề xuất sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Liệu pháp này có thể bao gồm hóa trị liệu bổ sung, liệu pháp Hormone, liệu pháp mục tiêu ( Trastuzumab) hoặc một số cách kết hợp giữa các phương pháp điều trị này.

5.5. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật tiêu chuẩn cho bệnh ung thư vú dạng viêm là phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để. Phương pháp này bao gồm việc cắt bỏ toàn bộ vú bị ảnh hưởng và hầu hết hoặc tất cả các hạch bạch huyết dưới cánh tay liền kề. Thông thường, lớp lót trên cơ ngực bên dưới cũng sẽ được loại bỏ, nhưng cơ ngực vẫn được giữ lại. Đôi khi, cơ ngực nhỏ hơn cũng có thể được loại bỏ. Cả trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt về sức khỏe cũng như bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tăng sức đề kháng và chóng hồi phục.

Ung Thư Vú Dạng Viêm Là Gì, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán, Cách Điều Trị

Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 ca được chẩn đoán mắc mới ung thư vú. Trong đó phổ biến nhất là hai hội chứng ung thư vú xâm lấn và ung thư vú không xâm lấn. Tuy nhiên ung thư vú dạng viêm thường rất hiếm gặp và có xu hướng phát triển nhanh, đột ngột hơn.

1. Ung thư vú dạng viêm là gì?

Theo nghiên cứu, có khoảng từ 75-80% các ca ung thư vú mắc mới được chẩn đoán là ung thư vú xâm lấn. Ung thư vú viêm (Inflammatory Breast Cancer – IBC) cũng chỉ là một trong số các trường hợp của ung thư vú xâm lấn. Tuy nhiên bệnh lý này rất hiếm gặp, với tỉ lệ chưa tới 3% trong tổng số các ca mắc ung thư vú được phát hiện.

Hội chứng IBC cần được điều trị kịp thời và tích cực (Nguồn: amazonaws.com)

Đa phần, các triệu chứng bao gồm sưng đỏ phần lớn diện tích vú, vùng da bị tổn thương gần giống với vỏ cam bị rỗ và lồi lõm. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan và xâm lấn nhanh nên phải được phát hiện sớm và điều trị rất tích cực. Khối u có thể sưng tấy từ bên trong nhưng đôi khi bạn không thể cảm nhận được, cách duy nhất để kiểm tra là tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Ung thư vú dạng viêm có nguy hiểm không?

So với các loại ung thư vú khác, những người mắc IBC thường có độ tuổi trung bình thấp hơn, khoảng 52 tuổi. Vì triệu chứng không rõ ràng, khó kiểm tra, phát hiện nên những trường hợp mắc IBC thường đã ở giai đoạn muộn (3b) nên khả năng điều trị và hồi phục là tương đối khó khăn. Thậm chí, rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi khối u đã di căn (giai đoạn IV).

IBC có diễn biến nhanh và nguy hiểm hơn so với ung thư vú thông thường (Nguồn: slideplayer.com)

3. Dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm

Một trong những dấu hiệu ung thư vú dạng viêm đầu tiên là hiện tượng đỏ, sưng tấy gây đau rát. Vùng da bị tổn thương thường chiếm diện tích lớn, đôi khi xuất hiện các đốm màu tối hơn. Ngay khi phát hiện cần phải tiến hành khám chuyên khoa để xác định được nguồn bệnh.

3.2. Xuất hiện những đường vân hoặc vết hằn trên da vú

Đa số các trường hợp ung thư vú, ngoài việc sưng tấy, những vùng da trên ngực sẽ bị nổi các vết hằn, hoặc rỗ li ti giống như vỏ cam, quýt. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện rất nhanh, có thể chỉ sau một đêm và kéo dài từ một tuần trở lên.

Dịch được tiết ra từ núm vú bất thường kèm một ít máu (Nguồn: blogspot.com)

4. Chẩn đoán ung thư vú viêm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường như siêu âm hay chụp XQ đều không thể phát hiện ra những khối u vú dạng viêm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có mô vú dày đặc. Để xác định, các bác sĩ phải sử dụng thiết bị siêu âm quét bằng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của mô vú. Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam áp dụng việc sàng lọc ung thư bằng thiết bị siêu âm vú tự động Invenia ™ ABUS với độ chính xác cao và khả năng phát hiện tới 90% các dấu hiệu bất thường tại mô vú.

Bác sĩ sẽ lấy các mẫu nhỏ mô từ vú, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để sàng lọc các dấu hiệu của ung thư. Các bác sĩ cũng có thể lấy sinh thiết từ các hạch bạch huyết dưới cánh tay để xem có bất kỳ tế bào ung thư nào hiện diện không.

4.3. Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

Sau khi xác định được các bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ thuật nhỏ được gọi chọc hút bằng kim mịn. Một chiếc kim rỗng sẽ được xuyên qua da vào vùng mô bị tổn thương hay khối u để lấy mẫu xét nghiệm. Phương pháp này thường được áp dụng đối với việc chẩn đoán ung thư vú và ung thư tuyến giáp.

Thực phẩm phòng chống ung thư vú (Nguồn: healthplus.vn)

5. Cách chữa ung thư vú dạng viêm

Hóa trị liệu là việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị giúp điều trị và kiểm soát khối u ở vú và giảm sưng tấy. Khi hóa chất di chuyển khắp cơ thể, cũng có thể điều trị bất kỳ vị trí tổn thương nào do các tế bào ung thư vú di căn gây ra.

Phương pháp hóa trị này được đưa ra trước khi phẫu thuật và thường bao gồm cả thuốc Anthracycline cùng Taxane. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của mình rằng họ nên thực hiện ít nhất 6 lần hóa trị bổ sung trong vòng 4 đến 6 tháng trước khi khối u được loại bỏ. Trong trường hợp tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên không nên trì hoãn phẫu thuật.

Xạ trị là việc sử dụng tia X với năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời gây hại ít nhất có thể đối với các tế bào bình thường. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú để giảm nguy cơ ung thư trở lại.

Liệu pháp điều trị bổ trợ có thể được đề xuất sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Liệu pháp này có thể bao gồm hóa trị liệu bổ sung, liệu pháp Hormone, liệu pháp mục tiêu ( Trastuzumab) hoặc một số cách kết hợp giữa các phương pháp điều trị này.

5.5. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật tiêu chuẩn cho bệnh IBC là phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để. Phương pháp này bao gồm việc cắt bỏ toàn bộ vú bị ảnh hưởng và hầu hết hoặc tất cả các hạch bạch huyết dưới cánh tay liền kề. Thông thường, lớp lót trên cơ ngực bên dưới cũng sẽ được loại bỏ, nhưng cơ ngực vẫn được giữ lại. Đôi khi, cơ ngực nhỏ hơn cũng có thể được loại bỏ. Cả trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt về sức khỏe cũng như bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tăng sức đề kháng và chóng hồi phục.