Top 3 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Xương Có Chết Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Da Có Chết Không??

Nghe đến ung thư thì ai ai cũng sợ vì lúc nào nghe đến ung thư đều cùng nghĩa với cái chết đang kề cận. Vậy ung thư da có chết không?? và làm sao để ngăn ngừa Ung thư da??

Michael Jackson – Người mà ai cũng biết vì sao ông mất. Ông mất vì ung thư da. Giá như ông vẫn giữ nguyên nước da nâu, không biến đổi thành da trắng thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác.

Có 3 loại ung thư da, trong đó Ung thư Tế bào đáy là thường gặp nhất (Basal cell carcinoma). Kế đến là Ung thư Tế bào Gai ( Squamous cell carcinoma) và sau cùng là U hắc tố ác tính. Rất may là loại Ung thư da ác tính cao nhất lại là loại ít gặp nhất: U hắc tố ác tính.

Nguyên nhân gây ung thư:

– Tia UV trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da. Tia UV gây ra đột biến DNA trong các tế bào thượng bì, làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng nhận biết và đào thải các tế bào bị đột biến.

– Sự đột biến DNA này còn tùy thuộc vào vĩ độ nơi chúng ta phơi nắng và tần suất chúng ta phơi nắng. Mật độ tế bào Melanocyte trong cơ thể càng ít thì khả năng bị đột biến DNA trong da càng cao. Do đó tỉ lệ người da trắng bị ung thư da nhiều hơn da đen và da màu, Các nước gần xích đạo thì tỉ lệ ung thư da nhiều hơn: Úc.

– Một số bệnh da di truyền cũng dễ bị ảnh hưởng gây đột biến DNA như: bạch tạng ( Albinism), khô da sắc tố, dày sừng ánh sáng ( keratose senile), vết loét lâu năm.

– Ngoài tia cực tím, các yếu tố sinh ung khác như: Tia X, sau khi được chụp nhiều lần đặc biệt ở vùng ngực thì thời gian tiềm ẩn có thể nhiều tuần cho đến 50 năm sau.

Dấu hiệu nhận biết

Khi thấy da xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện gần nhất để khám và làm xét nghiệm sinh thiết phần da nghi ngờ.

Khi thấy da xuất hiện vết loét trên nền mảng cứng, lâu lành, dễ chảy máu.

Loét sùi: U nhô lớn, thâm nhiễm dính vào tổ chức dưới da, loét.

Chồi sùi: Sự tăng sinh u dạng nốt, hoặc chồi cứng, có vảy sừng nhỏ rất dính.

Một số Ung thư da xuất hiện ở các vị trí như: miệng, thanh quản, sinh dục, lòng bàn chân, môi.

Mảng kích thước hình tròn, hay bầu dục, trung tâm có vảy nâu xám, dính. Phía ngoài có các hình dạng hạt ngọc trai đặc trưng do các đám tế bào u có kích thước khác nhau, trung tâm có thể lõm xuống màu trắng, xung quanh có dãn mạch.

U hắc tố bào ( melanome ác tính ): đây là dạng ung thư da rất ít gặp nhưng là loại rất ác, cho di căn sớm với tỉ lệ tử vong cao. Khi đã có chẩn đoán xác định rồi thì thời gian sống sót còn rất ngắn, chỉ tính bằng tháng vì nó di căn hạch và tạng khác rất nhanh.

Cảnh giác với các vết bất thường trên cơ thể

Theo Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, bác sĩ Ck1 da liễu – Giám đốc chuyên môn Pensilia

Ung Thư Hậu Môn Có Chết Không?

Nhiều bệnh nhân ung thư hậu môn luôn lo lắng ung thư hậu môn có chết không. Các chuyên gia y tế hàng đầu đã khẳng định, ung thư hậu môn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư hậu môn là bệnh lý ác tính khởi phát từ các tế bào ác tính ở hậu môn – một bộ phận hệ tiêu hóa nằm ở cuối ruột già có chiều dài khoảng 5 cm.

Bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không?

Để có thể khẳng định bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước khối u, tuổi tác bệnh nhân, khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân và đặc biệt là loại ung thư và giai đoạn tiến triển bệnh.

Ung thư hậu môn được chia làm 2 loại là ung thư hậu môn tế bào vảy và ung thư hậu môn không tế bào vảy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy có tỷ lệ sống cao hơn khá nhiều những bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy.

Bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không? Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1, khi các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiệnở lớp trên cùng của hậu môn, kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa có sự xâm lấn sang các hạch bạch huyết và mô lân cận, tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân ung hậu môn tế bào vảy là khoảng 71%. Đối với bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy, tỷ lệ sống cho giai đoạn này là 59%.

Ở giai đoạn 2, khi các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn 2 cm và cũng chưa lan tới gần các hạch bạch huyết hay di căn xa, tỷ lệ sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy là 64% và bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy là 53%.

Khi các tế bào ung thư phát triển với kích thước không thể kiểm soát, khó xác định và các tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan vùng chậu cũng như đại trực tràng nhưng chưa di căn tới các cơ quan phía xa, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn dao động 24 – 43 %.

Đến giai đoạn di căn của tế bào ung thư, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy là 7% và bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy là 21%.

Chữa ung thư hậu môn bằng phương pháp nào?

Cũng giống như những căn cứ để tiên lượng tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn, lựa chọn phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả mong muốn của bản thân và gia đình bệnh nhân.

Một số phương pháp chữa ung thư hậu môn phổ biến nhất là:

Phẫu thuật: là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư hậu môn những giai đoạn đầu của bệnh. Tùy vào mức độ lây lan của các tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vùng hậu môn và các mô lành xung quanh như trực tràng, âm đạo… Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. Phẫu thuật ung thư hậu môn có thể kết hợp với các phương pháp bổ trợ cần thiết khác để tăng hiệu quả điều trị.

Xạ trị: là phương pháp điều trị tập trung vào vùng xuất hiện tế bào ung thư. Chiếu xạ sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước khối u phát triển ở hậu môn và các tế bào di căn. Tùy từng trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định trong điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc trước hay sau phẫu thuật.

Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn, đã hợp tác toàn diện với bác sĩ Singapore trong lên phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị ung thư hậu môn tại bệnh viện là TS. BS Zee Ying Kiat, thành viên sáng lập hiệp hội Gan – Tụy – Túi mật Singapore, bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ung Thư Cổ Tử Cung Có Chết Không

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

Chia sẻ:

“Ung thư cổ tử cung có chết không?” là thắc mắc hiện nay của nhiều chị em phụ nữ khi không may mắc bệnh. Thực tế cho thấy, bệnh lý này đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, 92% người mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi.

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở niêm mạc cổ tử cung phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành một hay nhiều khối u lớn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 30 – 50, phổ biến nhất là độ tuổi 45 – 50. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human papilloma virus (HPV) lâu ngày. Ngoài ra, việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, hút thuốc lá,… cũng được xem là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung đều có diễn biến âm thầm, khó chẩn đoán. Theo các bác sỹ, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng gì ở giai đoạn sớm, thăm khám lâm sàng cũng không cho thấy dấu hiệu. Ở giai đoạn trễ có thể có chảy máu sau giao hợp hay chảy máu tự nhiên, tiết dịch hôi, đau vùng chậu. Thăm khám sẽ thấy chồi, sùi, loét, polyp hoặc thâm nhiễm, rất dễ chảy máu…

Việc bị ung thư cổ tử cung có chết không còn phụ thuộc vào dấu hiệu và giai đoạn bệnh. Với những bệnh nhân có dấu hiệu rối nguyệt, có lẫn với máu trong âm đạo, ra huyết trắng có mùi hôi, kèm theo đau lưng, đau bụng, đau ở vùng chậu, vùng chân thì hi vọng chữa khỏi chiếm 70% – 80%. Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức ở vùng chậu, bị hạ chi và phù nề thì khả năng chữa khỏi bệnh khoảng 40 – 60%. Còn với các bệnh nhân mà khối u đã bắt đầu lan khắp bộ phận sinh dục và cơ quan khác của cơ thể thì khả năng điều trị rất khó, chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng càng để lâu, tỷ lệ có thể sống sót sẽ càng giảm dần. Cụ thể:

Tỷ lệ sống của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm nhất là 92 %.

Ung thư giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót từ 80 – 90%.

Ung thư giai đoạn 2 là 50 – 65%.

Ung thư giai đoạn 3 chỉ 25 – 35 %.

Ung thư giai đoạn cuối, tỷ lệ sống dưới 15%

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi là cơ sở y tế uy tín mà chị em có thể tin tưởng trong thăm khám, điều trị ung thư cổ tử cung. Phòng khám được trang bị hệ thống thiết bị y tế, máy móc hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Đặc biệt, đội ngũ y bác sỹ đều là những người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm lâm sàng. Các chi phí khám, xét nghiệm, điều trị đều được công khai, thông báo với người bệnh trước khi thực hiện. Thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án được bảo mật tuyệt đối.

Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe hoặc muốn đặt lịch thăm khám từ xa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số điện thoại đường dây nóng 0243.111.1111 – 033.555.1280, chat trực tiếp trên [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] ngay tại website phòng khám.

Địa chỉ phòng khám tại số 52 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội, mở cửa từ 7h30 – 20h vào tất cả các ngày trong tuần nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh sắp xếp thời gian đến thăm khám và điều trị.

Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không?

Thứ năm, 04/12/2014 11:40

Bệnh ung thư tinh hoàn là nỗi sợ hãi của các quý ông. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ung thư tinh hoàn là một bệnh lý ác tính phát sinh trong tinh hoàn (có thể là một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn). Đây là một bệnh lý hiếm gặp ở nam giới (chiếm khoảng 1% bệnh thường gặp ở nam giới và chiếm khoảng 5% các bệnh phát sinh trong hệ thống đường sinh dục tiết niệu).

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường khó phát hiện, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, bệnh nhân dễ nhầm với một số bệnh lý khác của cơ thể. Thông thường bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, biến chứng lớn, nguy cơ tử vong cao. Việc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Một số phương pháp để phát hiện sớm bệnh ung thư tinh hoàn phổ biến hiện nay :

– Tự khám tinh hoàn. Bệnh nhân chủ động kiểm tra tinh hoàn để phát hiện những biến đổi bất thường như về hình dạng, kích thước, vị trí của tinh hoàn.

– Siêu âm: Các sóng âm thanh được sử dụng nhằm phát hiện ra các thay đổi bất thường của tinh hoàn.

– Chụp CT: Nhằm tạo ra hình ảnh cắt lớp của bìu và tinh hoàn để phát hiện những biến đổi bât thường.

– Xét nghiệm máu.

– Chụp cộng hưởng từ.

Nhiều bệnh nhân khi được bác sỹ kết luận mắc ung thư nói chung và mắc bệnh ung thư tinh hoàn nói riêng đều có tâm lý chung là lo sợ, tin rằng cơ hội sống không còn. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng y tế nâng cao các bác sỹ khẳng định ” ung thư chưa hẳn là chết”.

Theo các chuyên gia của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết ” do thiếu hiểu biết, cứ cho rằng ung thư là chết nhiều bệnh nhân khi được phát hiện mắc ung thư thường không điều trị ngay hoặc về nhà chờ chết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế bệnh nhân mắc ung thư có thể được chữa khỏi đến 80% nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.”

Khi bác sỹ kết luận bạn đã mắc ung thư tinh hoàn, một số phương pháp điều trị được sử dụng như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước khối u và tình trạng sức khỏe bệnh nhân bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

– Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đây được coi là phương pháp điều trị tại chỗ, sử dụng trong những trường hợp khối u vẫn nằm trong tinh hoàn. Phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

– Phương pháp xạ trị: Trong nhiều trường hợp xạ trị được chỉ định dùng đơn độc hoặc dùng như một phương pháp kết hợp với phẫu thuật và hóa trị.

– Phương pháp hóa trị: Đây được đánh giá là liệu pháp toàn thân trong điều trị ung thư tinh hoàn. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp khối u đã di căn khỏi tinh hoàn, hoặc được sử dụng nhằm hỗ trợ cho phẫu thuật và xạ trị.

Bệnh ung thư tinh hoàn là một căn bệnh nguy hiểm,các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những biến đổi bất thường của cơ quan sinh dục. Phát hiện và điều trị bệnh sớm không chỉ rút ngắn liệu trình điều trị, giảm thiểu nguy cơ di căn, tiết kiệm chi phí, giảm thiêu đau đớn cho bệnh nhân mà còn giúp nâng cao tiên lượng sống cho bệnh nhân.