Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vắc Xin Ung Thư Vú Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Vắc Xin “Chặn” Ung Thư Vú Và Ung Thư Buồng Trứng?

Hiệu quả của vắc xin ngăn chặn các khối u ác tính ở ngực và ung thư buồng trứng hiện đang được thử nghiệm, các nhà nghiên cứu Mỹ thận trọng thông báo.

Vắc xin “chặn” ung thư vú và ung thư buồng trứng?

“Thử nghiệm này nằm trong chương trình thử nghiệm mới được khởi động. Thử nghiệm đầu tiên gồm có 30 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng tham gia”, TS Coukos thông báo tại Hội thảo Liệu pháp Gien ung thư Thư Alliance.

Vắc xin này chỉ dùng cho những trường hợp đã phát hiện khối u ác tính với thành phần chính là các tế bào hình cây được cấy vào cơ thể người bệnh. Các tế bào hình cây sẽ có nhiệm vụ tạo ra sự hưởng ứng của hệ miễn dịch. “Sự “cải tạo” hệ miễn dịch của các tế bào hình cây khi đưa chúng vào cơ thể người bệnh cần mất một khoảng thời gian là 3 năm. Trong cơ thể, những tế bào này sẽ thực hiện kế hoạch tấn công các tế bào ung thư.

Trong thử nghiệm này, 2 loại thuốc mới dùng trong hóa trị ung thư là DCVax-L và DCVax-L primed – cũng được dùng để hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào miễn dịch mới. Thử nghiệm cũng cho biết hiệu quả của 2 loại thuốc này tới đâu.

Trong khi đó, tại một hội thảo khác, TS Leisha A. Emens, chuyên gia ung thư học của trường ĐH Johns Hopkins cũng đã trình bày cách chữa ung thư vú bằng vắc xin.

Emens cũng phát hiện ra rằng việc kết hợp vắc xin hóa trị liệu như chất cyclophosphamide và doxorubicin cũng là tăng hiệu quả điều trị bằng vắc xin. Trong thực nghiệm mới đây nhất, những phụ nữ mắc ung thư vú đã được kết hợp cả điều trị bằng hóa trị và vắc xin này.

Emens cho biết bà cũng đang nghiên cứu loại vắc xin mà khi kết hợp với hóa trị sẽ ngăn chặn các dòng máu tới nuôi các khối u ác tính, khiến chúng bị bỏ đói và bị tiêu diệt.

Dantri

Vắc Xin Thử Nghiệm Loại Bỏ Ung Thư Vú Trong 7 Tháng

Ánh Dương

Lee Mercker đang hồi phục tốt nhờ một loại vắc xin khi tham gia thử nghiệm điều trị ung thư vú tại trung tâm y tế Mayo Clinic ở Mỹ, Women’s Health ngày 10/11 đưa tin.

Lee Mercker ở Florida đang hồi phục tốt chỉ 7 tháng sau khi trải qua việc điều trị bằng một loại vắc xin thử nghiệm mới cho bệnh ung thư vú tại Mayo Clinic.

Trước đó, Mercker bị chẩn đoán mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (ductal carcinoma in situ – DCIS) hay ung thư vú giai đoạn 0, giai đoạn rất sớm, vào tháng 3/2019.

Mercker đã được điều trị tại Mayo Clinic và chọn tham gia một thử nghiệm lâm sàng mới cho một loại vắc xin nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Là đối tượng thử nghiệm đầu tiên, cô đã được tiêm vắc-xin nhiều lần trong khoảng thời gian 12 tuần.

Thật kỳ diệu, vắc xin đã có hiệu quả . Khối u của Mercker bị thu hẹp và hệ thống miễn dịch của cô bắt đầu tiêu diệt các tế bào ung thư. Cô cũng trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ vú để đảm bảo rằng ung thư đã biến mất vì vắc xin chỉ là một thử nghiệm.

Mô bị loại bỏ của cô sẽ được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của vắc xin. 7 tháng sau khi được chẩn đoán lần đầu tiên, cô khỏe mạnh trở lại.

Bác sĩ của cô, nhà nghiên cứu Keith L. Knutson của Mayo Clinic, cho biết loại thuốc này vẫn còn một chặng đường dài để chính thức được sử dụng, nhưng kết quả rất hứa hẹn. Theo ông, có thể trong vòng 8 năm nữa, loại vắc xin này sẽ có mặt trên thị trường.

Vắc xin thử nghiệm tiêu diệt ung thư vú thế nào?

Pravin Kaumaya, nhà nghiên cứu vắc-xin ung thư tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio, giả thích, đó là một hình thức điều trị ung thư được gọi là liệu pháp miễn dịch. Vắc xin điều trị đặc biệt kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hiện tại loại vắc xin này được thiết kế để sử dụng cho những người đã bị ung thư, nhưng trong tương lai chúng có thể sẽ được phát triển để ngăn ngừa ung thư.

Theo ông Kaumaya, có nhiều loại vắc xin chữa ung thư đang được phát triển trên khắp nước Mỹ, nhắm vào nhiều loại ung thư.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/vac-xin-thu-nghiem-loai-bo-ung-thu-vu-trong-7-thang-141397.html

Bác Sĩ Ơi: “Đã Có Vắc Xin Tiêm Phòng Ung Thư Vú Chưa?”

Theo thống kê tại Việt Nam, ung thư vú hiện đang chiếm đến 25% trên tổng số các căn bệnh ung thư thường gặp. Mỗi năm nước ta có đến 11.000 ca mắc bệnh mới. Trong đó có đến 4.500 trường hợp tử vong. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh do gen di truyền rất thấp chỉ khoảng 2% nhưng bệnh này lại rất nguy hiểm.

Đáng chú ý, phụ nữ Việt Nam lại mắc bệnh ung thư vú sớm hơn 10 năm so với các nước khác. Thậm chí, nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi còn rất trẻ chỉ ngoài 20, 30 tuổi.

Thực tế này cho thấy, bệnh ung thư vú có thể “hỏi thăm” phụ nữ ở mọi độ tuổi chứ không chỉ tập trung ở tuổi trung niên. Nguyên nhân có thể do môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, thói quen thờ ơ với sức khỏe…Minh chứng rõ ràng nhất là hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Ung thư vú là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn ở giai đoạn sớm. Bên cạnh đó biết cách phòng tránh bệnh tật cũng giúp bạn đối mặt với ung thư vú hiệu quả hơn. Ngoài việc tầm soát ung thư vú thì nền y học đã tìm ra vắc xin tiêm phòng ung thư vú chưa?

2. Lời giải đáp từ các chuyên gia về vắc xin tiêm phòng ung thư vú

Cho đến giờ phút này các nhà khoa học cũng chỉ mới thử nghiệm thành công vắc xin tiêm phòng ung thư vú trên chuột. Nhưng điều này cũng đã thắp lên hi vọng để phát triển vắc xin tiêm phòng ung thư vú cho phụ nữ.

Tin vui này được đăng tải trên tạp chí Nature Medicine. Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thử nghiệm trên chuột có mang gen dễ bị ung thư vú. Chúng được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm được tiêm vắc xin chứa nguyên kháng á – Lactalbumin. Nhóm còn lại được tiêm vắc xin không nguyên kháng.

Kết quả là các con chuột trong nhóm 1 không bị ung thư vú. Trong khi đó các con chuột trên nhóm 2 đều mắc bệnh. Được biết, loại vắc xin tiêm phòng ung thư vú này rất đặc biệt. Nó có tác dụng tấn công một loại Protein thường có trong các khối u ung thư vú. Các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu tương tự trên người. Nếu thành công, đây sẽ là tin vui lớn với chị em phụ nữ.

3. Làm thế nào để thoát “án tử” ung thư vú?

Ung thư vú là “kẻ xâm lược” đáng sợ mà chỉ nghe tên chị em đã giật mình. Mặc dù chưa tìm ra vắc xin tiêm phòng ung thư vú nhưng chị em vẫn có thể tránh được căn bệnh này. Bằng cách nào? Chúng ta cũng tìm hiểu xem!

💡 Phát hiện loại vắc xin giúp điều trị ung thư vú

Đây là một loại vắc xin miễn dịch. Chúng không ngăn ngừa được ung thư vú nhưng có thể làm cho việc trị bệnh dễ dàng hơn.

Hệ thống miễn dịch là “áo giáp sắt” hiệu quả nhất giúp cơ thể chống lại ốm đau, bệnh tật. Cho dù đó chỉ là những trận cảm nhẹ hay căn bệnh đáng sợ mang tên ung thư vú. Hệ miễn dịch chẳng khác nào Ninja kháng vi khuẩn. Nhưng không may, hệ miễn dịch có lúc cũng suy yếu khiến ung thư có cơ hội chen chân vào để thực hiện mưu đồ xấu.

Ngày nay, các nhà khoa học đã công bố phương pháp điều trị ung thư vú mới. Đó là hình thức “vắc xin miễn dịch” giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Chúng giúp cơ thể tạo ra vũ khí tốt nhất để hủy diệt ung thư.

Đặc biệt, loại vắc xin này không giống những loại vắc xin mà chúng ta từng biết. Nó không phải là vắc xin tiêm phòng ung thư vú những có thể điều trị khỏi căn bệnh này ở giai đoạn đầu. Thuốc giúp hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư mà không gây hại tế bào khỏe mạnh. Do đó, người bệnh không phải đối diện với cơn ác mộng mang tên tác dụng phụ.

💡 Chủ động lên kế hoạch ngăn ngừa ung thư vú

Cách phòng ngừa ung thư vú tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh. Đó là ăn uống điều độ, thái độ sống tích cực, thể thao mỗi ngày. Bạn hãy nói không với rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh…Thêm nữa, đừng mặc áo ngực 24/24 để phòng tránh ung thư vú.

Ngoài ra phụ nữ nên tầm soát ung thư vú định kỳ. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên thực hiện sàng lọc ung thư vú 1 năm/lần. Phụ nữ bình thường nên tầm soát 2 năm/lần. Đơn giản hơn! Chị em có thể chủ động phòng tránh ung thư vú bằng cách tự khám vú tại nhà hàng tháng.

Vắc Xin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn Không?

Đã có những báo cáo đầu tiên về nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên việc cảnh báo các nguy cơ này chưa được đánh giá đúng mức tại Việt Nam gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho người dân.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không? Đối tượng nào nên tiêm? Và tác dụng phụ sau tiêm có thể là gì? Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn.

U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).

Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu sinh hoạt tình dục. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị loại ra khỏi cơ thể trong vòng 12 – 24 tháng. Những phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này.

Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45. 4 chủng này tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em. Ở phần sau, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tác dụng của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trên 2 chủng gây ung thư chính là tuýp 16 và 18.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục nữ thường gặp và gây tử vong nhiều ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, có khoảng 1.400 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung; 750 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, có thêm khoảng 500.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung; 270.000 ca chết vì ung thư cổ tử cung (80% ở các nước đang phát triển)

Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre). Tỷ lệ này đã giảm sau khi người dân được tuyên truyền về HPV và lợi ích của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Lứa tuổi thường mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ đã có gia đình và đã sinh con. Sau 30 tuổi, các yếu tố nội tiết tố nữ suy giảm cùng viêm nhiễm kéo dài với chủng HPV gây tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung từ 30 – 59.

– Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 48 – 52 tuổi.

Vắc xin Ung thư cổ tử cung là gì?

Trước tiên cần hiểu đúng về chế phẩm sinh học Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) và cơ chế tạo miễn dịch cho cơ thể:

Hiểu về vắc xin

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp).

Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho đối tượng nào

Tại Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiên cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tốt nhất nên tiêm vắc-xin này trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu lực kéo dài đến 30 năm.

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Thật may, tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) không cần xét nghiệm trước. Điều kiện đủ để tiêm được vắc xin là bạn trong độ tuổi tiêm phòng (9-26 tuổi), chưa có thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, test trên da thử phản ứng dị ứng là cần thiết trước khi tiêm. Tất cả chị em cũng nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm.

Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Trên thực tế, HPV là virus dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đỉ để phòng tái nhiễm với chủng virus này. Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa tái nhiễm và nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, HPV gồm nhiều chủng khác nhau. Người bị nhiễm HPV chưa chắc đã là những chủng nguy hiểm như tuýp 16,18. Do vậy, việc tiêm vắc xin vẫn là cần thiết.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có những loại nào

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gồm: Vắc xin Cervarix và Vắc xin Gardasil

Số chủng phòng ngừa

Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)

Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18)

Đối tượng tiêm

Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.390.000đ/mũi

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.050.000đ/mũi

Tác dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Đánh giá hiệu quả

Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo: do trong thành phần có 2 type 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): do trong thành phần có 2 type 6 và 11

Bảo vệ 100% đối với 2 chủng HPV tuyp 16,18

Tạo miễn dịch chéo bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác với tổng hiệu lực lên đến 93%

Lưu ý

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng,

Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất

Mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.

Nguy cơ phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ông Trịnh Quân Huấn – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế – cho biết:

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở Mỹ

Thống kê từ năm 2006 – 2013 đã có 57 triệu mũi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng. Trong số này, có 22.000 người (chủ yếu là thanh thiếu niên 10 – 25 tuổi) gặp các phản ứng phụ sau tiêm như: đau đầu, buồn nôn và nôn, sưng chỗ tiêm.

Tỉ lệ gặp phản ứng nhẹ như vừa kể ở mức 92%, số còn lại là các phản ứng nặng hơn như liệt không hồi phục.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Các báo cáo cho thấy ngày 24 – 8, gia đình của tám nạn nhân bị tai biến sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix và Gadasil đã đến trao bản kiến nghị Chính phủ Nhật ngưng sử dụng các vắc xin này trong chương trình tiêm chủng.

Các nạn nhân tai biến đều từ 14 – 18 tuổi, một nửa trong số họ phải dùng xe lăn do liệt một phần. Họ cũng gặp các triệu chứng như đau đầu, đau toàn thân, co giật cơ… sau tiêm vắc xin này.

Thống kê cho thấy đã có gần 2.000 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trong số trên ba triệu người đã tiêm ngừa tại Nhật Bản.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

Chưa ghi nhận các phản ứng nặng như liệt ở Nhật Bản và Mỹ. Các phản ứng nhẹ như sưng chỗ tiêm, đau vết tiêm… tỷ lệ thấp. Về cơ bản, tại Việt Nam, vắc xin ung thư cổ tử cung được đánh giá là tương đối an toàn

Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Thông tin về nguy cơ của Cervarix và Gadasil đã được nêu ra tại cuộc họp có đông đủ đại diện Bộ Y tế VN, Tổ chức Y tế thế giới tại VN tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nguy cơ hoặc số lượng các trường hợp đã sử dụng Gadasil, Cervarix từ khi vắc xin này vào thị trường, cũng như các trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm (kể cả phản ứng nhẹ).

Phòng bệnh bằng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng bệnh rẻ và hữu hiệu nhất. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung lại dẫn đầu trong các loại ung thư ở nữ giới tại chúng tôi thì càng nên thận trọng để hiệu quả tiêm ngừa không tăng cùng với số lượng tai biến sau tiêm.

Với những lợi ích mà vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mang lại, hãy đi tiêm phòng sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục.

Trên lợi ích phòng ngừa ung thư cổ tử cung, 2 loại vắc xin hiện có trên thị trường hiện nay có tác dụng gần như tương đương nhau. Dựa trên điều kiện tài chính, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mình.