Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Xương Và Cách Điều Trị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Bệnh Ung Thư Xương Và Cách Điều Trị Ung Thư Xương Hiệu Quả

Là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người, vì vậy mà xương nắm giữ vai trò rất quan trọng. Tuy rất hiếm gặp nhưng ung thư xương lại là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh của xương và thường thấy ở trẻ em hơn là người lớn.

Bệnh ung thư xương có rất nhiều thể, phổ biến nhất là bưới ác tính, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, Sarcoma sụn và Leukemia. Ung thư xương thường gặp ở phần đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi hay đầu trên xương chày. Nguyên nhân gây ung thư xương có rất nhiều, tuy nhiên hay gặp nhất là rối loạn di truyền.

Đau là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất khi bệnh mới khởi phát. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau mơ hồ bên trong xương, sau đó những cơn đau bắt đầu rõ hơn, biểu hiện thành từng đợt ngắn rất khó chịu. Ngoài ra, người bị bệnh ung thư xương cũng thường phải trải qua những triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, không còn sức để học tập và làm việc, toát mồ hôi bất thường và sút cân nhanh. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu như trên của bệnh ung thư xương rất dễ bị nhầm với những bệnh lý thông thường. Do đó, đến các cơ sở y tế để khám khi thấy những triệu chứng trên là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

– Sàng lọc ung thư xương: Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh như đã từng cấy ghép kim loại để điều trị gãy xương, bị dị tật xương di truyền, xạ trị, hóa trị,… thì phương pháp này rất được khuyến khích. Với phương pháp này, bệnh sẽ được phát hiện sớm và nhờ vậy mà hiệu quả điều trị cũng cao hơn.

– Thay đổi lối sống tích cực: Tập thói quen không hút thuốc lá. Tránh stress, căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái và duy trì trọng lượng cơ thể là điều mà bạn nên làm.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Kiểm soát lượng calo, hạn chế thực phẩm chứa chất béo.

– Các biện pháp thảo dược: Sử dụng trà xanh, nhân sâm và đặc biệt là nghệ là cách giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

– Nhận thức về vấn đề di truyền: Nguy cơ ung thư xương cao hơn ở những người có người thân mắc bệnh. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là xét nghiệm gen bất thường.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng cần tránh những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: người có cấy ghép kim loại chèn vào trong cơ thể để điều trị gãy xương, người có khiếm khuyết xương di truyền, sử dụng thuốc hóa trị để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc từng tiếp xúc với bức xạ.

Cách điều trị bệnh ung thư xương

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình thì bệnh ung thư xương vẫn có thể chữa được. Biện pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị ung thư xương là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

– Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn với những khối u lớn hơn, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ hoàn toàn chi mang khối u.

– Cùng với phẫu thuật, hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư và phòng ngừa bệnh tái phát.

– Xạ trị được áp dụng thay cho phẫu thuật trong một số trường hợp để phá hủy khối u và những tế bào ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng điều trị kết hợp cả ba phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tóm lại, là bệnh hiếm gặp và nguy hiểm nhưng ung thư xương vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tầm soát bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thu Thủy

Điều Trị Bệnh Ung Thư Xương Và Cách Phòng Bệnh

Ung thư xương là bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trẻ, cùng tìm hiểu về bệnh ung thư xương để có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư xương

1.1. Bệnh ung thư xương là gì?

U xương ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư xương chiếm 1% tổng số các ung thư. Ung thư xương có thể là ung thư nguyên phát hoặc ung thư xương thứ phát. Ung thư xương nguyên phát là bệnh lý ác tính bắt đầu trong các tế bào xương. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 và 30 và khoảng 10% trường hợp u xương ác tính phát triển ở những người trong độ tuổi 60 và 70. Bệnh hiếm gặp ở những người trung niên, và thường gặp ở nam hơn nữ. Những khối u này phát triển thường xuyên nhất trong xương cánh tay, chân, hoặc khung xương chậu.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương

Bức xạ ion hóa: là tác nhân vật lý từ môi trường bên ngoài gây ung thư.

Chấn thương: tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương có thể xảy ra do hoạt động thể thao; do tai nạn giao thông. Những trường hợp này rất khó giải thích chấn thương xảy ra ngẫu nhiên hay là nguyên nhân khởi động các tế bào xương quá sản.

Một số bệnh lành tính của xương (có thể chuyển dạng thành ung thư): Bệnh Paget của xương, Bệnh loạn sản xơ của xương.

1.3. Triệu chứng bệnh ung thư xương

Ung thư xương thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối, gây các biểu hiện:

Sưng, chắc, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau

Xương biến dạng, dễ gãy, phần da ấm nóng hơn nơi khác.

Đau về đêm hoặc khi tập thể dục

2. Cách điều trị bệnh ung thư xương và cách phòng bệnh

2.1. Chẩn đoán bệnh ung thư xương

Thăm khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra xung quanh nơi bị sưng và tiền sử bệnh cá nhân, gia đình

Chụp X-quang: X-quang giúp gợi ý được tính chất lành / ác, gợi ý chẩn đoán và trong phần lớn các trường hợp giúp phân biệt với u phần mềm.

Siêu âm: trường hợp u xâm nhập phần mềm, siêu âm giúp cho biết mức độ xâm nhập cơ, mạch máu và tính chất đặc hay chứa dịch của mô u.

Chụp MRI và CT: phát hiện và chẩn đoán sớm, tối ưu để khảo sát mô mềm.

Sinh thiết: chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi.

2.2. Cách điều trị bệnh ung thư xương

Tùy vào tình trạng của bệnh và sức khỏe chung của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.Các biện pháp phổ biến thường được sử dụng là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị đau mô thức.

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ ung thư xương. Để thực hiện điều này, các khối u và một phần nhỏ các mô bao quanh nó sẽ bị cắt bỏ. Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư xương bao gồm:

Phẫu thuật không ảnh hưởng đến các chi

Bức xạ trị liệu được sử dụng ở những người bị ung thư xương không thể thực hiện phẫu thuật, hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư sót lại.

Hóa trị là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

2.3. Phòng bệnh ung thư xương

Uống trà xanh, các loại thảo mộc, nha đam hàng ngày

Cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể

Tắm nắng lúc sáng sớm để hấp thụ vitamin D

Ăn uống khoa học

Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những bất thường của cơ thể và điều trị kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ác tính.

3. Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư xương

3.1. Thực phẩm người bệnh ung thư xương nên ăn

Bệnh nhân ung thư xương phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đạm: Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, thịt gia cầm… sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ.

Chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh ung thư cần phải có một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Giúp cung cấp các loại vitamin rất tốt cho cơ thể người bệnh ung thư. Vì thế người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan, bí ngô và rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ và cải bắp… Các loại trái cây cũng rất tốt cho người bệnh như cam, chuối, kiwi, đào, lê và dâu tây.

3.2. Thực phẩm người bệnh ung thư xương không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm người bệnh nên ăn hàng ngày thì cũng có một số thực phẩm cần tránh để bệnh ung thư không tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.

Thực phẩm chiên nướng vì được chế biến dưới nhiệt độ cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư xương.

Ăn nhiều muối, đường và các thực phẩm chứa nhiều dầu

Hạn chế các loại thịt đỏ và thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích…

Tránh những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… vì chúng có chứa nitri gây ra ung thư.

Hạn chế rượu bia, các loại đồ uống có ga

3.3. Lưu ý trong ăn uống của người bệnh ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư, tùy vào bệnh lý cụ thể của mỗi người mà người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc quá trình ăn uống của người bệnh. Do đó, cần đảm bảo thực đơn dinh dưỡng phù hợp, cân bằng. Đồng thời khuyến khích người bệnh chịu khó ăn uống để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp người bệnh dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.

Thực phẩm nên được chế biến chín kỹ, mềm lỏng, dễ tiêu hóa

Uống nhiều nước nhằm hạn chế táo bón và những vấn đề ở đường ruột

Nên nghỉ ngơi sau khi ăn xong, hạn chế vận động quá sức, chú ý tĩnh dưỡng và vận động hợp lý, nhẹ nhàng

Cần giữa tâm lý thoải mái, tránh lo âu, sợ hãi với bệnh tật mà ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tâm lý không muốn ăn, chán nản, buồn phiền. Người nhà cần động viên, khuyến khích người bệnh ăn uống theo sở thích, thay đổi thực đơn hàng ngày để kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, muốn ăn.

Cách Điều Trị Ung Thư Xương Di Căn

Ung thư xương di căn điều trị như thế nào? Có thể chữa khỏi không luôn là vấn đề khiến rất nhiều người đau đầu hiện nay. Có nhiều cách điều trị ung thư xương di căn. Tuy nhiên việc điều trị cần phải bài bản và triệt để ngay từ đầu bằng phẫu thuật, truyền hóa chất hoặc áp dụng các biện pháp chữa ung thư xương di căn giảm nhẹ khác.

Bệnh ung thư xương di căn là gì?

Ung thư xương di căn thường xảy ra ở phần xương mềm và tủy bên trong xương khi mắc bệnh tế bào ung thư sẽ nhanh chóng di căn và xâm lấn sang các vùng khác của cơ thể. Tủy xương sẽ nhanh chóng có nhiệm vụ tạo máu, chính vì vậy khi mắc bệnh các tế bào ung thư rất dễ theo các dòng máu đi khắp cơ thể. Điều này làm phát sinh tình trạng khối u ác tính phát triển trong xương và xâm lấn đến những bộ phận khác của cơ thể. Ung thư xương di căn nếu không được phát hiện kịp thời có thể phát triển rất xa bởi nó có tốc độ di căn cao gấp 3 – 4 lần so với những loại ung thư khác.

Ung thư xương di căn nhanh chóng và rất nguy hiểm

Ung thư xương là bệnh cần phát hiện sớm để điều trị một cách nhanh chóng, kịp thời vì nó có thể di căn đến mọi bộ phận của cơ thể nhưng nó chủ yếu là di căn tới phổi. Ung thư xương di căn đến phổi nhanh đến mức mà khi phát hiện có khối u ác tính trong phổi, người ta ngay lập tức nghĩ đến nguy cơ ung thư phổi tại chỗ hơnlà khả năng do ung thư xương di căn tới để kịp thời truy tìm vị trí phát triển khối u trong xương.

Chính vì vậy, khi ung thư xương di căn tấn công đến các vị trí khác trên cơ thể thì khối ung thư nguyên phát đã rất to và rất trầm trọng. Việc điều trị trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn. Bệnh tiến triển nhanh chóng và thậm chí nó có thể làm đục rỗng cả một đoạn xương, khiến đoạn xương đó mất đi chức năng của xương, không chịu được tải trọng để nâng đỡ cơ thể, và dĩ nhiên cuộc sống của bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều vấn đề.

Cách điều trị ung thư xương di căn

Bệnh ung thư xương di căn thật sự rất nguy hiểm chính vì vậy việc chữa trị cần nhanh chóng và triệt để ngay từ ban đầu.

Phẫu thuật

Đây là cách điều trị được đánh giá là có hiệu quả cao nhất, các bác sĩ sẽ nhanh chóng cắt bỏ ung thư xương nguyên gốc trong xương. Điều này được xem là biện pháp điều trị ung thư xương di căn mà người ta đề cập đến đầu tiên. Trước khi thực hiện phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân cần nhanh chóng có thời gian chuẩn bị, ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhằm có đủ sức khỏe vượt qua và phục hồi sau khi phẫu thuật.

Xạ trị, hóa trị là những phương pháp điều trị ung thư xương di căn thường được áp dụng

Kết hợp cả phẫu thuật và hóa trị được đánh già là một trong những sự lựa chọn giúp điều trị ung thư xương di căn được nhiều bác sĩ khuyên người bệnh sử dụng. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được truyền hóa chất làm nền. Sau đó thực hiện phẫu thuật và tiếp tục truyền hóa chất đợt sau. Khi điều trị bằng phương pháp này, các bác sĩ của chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành truyền hóa chất với chất tải đặc hiệu có tác dụng chuyên chở thuốc chỉ tới tế bào ung thư và rất nhạy với các tế bào ung thư.

Còn trong trường hợp ung thư xương di căn đã phát triển quá xa tái phát quá nặng thì viêc mà chúng ta có thể làm là kéo dài sự sống cho bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc giảm đau, phương tiện di chuyển cho người bệnh và giải tỏa áp lực tâm lý cho họ.

Hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư xương di căn. Mỗi người nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện căn bệnh nguy hiểm này, bảo vệ sự sống của mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Ung Thư Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Ung thư xương là bệnh lý ác tính nằm ở xương, bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời tỷ lệ tử vọng của người bệnh rất cao. Vậy làm sao để nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Bài viết sau Canets sẽ tổng hợp và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Ung thư xương là bệnh lý ác tính nằm ở xương, chủ yếu là xương dài như cánh tay, chân do sự phát triển bất thường của các tế bào trong xương. Bệnh thường phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên và những người trẻ tuổi; các triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu phát triển xương khi dậy thì.

Bệnh nhân ung thư thường gặp các triệu chứng như đau xương, đau kéo dài ở khu vực khối u, sưng, gãy xương, mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, giảm cân. Tùy vào đặc điểm và nơi bùng phát bệnh được chia làm 2 loại sau:

Ung thư xương nguyên phát là một khối u ung thư bắt đầu trong xương. Có rất nhiều nguyên do những yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng. Một số loại ung thư xương nguyên phát phổ biến nhất là:

Osteosarcoma: thường hình thành xung quanh đầu gối và cánh tay. Người mắc bệnh thường là thanh thiếu niên. Nhưng một dạng khác là phổ biến ở những người trưởng thành mắc bệnh xương Paget .

Sarcoma Ewing: thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 5 đến 20. Vị trí: xương sườn, xương chậu, chân và cánh tay. Nó cũng có thể bắt đầu trong các mô mềm xung quanh xương của bạn.

Chondrosarcoma: xảy ra thường xuyên nhất ở những người trong độ tuổi từ 40 đến 70. Hông, xương chậu, chân, cánh tay và vai là những vị trí phổ biến.

Ung thư trong xương của bạn thường bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể của bạn. Ví dụ, nếu ung thư phổi đã lan đến xương của bạn, đó là ung thư xương thứ phát. Bất kỳ bệnh ung thư nào di chuyển từ bộ phận này sang cơ thể khác được gọi là ung thư di căn.

Ung thư thường lây lan đến xương bao gồm:

Yếu tố di truyền: một số hội chứng di truyền hiếm gặp được truyền qua các gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm hội chứng Li-Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.

Bệnh xương khớp: thường xảy ra nhất ở người lớn tuổi, bệnh xương của Paget có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát triển sau này.

Xạ trị ung thư: Việc bạn tiếp xúc với liều lượng lớn của phóng xạ, chẳng hạn như những người được đưa ra trong quá trình xạ trị ung thư, làm tăng nguy cơ trong tương lai.

Triệu chứng đầu tiên đối với người bị ung thư là cằn nhằn, đau dai dẳng ở vùng bị ảnh hưởng. Theo thời gian, cơn đau trở nên tồi tệ hơn và liên tục hơn.

Sự tiến triển của cơn đau với Ewing sarcoma có xu hướng nhanh hơn so với hầu hết các dạng ung thư của xương khác.

Sưng ở vùng bị ảnh hưởng;

Xương yếu dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn đáng kể;

Giảm cân không chủ ý;

Xuất hiện khối u trong khu vực bị ảnh hưởng;

Mặc dù ít phổ biến hơn, người bệnh cũng có thể bị sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm.

Các triệu chứng cảu bệnh ở giai đoạn cuối thường gặp. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng giai đoạn cuối sẽ có rất nhiều biểu hiện rõ ràng mà người bệnh dễ dàng nhận biết:

Đau nhức xương toàn thân kéo dài;

Cơn đau nhức xương kéo dài trong nhiều tuần đặc biệt là về đêm;

U cục nổi bất thường ngày càng to;

Xương dễ gãy tại vị trí có khối u;

Cơ thể có cảm giác bị chèn ép và đè nén khi khối u phát triển tại khoang mũi gây chèn ép trong mũi và não của người bệnh;

Cơ thể suy nhược gây nên một số biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn,…

Ở giai đoạn cuối có tỉ lệ cao các tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể:

Khối u di căn sang phổi sẽ khiến người bệnh bị ho dai dẳng, khó thở và tràn dịch màng phổi.

Khối u di căn đến gan thì gan người bệnh sẽ to lên về kích thước đồng thời xuất hiện những biểu hiện như vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu sậm.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư thường được áp dụng:

Quét xương phóng xạ: Điều này có thể cho thấy liệu ung thư đã lan sang các xương khác hay chưa. Nó có thể xác định các khu vực nhỏ hơn của ung thư di căn so với tia X.

Quét CT: Chúng có thể chỉ ra liệu ung thư đã lan rộng hay chưa.

Quét MRI: Loại quét này có thể cung cấp một phác thảo của khối u.

Quét PET: Điều này có thể hữu ích để quét toàn bộ cơ thể cho bệnh ung thư.

X-quang: Ung thư sẽ hiển thị trên hầu hết các tia X. X-quang ngực cũng có thể cho thấy nếu ung thư đã lan đến phổi.

Để phân loại và giai đoạn một khối u, cũng như đánh giá xem nó là lành tính hay ác tính, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết. Một số loại khác nhau có sẵn cho những người bệnh, bao gồm:

Sinh thiết kim lõi: Bác sĩ sử dụng kim lớn hơn để lấy thêm mô.

Sinh thiết vết mổ: Bác sĩ cắt qua da dưới gây mê toàn thân để loại bỏ một lượng nhỏ mô để phân tích.

Sinh thiết cắt bỏ: Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ khối u dưới gây mê toàn thân để phân tích.

Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ hơn hoặc hơn 8cm (cm) và không lan rộng từ vị trí ban đầu của nó. Đó là điểm thấp, hoặc bác sĩ chưa thể xác định điểm thông qua xét nghiệm.

Giai đoạn 1 là giai đoạn có thể điều trị nhất của bệnh.

Giai đoạn 2: Một khối u giai đoạn 2 có thể có cùng kích thước với khối u giai đoạn I, nhưng ung thư là loại cao hơn. Điều này có nghĩa là nó hung hăng hơn.

Giai đoạn 3: Các khối u đã phát triển ở ít nhất hai nơi trong cùng một xương chưa lan đến phổi hoặc các hạch bạch huyết. Một khối u xương giai đoạn 3 sẽ có một lớp cao.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Một khối u giai đoạn 4 sẽ xuất hiện ở nhiều hơn một vị trí và sẽ lan đến phổi, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Bài thuốc nam điều trị với cây xạ đen:

Đun sôi nhỏ lửa, duy trì sôi trong thời gian 10 phút và chắt nước dùng hàng ngày.

Xạ đen có vị thơm mát, dễ dùng, do đó em có thể cho mẹ uống thay nước hàng ngày. Chắc chắn sẽ có hiệu quả rất tốt.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể lấy xương từ một bộ phận khác của cơ thể để thay thế xương bị mất. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u và một số mô xương bao quanh nó. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư xương.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải cắt cụt chi để loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của ung thư. Điều này ngày càng trở nên hiếm hơn khi các phương pháp phẫu thuật được cải thiện.

Xạ trị là phổ biến trong điều trị nhiều bệnh ung thư. Một chuyên gia nhắm vào các tế bào ung thư bằng tia X năng lượng cao để tiêu diệt chúng.

Bác sĩ có thể kết hợp 2 phương pháp xạ trị cùng với phẫu thuật. Những người không cần phẫu thuật ung thư xương cũng có thể điều trị bằng xạ trị.

Liệu pháp kết hợp là xạ trị kết hợp với một loại điều trị khác. Điều này có thể hiệu quả hơn trong một số trường hợp.

Hóa trị bao gồm sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Những người mắc bệnh hoặc chẩn đoán mới về bệnh xương khớp thường được hóa trị liệu.

Một bác sĩ cũng có thể đề nghị kết hợp hóa trị và xạ trị.

Kỹ thuật này đôi khi thay thế phẫu thuật để loại bỏ khối u khỏi mô xương. Một bác sĩ phẫu thuật nhắm vào các tế bào ung thư bằng nitơ lỏng để đóng băng và tiêu diệt chúng.

Các kháng thể đơn dòng denosumab (Xgeva®) là một liệu pháp nhắm mục tiêu được chấp thuận để điều trị người lớn và thanh thiếu niên. Nó ngăn chặn sự phá hủy xương gây ra bởi một loại tế bào xương được gọi là nguyên bào xương.

Các loại thuốc phổ biến điều trị bao gồm:

Bổ sung thêm canxi, magie và stronti trong chế độ ăn: bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày là một trong những cách ngăn ngừa và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả.

Tăng cường bổ sung magie và stronti (khoáng chất tự nhiên) để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Giảm lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày.

Ăn nha đam và các chế phẩm từ nha đam: kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển một cách hiệu quả.

Sử dụng các loại thảo dược như bột nghệ, nhân sâm, trà xanh, nấm linh chi, cỏ ba lá đỏ,… để phòng bệnh.

Ăn nhiều cá – thực phẩm giàu acid béo Omega-3 thay thịt đỏ và thịt nạc.

Một số hoạt động lành mạnh cũng có thể giúp bạn phòng ngừa hiệu quả:

Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, nên giải tỏa căng thẳng bằng các phương pháp như tập thiền, yoga, và luyện tập thể dục thể thao.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu sớm của ung thư.

Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị, nhất là với người trẻ tuổi vì nếu thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp điều trị ung thư này.

Với khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại bệnh hoàn toàn được chữa trị khỏi nếu người bệnh được phát hiện sớm và sử dụng phương pháp điều trị thích hợp

Người bị ung thư xương nên ăn:

Bổ sung đầy đủ calo: mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

Đạm: khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin – cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Chất béo: Thay thế các loại thực phẩm có chứ chất béo có hại bằng chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3 có trong cá.

Tinh bột: sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ.

Thực phẩm giàu chất xơ.

Bổ sung chất sắt và canxi trong đậu nành, hoa quả, sữa và sữa chua.

Bệnh nhân cần kiêng kỵ những loại thức ăn sau:

Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là Osteosarcoma và Sarcoma Ewing,các bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các bé gái. 12 – 25 tuổi là độ thường gặp nhất của ung thư xương.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do di truyền, bệnh u nguyên bào võng mạc mắt hoặc phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ trong thời gian dài. Dấu hiệu nhận biết là cơn đau ở xương với mức độ tăng dần và liên tục trong thời gian dài. Đôi khi còn xuất hiện triệu chứng sưng đau và nóng đó ở khu vực xương có khối u.

U xương ác tính là dạng ung thư xương phổ biến nhất ở nam thiếu niên, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh có thể là di truyền, hoặc là hậu quả sau quá trình trị liệu bằng hóa trị, xạ trị của một căn bệnh ung thư khác.

Xét nghiệm ung thư tại Hà Nội:

Xét nghiệm ung thư tại Tp. Hồ Chí Minh:

Nguồn tham khảo

Nguồn mayoclinic.org bài viết Bone cancer – Symptoms and causes – Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bone-cancer/symptoms-causes/syc-20350217 , cập nhật 16/03/2017.

Nguồn cancer.gov bài viết Primary Bone Cancer – National Cancer Institute: https://www.cancer.gov/types/bone/bone-fact-sheet , cập nhật 16/03/2017.

Nguồn medicinenet.com bài viết Bone Cancer Symptoms, Signs, Treatment, Stage 4, Survival Rate & Types: https://www.medicinenet.com/bone_cancer_overview/article.htm , cập nhật ngày 16/03/2017.

Nguồn bài viết Ung thư xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị: Canets.com https://canets.com/ung-thu-xuong/ , cập nhật ngày 16/03/2017.