Cuộc sống số ngày càng phát triển, nhu cầu truy cập Internet ngày càng cao và trở thành một phần không thể thiếu trong một ngày của mỗi người. Ngoài việc đăng ký dịch vụ 3G của nhà mạng, bạn có thể bắt được sóng Wifi từ rất nhiều nơi vì đây là sản phẩm dễ sử dụng mà mang lại hiểu quả cao.
Wi-Fi là viết tắt của Wireless Fidelity ( mạng 802.11 ) là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến giống như điện thoại, radio.
Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEE. Đây là viện đã tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau và được phân loại bằng hệ thống. Đó là 4 chuẩn của WiFi : 802.11 a/b/g/n
Các máy tính nằm trong vùng phủ sóng WiFi cần có các bộ thu không dây , adapter, để có thể kết nối vào mạng. Các bộ phận này có thể được tích hợp vào máy tính xách tay hoặc các máy để bàn hiện đại. Hoặc được thiết kế ở dụng có thể cắm vào khe PC Card, cổng USB, khe PCI
Hiện nay thì hầu hết các thiết bị di động đều có tích hợp kết nối WIFI, từ điện thoại cho đến Android TV Box đang phổ biến hiện nay.
Để có thể sử dụng WiFi bạn cần có :
Một đường truyền kết nối Internet từ nhà mạng.
Modem để nhận tín hiệu Internet cũng như chia ra nhiều cổng Ethernet.
Router để phát WiFi. Hiện nay, nhiều nhà mạng cung cấp thiết bị thích hợp Modem và Router thành 1 nên việc cài đặt ngày càng dễ dàng, dễ sử dụng, tiện lợi, tiết kiệm không gian.
Kết nối và cài đặt dễ dàng, bạn có thể đặt tên và mật khẩu tùy ý cho Wifi của mình
Sự khác biệt nằm ở : WiFi truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.5 GHz đến 5 GHz. Tần số này cao hơn so với tần số ở các thiết bị di động, cầm tay, truyền hình. Đây cũng là điểm mạnh của Wifi khi tín hiệu có thể mang theo nhiều dữ liệu hơn.
Chuẩn 802.11 có 4 dạng :
Chuẩn 802.11b : là phiên bản đầu tiên, chuẩn phát tín hiệu ở tần số 2.4GHz, xử lí 11Megabit /s và sử dụng mã CCK ( complimentary code keying ). Đây là chuẩn chậm nhất cũng như rẻ nhất trên thị trường và ít phổ biến so với các chuẩn khác
Chuẩn 802.11g : phát tần số 2.4 GHz, xử lí 54 Megabit/s cũng với mã OFDM ( orhogonal frequency-division multiplexing là một công nghệ mã hóa hiệu quả) nên nhanh hơn so với 802.11b
Chuẩn 802.11a : chuẩn này có hiệu năng giống chuẩn 802.11g. Là tiền đề cho chuẩn cuối cùng 802.11n
Chuẩn 802.11n: có tốc độ nhanh nhất trong các chuẩn với tốc độ xử lí 300 Megabit/s, tần số phát vẫn là 2.4GHz/
Việc Wifi ít khi bị nhiễu sóng và có thể cho phép nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc là do nó có thể hoạt động cùng một lúc 3 chuẩn cũng như chuyển qua các chuẩn khác nhau một cách nhanh chóng.
Đặt Router ở vị trí phù hợp : không nên đặt ở góc nhà hoặc sát tường như thế sóng sẽ truyển một phần ra ngoài. Đặt càng gần thiết bị sử dụng thì càng tốt .
Tránh đặt trên sàn nhà và các vật kim loại để tín hiệu không bị giảm gây yếu sóng.
Sử dụng Wireless Repeater : đây là thiết bị giúp phát sóng tốt hơn trong không gian hẹp
Cập nhật Driver mới cho thiết bị phát sóng : thường xuyên vào trang chủ của nhà sản xuất để cập nhật các phiên bản mới nhất
Sử dụng thiết bị phát sóng chuẩn : Chuẩn phổ biến nhất hiện nay là 802.11g nhưng nếu có thể hãy nâng cấp lên 802.11n. 802.11n là chuẩn tốt nhất với khả năng linh động cao trong nhiều hoàn cảnh
Thỉnh thoảng khởi động lại Router để thiết bị hoạt động tốt hơn
Bảo mật : bạn nên đặt một mật khẩu cho Wifi để tránh quá nhiều thiết bị cùng kết nối làm giảm băng thông
Mất ngủ : Các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra kết quả vào năm 2007 là tần số thấp sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người tiếp xúc với sóng điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não. Sóng WiFi cũng không phải ngoại lệ của vấn đề này.
Nguy hại cho trẻ nhỏ
Cản trở tăng trưởng
Giảm hoạt động não bộ
Suy giảm trí nhớ
Khó thụ thai
Tăng nhịp tim
Ung thư
Trên này những nguy hại của việc sử dụng sóng WiFi cũng như các sóng có tần số thấp. Nếu trong một thời gian không sử dụng đến thì bạn có thể tắt nguồn phát. Trong buổi phát triển của cuộc sống số, việc sử dụng mạng Internet không dây là điều vô cùng cần thiết. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì những nguy hại trên cũng chỉ là trên lý thuyết mà thôi.