Top 3 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Xương Bàn Tay Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Điều Trị Gãy Xương Bàn Ngón Tay

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Có 27 xương ở bàn tay và gãy xương bàn tay là một chấn thương phổ biến. Gãy xương nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Bàn tay có vai trò quan trọng đối với con người. Điều trị yêu cầu phục hồi chức năng (CN) tối đa cho bàn tay.

– Thứ tự ưu tiên trong điều trị bàn ngón tay là:

Ngón cái (đảm nhiệm 50% CN bàn tay) → ngón 2 (đảm nhiệm 20% CN bàn tay) → ngón út (nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn) →ngón giữa (nhờ ngón giữa mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay) → ngón 4.

– Tổn thương hay gặp trong sinh hoạt, tai nạn, chiến đấu…

– Chức năng: cầm, nắm, cầm tinh vi, phức tạp, xúc giác, nhận biết đồ vật bằng sờ mó tinh tế; 4 động tác chính của bàn tay là:

Cầm tinh vi (còn gọi là động tác nhón nhặt): Được thực hiện qua các đầu mút ngón tay: ví dụ như cầm kim.

Cầm và kẹp: Ví dụ như cầm chĩa khoá.

Cầm và bóp: Ví dụ như cầm cốc, cầm quả bóng.

Cầm và xách: Ví dụ như xách nước.

Đặc điểm: VT bàn tay dễ nhiễm khuẩn.

II. CHẤN ĐOÁN

1. Gãy nền xương bàn I: Có 2 loại gãy:

· Gãy ngoài khớp.

· Gãy Bennett: đường gãy thường chéo từ phần giữa diện khớp xuống dưới và vào trong do đó tách một mảnh nhỏ, mảnh nầy vẫn giữ nguyên vị trí ở gan tay. Xương bàn trật ra ngoài và mặt gãy trượt dọc bờ ngoài xương thang.

a. Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng:

· Sưng nề khớp thang-bàn.

· Nền xương bàn gồ ra ngoài.

· Đau chói nền xương bàn I.

· Dồn dọc trục ngón I đau tăng.

· Bệnh nhân không dạng tối đa ngón cái được.

Cận lâm sàng:

· Phim X-quang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

· Điều trị bảo tồn:

Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn đốt, ngón I tư thế dạng và đối chiếu, giữ 6 tuần.

Thuốc: Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván (khi có Mổ bộc lộ ổ gãy, nắn lại cho chính xác rồi dùng kim kirschner xuyên vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

· Điều trị phẫu thuật:

· cố định vào xương thang.

· Có thể không mở ổ gãy, sau khi nắn xương để ngón cái dạng tối đa, xuyên 2 kim Kirschner vào nền xương bàn và xương thang.

· Có thể găm kim Kirschner từ xương bàn I qua xương bàn II để giữ khoảng cách cho ngón cái dang và đối chiếu. Kim Kirschner giữ 6 tuần.

Điều trị sau mỗ:

-Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

-Truyền dung dịch đẳng trương.

-Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn)

-Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3,4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

2. Gãy nền các xương bàn II, III, IV, V: Chẩn đoán chính xác nhờ XQ bàn tay

Điều trị bảo tồn bằng nẹp bột, hoặc bó bột cẳng bàn tay, giữ 4 tuần.

Điều trị thuốc giống như điều trị gãy nền xương bàn 1.

3. Gãy thân và chỏm các xương bàn

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

. Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật

· Ngón I: Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn ngón.

· Ngón II, III, IV, V: Có thể làm nẹp bột hoặc bó bột cẳng bàn tay hoặc nẹp Iselin nẹp nầy gắn trong bột giữ 4 tuần.

· Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

Chỉ mổ khi di lệch nhiều mà nắn không hiệu quả. Mổ :

· Dùng 2 cây kim Kirschner găm nội tủy để giữ trục.

· Dùng nẹp vít bản nhỏ để hết hợp xương.

Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

4. Gãy các xương ngón tay

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

.Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số

máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

· Gãy đốt I:

* Điều trị bão tồn:

· Ngón cái: bó bột cẳng bàn tay qua khớp liên đốt.

· Ngón II, III, IV, V: bó bột cẳng – bàn tay + nẹp Iselin.

-Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

* Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ rộng rãi hơn gãy xương bàn vì có nhiều ưu điểm hơn bó bột do dễ di lệch thứ phát, làm hẹp bao gân gấp, làm gấp các ngón khó khăn.

Đường mổ ở mặt lưng ngón tay qua gân duỗi; dùng 2 cây kim Kirschner xuyên từ 2 bên chỏm lên. Nếu không vững bó bột tăng cường.

*Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

· Gãy đốt II: (chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

· Ngón I:

· Bảo tồn: bó bột cẳng-bàn tay qua khớp liên đốt, giữ 4 tuần.

· Phẫu thuật: chỉ mổ khi đứt chổ bám của gân

· Ngón II, III, IV, V:

· Bó bột cẳng-bàn tay+nẹp Iselin.

· Hoặc bó bột một ngón tay kiểu đuôi đạn từ đốt I đến đốt III, các khớp liên đốt gập khoảng 30 0

· Gãy đốt III:(chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

Điều trị:

· Gãy không di lệch: Gãy không di lệch chỉ cần quấn băng keo quanh đốt II và III, đốt gãy gập nhẹ 20-30 0 giữ 4-6 tuần.

· Gãy đứt chổ bám của gân duỗi:

+ Bó bột trong tư thế duỗi quá mức đốt III

+ Dùng kim Kirschner cố định duỗi đốt xa tối đa.

+ Có thể dùng chỉ thép nhỏ khâu vào gân và đưa ra ngoài búp ngón theo kiểu khâu gân Sterling-Bunnell.

· Trật khớp bàn – đốt I:

· Nắn theo kiểu Farabeuf: bẻ ưỡn thêm và đẩy nền đốt I về chỏm xương bàn nhằm đưa xương vừng ra trước, trước khi kéo thẳng đốt I và gập về phía lòng. Sau nắn bó bột cẳng-bàn tay đốt I ngón cái và giữ 3 tuần.

(Lượt đọc: 27563)

Triệu Chứng Tê Đầu Ngón Tay, Bàn Tay Là Bệnh Gì ?

Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng tê đầu ngón tay, bàn tay khiến việc cử động tay rất khó khăn. Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Y học ngày càng phát triển, song song với đó là sự xuất hiện thêm của nhiều căn bệnh. Tại sao lại xuất hiện tình trạng này? Đây là dấu hiệu của bệnh gì và đó có phải căn bệnh nguy hiểm hay không? Có thể thấy vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm.

Để giải tỏa được những lo lắng của người bệnh, diễn đàn đã có bài phỏng vấn với Lương Y Bác sỹ Đỗ Minh Tuấn – chuyên gia đầu ngành về bệnh cơ xương khớp, để người bệnh hiểu rõ hơn về triệu chứng tê đầu ngón tay và bàn tay. Từ đó tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay là bệnh gì?

Chia sẻ của chuyên gia quanh triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay.

Phóng viên: Xin chào Bác sỹ, rất cảm ơn Bác sỹ đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn cùng diễn đàn. Thưa Bác sỹ, gần đây, trên diễn đàn có rất nhiều người quan tâm đến triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay. Triệu chứng khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và đây là biểu hiện của căn bệnh gì? Bác sỹ có thể tư vấn cho độc giả hiểu rõ về triệu chứng này?

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra.

Thần kinh giữa đi xuống bàn tay qua ống cổ tay, ống này được bao quanh bởi các xương ở cổ tay ở phía sau và dây chằng vòng cổ tay ở phía trước tức phía gan tay. Đấy là một lối đi khá chật hẹp, trong đó có dây thần kinh giữa, các mạch máu và các gân gấp ngón tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê tay.

Hội chứng ống cổ tay nên được điều trị càng sớm càng tốt. Để cho tay được nghỉ thường xuyên hơn, tránh các hoạt động làm xấu thêm triệu chứng và chườm đá để giảm phù. Kết hợp tập luyện và dùng các phương pháp điều trị để thu lại hiệu quả tốt nhất

Các bệnh lý ở đốt sống cổ gây tê ngón tay, bàn tay

Những tổn thương ở đốt sống thường gặp ở người già vì độ tuổi này đã diễn ra quá trình lão hóa, phần đốt sống không còn thực hiện chức năng tốt như trước. Tuy nhiên hiện đại, số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh ở đốt sống cổ cũng không hề nhỏ và đang tăng lên đáng kể. Lí do chính là các bạn trẻ yêu thích sử dụng công nghệ, thường xuyên cúi đầu nhìn màn hình vi tính, smart phone hay nhiều đối tượng trẻ tuổi làm công việc văn phòng ít hoạt động.

Do chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất mất cân bằng dẫn đến các biểu hiện của bệnh viêm thần kinh ngoại biên: các ngón tay tê bì, xuất hiện ở cả 2 tay; vận động khó khăn, kèm cảm giác đau nhức. Thực tế có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác đi kèm, mỗi nguyên nhân gây bệnh viêm thần kinh thì triệu chứng sẽ có chút khác biệt. Độc tố gây viêm thần kinh: bên cạnh tê ngón tay còn gây ra đau nhức.Viêm thần kinh do trục trặc ở quá trình trao đổi chất hoặc chế độ dinh dưỡng kém chất lượng: tê bì ở tay, cử động các ngón khó khăn hơn.Quá trình diễn tiến của bệnh khá chậm, khắc phục khó, thời gian phục hồi kéo dài.

Tình trạng tê đầu ngón tay, bàn tay do thiếu máu cục bộ thường xuất hiện nhiều nhất ở đối tượng cao tuổi. Các triệu chứng của thiếu máu não rất đột ngột nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Ngoài tê dại ở tay còn có các dấu hiệu khác như nhức đầu, choáng váng mặt mày, mệt mỏi toàn thân.

Phóng viên1; Điều trị tê bàn tay nội khoa : Bác sỹ có thể cho biết các phương pháp để điều trị các triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay? 2; Điều trị bằng cách phẫu thuật

Không nên xem nhẹ chứng thiếu máu não cục bộ, khi phát hiện bất cứ biểu hiện nào ở trên hãy tìm gặp bác sĩ để kiểm tra và có thể phát hiện các nhân tố nguy hại cho hệ thống mạch mãu não, tránh ảnh hưởng xấu đến mạch máu não.

3; Dùng các bài thuốc Đông y

Đối với hiện tượng tay hay bị tê gây ra bởi hội chứng ống cổ tay, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau để bệnh nhân giảm bớt tạm thời các cơn tê buốt. Bên cạnh đó thuốc chống viêm, thuốc tiêm trực tiếp vào ống cổ tay cũng được sử dụng trong trường hợp này. Các biện pháp điều trị nội khoa cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng được huy động một cách tích cực. Nếu được phát hiện sớm, người bị tay tê có thể khỏi trong vài tháng. Nhưng khi bạn mất quá nhiều thời gian cho việc giải đáp bị tê tay là bệnh gì, bệnh sẽ chuyển biến đến mức nghiêm trọng hơn. Và bệnh tê cánh tay sẽ phải mất 1, 2 năm, thậm chí thời gian dài hơn để điều trị.

Phóng viên: Hiện nay trên nhiều diễn đàn, bài thuốc xương khớp gia truyền của dòng họ Đỗ Minh được đánh giá rất cao về tính hiệu quả và an toàn. Được biết bác sỹ là truyền nhân của dòng họ vậy Bác sỹ có thể chia sẻ về bài thuốc cũng như công dụng của bài thuốc đối với triệu chứng tê ngón tay, bàn tay.

Khi mà các phương pháp điều trị nội khoa không thể làm bệnh tiến triển theo hướng tốt hơn, thì nhiều bệnh nhân áp dụng biện pháp phẫu thuật . Các bác sĩ sẽ thực hiện gây mê, mổ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. (với hội chứng ống cổ tay). Tuy nhiên biện pháp này còn phụ thuộc theo tình trạng sức khỏe của từng người và rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật sau một thời gian ngắn tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát trở lại , hoặc có thể gây một số biến chứng xấu ngoài mong muốn sau phẫu thuật . Thông thường chi phí cho các ca phẫu thuật thường lớn, không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả.

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh hiện đại, thì y học cổ truyền cũng được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh tê mỏi chân tay . Mặc dù phải theo đuổi liệu trình lâu hơn, nhưng nhờ đánh vào căn nguyên gây bệnh mà Đông y có thể khắc phục bệnh tình tận gốc. Có khá nhiều bài thuốc Đông y hay chữa tê mỏi ngón tay, bàn tay có thể kể đến ngay những phương thuốc dân gian như ngải cứu trắng, ngâm nước ấm pha gừng, cỏ trinh nữ,… bên cạnh đó chúng ta có thể nhắc tới những bài thuốc đông y gia truyền với tác dụng chữa trị hiệu quả từ căn nguyên của mầm bệnh không những không để lại các biến chứng tác dụng phụ với cơ thể còn rất tốt cho sức khỏe mỗi người . Phương pháp này hiện nay được rất nhiều người bệnh lựa chọn và tin dùng.

Là sự kết hợp của các dược liệu chính như tơ hồng xanh, gối hạc, dây đau xương, xuyên quy, phòng phong, vương cốt đằng, cẩu tích, hy thiêm, ngưu tất, đỗ trọng, chi mẫu, độc hoạt, thạch cao … và một số thảo dược quý khác. Thuốc có tác dụng giảm đau, sơ thông kinh lạc, khu phong, tán hàn, trừ thấp,… Để đặc trị các bệnh xương khớp như viêm khớp, 1; Thuốc đặc trị bệnh xương khớp phong thấpthoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống

2; Thuốc hoạt huyết bổ thận: Thuốc được bào chế từ các thành phần chính như: xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai, bách bộ, hạnh phúc, gắm, nhân trần, hoàng kỳ, cành sung, bồ công anh, ba kích,… Có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết, trừ thấp, giải độc, mạnh gân cốt. Ngoài ra, các vị thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn bệnh tái phát.

4; Thuốc kiện tỳ ích tràng: Thành phần chính bao gồm: Bạch truật, bạch thược, phục linh, hoàng kỳ, trần bì, đẳng sâm, phụ tử, quế chi, ý dĩ nhân và một số dược liệu khác. Bài thuốc có công dụng: Hòa giải can – tỳ, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, bổ can thận, tăng cường chức năng của tỳ vị, chức năng đại tràng. Chủ trị đau bụng, tiêu chảy, phân sống, táo bón, đi ngoài nhiều lần, ổn định tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc chữa xương khớp.

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà đơn thuốc và thời gian điều trị cho mỗi người bệnh sẽ là khác nhau. Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý gây tê mỏi ngón tay, bàn tay hiện nay thì nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ xương khớp và các bệnh lý đốt sống cổ gây ra. Vì thế, bài thuốc này tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra bệnh giúp điều trị hiệu quả, sau thời gian điều trị các triệu chứng đau mỏi tay sẽ không còn, không những thế với các vị thuốc dược liệu tự nhiên còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát và không để lại tác dụng phụ.

Với bài chia sẻ này, chúc cho các bệnh nhân bị tê mỏi ngón tay, bàn tay sớm tìm được phương pháp điều trị hợp lý và chúc cho mọi người có cuộc sống an nhiên, mạnh khỏe.

Phóng viên: Như Bác sỹ chia sẻ thì tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà đơn thuốc và thời gian điều trị cho mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Chính vì thế để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất thì bệnh nhân có thể trực tiếp liên hệ tới phòng khám để được bác sỹ tư vấn cụ thể và có bài thuốc điều trị hợp lý. Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị. Người có sức khỏe sẽ có hy vọng và có hy vọng sẽ có mọi thứ. Tôi tin rằng món quà lớn nhất mà bạn có thể trao cho gia đình và xã hội là chính mình khỏe mạnhMỗi người hãy luôn quan tâm tới sức khỏe của bản thân.

Tê Tay Khi Ngủ Và Cách Chữa Trị Tê Bàn Tay Khi Ngủ

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã trải qua cảm giác bị tê tay khi ngủ hoặc tê tay sau khi ngủ dậy. Nó có thể được miêu tả là rần rần như kiến bò, đôi khi tê buốt, thậm chí là đau nhức dữ dội như bị điện giật. Nhưng vì quá phổ biến nên đa phần người bệnh đều cho rằng đây là hiện tượng bình thường cuộc sống, không gây nguy hiểm, cũng không cần điều trị. Sự thật như thế nào, liệu nó có đơn giản như vậy không?

– Ngủ sai tư thế được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm đa số trong các trường hợp bị tê tay khi ngủ. Chẳng hạn như ngủ nằm nghiêng về một bên quá lâu, ngủ trong tư thế co quắp, ngủ trên ghế, ngủ gác tay lên trán, dùng tay làm gối đầu… đều được coi là những tư thế ngủ tác động xấu đến sự lưu thông máu ở cánh tay. Khi lượng máu nuôi cánh tay không đủ, các tế bào sẽ không thể hoạt động bình thường được khiến cho tay bị tê.

– Phụ nữ có thai thường xuyên bị tê tay chân, càng về các tháng cuối thì tình trạng này càng xảy ra phổ biến do nội tiết tố thay đổi, trọng lượng cơ thể tăng nhanh cùng với việc hạn chế vận động của mẹ bầu.

– Những công việc đòi hỏi cánh tay phải lặp đi lặp lại một động tác rất dễ khiến cho tay bị tổn thương và tê bì vào buổi tối, tiêu biểu như nhân viên văn phòng, nội trợ, người bán thịt, giáo viên…

– Người béo phì, thừa cân dễ bị tê tay khi ngủ hơn những người bình thường do lượng mỡ dư thừa chèn ép mạch máu, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu của cánh tay nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.

– Bệnh lý về đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, cong vẹo cột sống cổ… có triệu chứng điển hình là tê cứng các ngón tay, đau nhức cổ vai gáy, nhất là khi nằm ngủ. Những người dễ mắc bệnh này là nhân viên trực tổng đài, nhân viên văn phòng, thợ xây, thợ chế tác trang sức.

– Thiếu máu não cục bộ: Thường gặp ở người lớn tuổi. Biểu hiện báo hiệu bạn bị thiếu máu não cục bộ là thường xuyên nhức đầu, choáng váng, tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi.

– Bệnh tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên rồi dẫn đến tê bì chân tay.

– Hội chứng ống cổ tay khiến dây thần kinh giữa ở vùng cổ tay bị chèn ép, dẫn truyền thần kinh giảm làm đau nhức, tê bì bàn tay, dễ gặp nhất ở ngón trỏ và ngón giữa.

Cách chữa trị tê tay bàn tay khi ngủ

Muốn điều trị hiệu quả thì phải dựa vào nguyên nhân, không thể tùy tiện áp dụng các biện pháp hoặc sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Do đó chúng ta có thể khắc phục hiện tượng tê tay khi ngủ bằng nhiều cách:

– Trường hợp do tư thế ngủ: Tư thế ngủ nằm nghiêng về bên trái là tốt nhất, tuy nhiên duy trì tư thế này trong thời gian dài lại dễ làm tê cánh tay trái. Do đó, người bệnh nên kê một chiếc gối êm dưới cánh tay, trong giấc ngủ thỉnh thoảng thay đổi tư thế để các cơ được giải phóng.

– Trường hợp do có thai: Tê tay khi ngủ là hiện tượng bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé, chỉ cần chú ý đến tư thế ngủ, chế độ dinh dưỡng và không bắt tay phải làm việc nhiều là được. Khi thấy đau nhức dữ dội bất thường hoặc tê tay kèm theo nhiều triệu chứng khác thì cần đến gặp bác sĩ.

– Trường hợp do tính chất công việc: Bố trí thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thường xuyên xoa bóp cánh tay, bàn tay.

– Trường hợp tê tay do béo phì: Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để kiểm soát cân nặng vì béo phì không chỉ khiến người bệnh tê tay khi ngủ mà còn là căn nguyên của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

– Trường hợp do các bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não, bệnh tiểu đường, hội chứng ống cổ tay… hay bất cứ bệnh lý nào khác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Vậy khi nào cần đến gặp bác sĩ? Đó là khi người bệnh thấy tê tay kéo dài nhiều ngày, dù đã thực hiện đủ các biện pháp khắc phục nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ trước khi quá muộn.

Những Dấu Hiệu “Nhìn Là Thấy” Của Bệnh Ung Thư Ác Tính Trên Bàn Tay Và Bàn Chân Mà Rất Nhiều Người Bỏ Qua

Nhiều người cho rằng các triệu chứng đường hô hấp như ho, khó thở sẽ điển hình cho ung thư phổi. Có nghĩa là ai cũng ngầm nghĩ ung thư ở đâu thì sẽ có dấu hiệu tại vị trí đó. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai, bởi dù cho bạn có mắc ung thư tại đâu chăng nữa thì cơ thể cũng sẽ “lên tiếng” tại nơi khác, nhất là ở tay và chân – 2 nơi dễ dàng nhận thấy sự khác thường về sức khỏe.

Vậy nên khi cơ thể bắt đầu “lên tiếng” thì dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ nhất thôi, bạn cũng cần phải để tâm đến và đi khám ngay lập tức. Theo trang QQ của Trung Quốc thông tin, chỉ cần nhìn thấy 4 bất thường ở bàn tay và chân này thôi là đủ “bắt thóp” mầm mống của bệnh ung thư.

1. Phù ngón tay và ngón chân

Các chuyên gia lý giải rằng, nếu bạn mắc ung thư phổi thì một số dịch tiết sẽ xâm nhập vào dịch mô gây nên chứng phù ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, các khối u ác tính có xu hướng tiêu thụ protein của cơ thể trong quá trình phát triển, thậm chí có thể làm hạ đường huyết.

2. Ngón tay thon

Một biểu hiện của ung thư phổi có thể xuất hiện rõ ràng nhất chính là việc ngón tay đang bình thường thì trở nên thon hơn. Hay có thể nói cách khác, là ngón tay của bệnh nhân trở nên dài hơn, giống như một chiếc dùi cui trống.

Trong số đó có ung thư phổi không tế bào nhỏ, loại bệnh phổ biến nhất – ảnh hưởng đến khoảng 87% số bệnh nhân ung thư phổi. Theo Cancer Research UK, có tới 35% những người mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ có ngón tay dùi trống. Ngoài ho, tức ngực và khó thở trong quá trình ung thư xâm lấn, các triệu chứng ở ngón tay cũng là đặc điểm dễ nhận thấy nhất nhưng rất nhiều người thường bỏ qua.

3. Lòng bàn tay nổi ban đỏ

Tình trạng lòng bàn tay hồng đỏ không còn xa lạ gì với nhiều người nữa. Nói về mặt tâm linh thì đây là dấu hiệu cho thấy sau này cuộc sống của bạn sẽ đầy đủ, sung túc, nên việc lòng bàn tay bạn hồng đỏ lên rất bình thường và vô hại. Nhưng nếu trở nên đỏ ửng hoặc thậm chí nổi ban đỏ thì phải cẩn thận, bởi trong y học thì đó là dấu hiệu của ung thư gan.

Khi gan bị ung thư, nhiều người sẽ có các triệu chứng như các nốt ban sẽ nổi chi chít trên lòng bàn tay. Những nốt ban này sẽ biến mất khi bạn ấn mạnh xuống, da tay tái nhợt đi và chúng lại xuất hiện sau khi ngừng ấn. Nếu có những biểu hiện bất thường như vậy, bạn cần đi khám và bắt đầu điều trị ung thư gan để không làm bệnh trầm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Móng tay lẫn móng chân xuất hiện sọc đen dọc

Trong tình trạng sức khỏe bình thường thì cơ thể có sự lưu thông tốt, đủ máu và các chất dinh dưỡng cung cấp cho từng bộ phận nên móng sẽ hồng hào. Nhưng ngược lại, nếu mắc ung thư thì cơ thể sẽ không thải độc được, làm tích tụ độc tố, dẫn đến việc móng tay và móng chân đen dần đi và thường có hình sọc dài.

Sọc đen dọc theo móng còn cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không được phép quên: Ung thư da. Với điển hình là các sọc đen không biến mất, nó sẽ làm bạn bị đau móng tay và chân lẫn chảy máu nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn cả, ung thư hắc tố – dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da, cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng.

Theo QQ