Top 12 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Khi Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào?

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh cho biết, nữ giới 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi.

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời. Vi rút gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng.

Tính riêng ung thư cổ tử cung, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000 người mắc và 2.500 phụ nữ tử vong. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV cũng như tầm soát, song nhiều phụ huynh lo sợ tác dụng phụ hoặc ngại giải thích kiến thức giới tính cho trẻ em gái, nên chần chừ không tiêm vắc xin ngừa HPV từ sớm.

“Tôi có nghe bạn bè nói nên cho con tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng nghĩ đến chuyện phải giải thích cho con kiến thức giới tính, lại sợ vẽ đường cho hươu chạy. Hơn nữa, con bé mới 9 tuổi, còn quá sớm để nghĩ đến ung thư”, chị T.T, một phụ huynh ở quận 3, TP HCM chia sẻ.

9-16 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để cho con tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo bác sĩ Ngọc Linh, có nhiều lý do khoa học để các nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo bố mẹ nên tiêm vắc xin sớm cho con gái. Thứ nhất, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Thứ hai, trẻ có thể nhiễm vi rút HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Thứ ba, vắc xin này có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm vắc xin sớm sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ ba mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.

Suốt nhiều năm làm việc, bác sĩ Linh thường xuyên nhận được câu hỏi: “Nếu đã quan hệ tình dục thì tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung còn tác dụng không?”. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.

Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh triệt để, đặc biệt với phụ nữ trung niên.

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bác sĩ Linh dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho thấy, có hơn 205 triệu liều vắc xin ngừa HPV đã sử dụng trên thế giới. Vắc xin ngừa HPV cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính an toàn. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì vắc xin này.

(Theo Vnexpress)

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào, Chi Phí Tiêm Ngừa Bao Nhiêu?

– 100% hiệu quả ngừa ung thư âm đạo, âm hộ và 96% hiệu quả ngừa loạn sản cổ tử cung (5)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng vắc- xin HPV một cách thường quy ở các quốc gia có khả năng thanh toán chi phí đi cùng với các biện pháp phòng ngừa khác.

Ở Việt Nam, vắc xin phòng HPV được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Theo đó, độ tuổi có thể tiêm vắc xin phòng HPV là từ 9-26 tuổi, bất kể là chưa hay đã có quan hệ tình dục. Độ tuổi tiêm vắc xin có hiệu quả nhất là từ 9 đến dưới 15 tuổi, khi chưa quan hệ tình dục.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng HPV, và mỗi loại sẽ có giá thành khác nhau, chưa kể mức giá này sẽ có sự khác nhau tại các cơ sở tiêm.

Lịch chủng ngừa được khuyến cáo là 0-2-6 tháng: Nghĩa là mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu tiên 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng. Quá trình tiêm vắc xin ngừa HPV, chị em cần lưu ý:

– Phụ nữ đang có thai không được tiêm vắc xin ngừa HPV. Nếu đã tiêm mới phát hiện có thai thì cần ngưng các liều còn lại và sẽ được tiêm tiếp tục sau khi đã sinh xong.

– Có thể dùng vắc xin HPV cho phụ nữ đang cho con bú

– Không nhất thiết phải xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm, chỉ cần từ 9-26 tuổi, không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính, không dị ứng với các thành phần trong vắc xin… đều có thể tiêm không cần xét nghiệm. Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ tư vấn tiêm chủng để biết bạn có đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin HPV hay không.

– Cho dù đã tiêm vắc xin ngừa HPV rồi chị em vẫn cần đi tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung tại các cơ sở sản phụ khoa sau đó.

– Phụ nữ chỉ nên có thai sau khi tiêm mũi thứ ba ít nhất 1 tháng để tránh ảnh hưởng của vắc xin đến thai nhi.

– Dù tiêm vắc xin phòng HPV rồi thì chị em cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và thường xuyên tái khám phụ khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

3. Các địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đáng tin cậy.

Ở thành phố Hà Nội

– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chúng tôi (70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa)

– Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (Số 1, Phố Yecxanh, quận Hai Bà Trưng)

– Hệ thống tiêm chủng VNVC

– Phòng tiêm chủng SAFPO

– Bệnh viện phụ sản Hà Nội

– Các Trung tâm Y tế quận/huyện tại Hà Nội

Ở thành phố Hồ Chí Minh

– Viện Pasteur (167 Pasteur, phường 8, quận 3)

– Bệnh viện phụ sản Từ Dũ

– Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5)

– Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

– Các trung tâm Y tế quận/huyện tại TP.HCM

– Hệ thống tiêm chủng VNVC

Ở các tỉnh khác, chị em có thể tiêm tại các Trung tâm Y tế Dự phòng/ Trung tâm phòng Kiểm soát Bệnh tật tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Các bệnh viện phụ sản và hệ thống tiêm chủng VNVC…

Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Mấy Mũi?

04/09/2018 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 718 lượt xem

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biển ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ. Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là cách phòng bệnh bước đầu khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi.

Vậy nữ giới tiêm ngừa ung thư cổ tử cung mấy mũi là đủ? Thực tế, tiêm vắc xin HPV bao nhiêu mũi còn tùy theo loại vắc xin được sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có hai loại vắc xin được tổ chức Y tế Thế giới WHO chấp thuận sử dụng tại nhiều quốc gia là Gardasil và Cervarix. Vắc xin Gardasil có thể bảo vệ chống lại các loại HPV lây nhiễm là HPV 6, 11, 16 và 18 (giúp phòng ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn). Vắc xin Cervarix có thể giúp cơ thể chống lại 2 loại vắc xin là HPV 16 và HPV 18 (phòng chống ung thư cổ tử cung).

Theo khuyến cáo, phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể là phác đồ 2 liều và phác đồ 3 liều hay tùy theo lời khuyên của bác sĩ. Với loại vắc xin Gardasil, phác đồ 2 liều cho nữ 9 – 13 tuổi có khoảng cách tiêm 6 tháng; phác đồ 3 liều là 0 – 2 và 6 tháng ở những người từ 9 – 26 tuổi.

Với loại vắc xin Cervarix, phác đồ 2 liều (0 – 6 tháng) cho trẻ gái 9 – 14 tuổi; phác đồ 3 liều ( 0 – 1 và 6 tháng) ở nữ giới 9 – 25 tuổi.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đảm bảo tuyệt đối không mắc ung thư cổ tử cung?

Nhiều nữ giới nhầm tưởng rằng, cứ tiêm phòng HPV là sẽ yên tâm không bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng thực tế không phải như vậy. HPV chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vắc xin HPV chỉ hạn chế được một số loại tuýp HPV, trong khi thực tế có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó có nhiều HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài HPV còn có rất nhiều yếu tố khác tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục sớm, không an toàn, sinh nhiều con, sinh con độ tuổi còn quá trẻ, lạm dụng thuốc tránh thai…

Ngoài tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, nữ giới cần chú ý duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tránh lạm dụng thuốc tránh thai, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì. Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư cổ tử cung mới chỉ ở giai đoạn loạn sản – tiền ung thư. Điều trị ung thư giai đoạn này ít xâm lấn, cho kết quả điều trị tốt.

Đồng hành cùng mọi chị em trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo… Trường hợp bệnh phẩm bất thường có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Những Lưu Ý Khi Tiêm Vaccine Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến với phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh thường khó phát hiện sớm, và tỷ lệ tử vong ở giai đoạn muộn của bệnh rất cao. Đây là căn bệnh đã và đang gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều chị em phụ nữ.

Tiêm phòng là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xếp vào một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ.

Mỗi năm, trên thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong. Ở Việt Nam, căn bệnh này cũng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm. Mỗi ngày, ở nước ta có thêm 14 ca mắc mới, trong đó có khoảng 7 ca tử vong.

Trong hội thảo “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur chúng tôi tổ chức ngày 18/3/2018, các chuyên gia, bác sĩ đã đưa ra những ý kiến về căn bệnh này.

Theo đó, cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine ngăn ngừa virus HPV. Vì thế, con gái nên chú ý hơn đến vấn đề này.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tiêm phòng Vaccine là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những thông tin về điều này.

Bạn biết gì về tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Nói đến phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: Có những loại Vaccine nào? Tiêm Vaccine như thế nào để phòng ngừa bệnh?

Có thể nói hiện nay mới chỉ có Vaccine phòng lây nhiễm virus HPV. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 99% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV này.

Có 2 loại Vaccine phòng ngừa lây nhiễm virus HPV thuộc những type có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Số mũi tiêm cần đủ cho việc phòng ngừa HPV là 3 mũi. Và chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm đủ 3 mũi theo lịch trình.

Vaccine Cervarix: phòng ngừa virus HPV type 16 và type 18. Đây là 2 type chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 1 – 6 tháng.

Vaccine Gardasil: phòng ngừa virus HPV type 6 và type 11 (gây bệnh sùi mào gà); phòng ngừa HPV type 16 và type 18 gây ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 2 – 6 tháng.

Vậy với lịch trình tiêm của Vaccine ngừa HPV như vậy, người được tiêm phòng HPV sẽ cần phải chú ý những gì trong thời gian tiêm?

Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm sẽ đạt hiệu quả càng cao.

Thời điểm thích hợp để tiêm Vaccine ngừa HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục lần đầu và chưa có con. Đây là thời điểm mà hiệu lực của Vaccine đạt cao nhất.

Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của Vaccine sẽ không đạt được như mong muốn.

Vaccine này không có tác dụng đối với những người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung.

Không nên tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm mà phát hiện có thai, cần dừng tiêm. Và sau khi sinh con xong mới tiêm mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.

Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước.

Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi, và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc.

Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Sau khi tiêm Vaccine ngừa HPV, có thể gặp một số phản ứng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt nhẹ. Các phản ứng này chỉ thoáng qua và nhanh biến mất.

Sau khi tiêm phòng HPV, chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Tiêm vaccine xong thì khi nào nên có thai?

Trong thời gian tiêm ngừa, bác sĩ khuyến cáo không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ.

Chỉ nên có thai sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất là 1 tháng.

Bên cạnh việc tiêm vaccine, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm để phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn như có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên vận động, tập luyện, khám sức khoẻ định kỳ….