Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.
Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, 3 nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.
Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
Sử dụng núm vú giả Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.
Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:
Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.
Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.
Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.
Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.
Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm những điều sau:
1. Ợ hơi sau bú cho bé tốt: sau bú ẵm bé áp bụng vào người bạn, vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.
2. Khi bú bình chú ý không để bé nuốt hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi
3. Không cho ăn bú quá no, ăn bú nhiều bữa cách đều nhau để đạt cân nặng phù hợp theo tuổi là tốt nhất, không nên để bé quá cân
Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Phải Làm Sao: 12 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Hiệu Quả
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấc nhiều và nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:
Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ
Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị nấc và chớ. Khi cơ hoành bị ngắt quãng đột ngột, không khí mà trẻ hít vào sẽ bị ngưng trệ dẫn đến hiện tượng nấc. Đây chính là phản xạ giúp trẻ đẩy hết khi thừa trong cơ thể ra bên ngoài.
Nếu hiện tượng này chỉ xuất hiện một lần rồi chấm dứt ngay sau đó thì đây là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, nếu ngoài việc bị nấc, trẻ còn bị trớ thì bố mẹ nên xem xét thêm cả các nguyên nhân khác nữa.
Trẻ bị trào ngược dạ dày và thực quản
Khi trẻ bị nấc đi kèm với trớ, rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề và đây là bệnh lý khá phổ biển ở trẻ. Do hệ tiêu của bé vẫn còn đang hoàn hiện và thường khi ăn xong, trẻ sơ sinh hay nằm nên thức ăn khi đi vào dễ trào ngược ra từ dạ dày, lên thực quản.
Bên cạnh đó, vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày giúp giữ lại thức ăn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Ở trẻ nhỏ, vòng thực quản thường chưa được hoàn thiện nên thức ăn khó được giữ lại toàn bộ. Phần thức ăn thừa này sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, khiến trẻ bị nấc cụt và nôn trớ.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do hen suyễn
Hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nấc và nôn trớ ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh. Khi bị hen, ống phế quản ở phổi của trẻ sẽ bị viêm và hạn chế luồng không khí đi vào phổi khiến trẻ bị thiêu hơi. Lúc này, trẻ sẽ thở khò khè và có thể bị nôn trớ.
Trẻ bị dị ứng
Một số trẻ có thể bị dị ứng với đạm sữa bò có trong sữa công thức. Với những trẻ bị dị ứng, khi uống sữa, trẻ có thể bị nấc kèm theo nôn trớ và nặng hơn có thể là tiêu chảy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Chính vì thế, mẹ rất cần lưu ý khi quyết định cho con dùng sữa công thức.
Bố mẹ có thể thử mức độ dị ứng của trẻ bằng cách nhỏ một vài giọt sữa lên tay trẻ để xem trẻ có phản ứng thế nào với sữa. Nếu phát hiện trẻ bị nỏi mẩn đỏ hoặc có các hiện tượng dị ứng, bố mẹ nên dừng và không cho trẻ uống sữa nữa. Thông thường, nếu kéo dài, trẻ có thể bị viêm thực quản.
Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao
Massage lưng cho trẻ
Cách này giúp bé hết tránh bị nấc hoặc hết nấc cụt nhanh. Trẻ bị nấc thường là do sau khi ăn xong, mẹ để trẻ nằm hoặc lắc mạnh trẻ khi bế lên. Chính vì thế, sau khi trẻ ăn xong, bố mẹ nên để trẻ ngồi thẳng hoặc nằm trên bụng bố mẹ và nhẹ nhàng massage lưng bé theo vòng tròn.
Để trẻ ngồi thẳng khi bú mẹ xong
Nếu trẻ bị nấc cụt ngay sau khi bú mẹ, bố mẹ nên giữ trẻ ngồi thẳng trong khoảng 15 phút. Khi được ngồi ở tư thế này, cơ hoành của trẻ sẽ được thư giãn, từ đó giảm áp lực và hạn chế tình trạng nấc của trẻ.
Bịt lỗ tai trẻ
Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể dùng 2 ngón tay và nhẹ nhàng bịt vào 2 lỗ tai của trẻ trong vòng nửa phút. Nếu trẻ vẫn nấc, mẹ có thể lặp lại hành động này khoảng 3 lần. Tuy nhiên, mẹ không nên bịt tai trẻ quá 30 giây và làm thật nhẹ nhàng để tránh gây đau tay trẻ.
Đổi tư thế bú
Bú sai tư thế cũng khiến trẻ bị nuốt phải không khí và gây ra hiện tượng nấc. Trong trường hợp này, mẹ có thể đổi tư thế bú sao cho hạn chế không khí vào miệng trẻ.
Đổi núm ti bình cho trẻ
Nhiều khi do núm vú ở bình sữa quá nhỏ hoặc quá lớn, trẻ cũng có thể bị nuốt không khí vào. Chính vì thế, mẹ nên kiểm tra núm và đổi loại phù hợp theo từng độ tuổi của con.
Để nấc, nấc cụt tự hết
Mặc dù nấc ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra nhưng cũng nhanh tự ngừng nấc. Nếu trẻ không nấc quá nhiều, kéo dài, liên tục, mẹ có thể để trẻ tự hết nấc. Tuy nhiên, sau 5 phút trẻ vẫn nấc, mẹ nên thử một số cách chữa nấc khác cho trẻ.
Chơi với trẻ
Những cơn co thắt được kích hoạt bởi các xung thần kinh gây nấc cụt. Chính vì thế, mẹ có thể làm trẻ quên đi cơn nấc bằng cách chơi cùng con một số trò như: chơi đồ chơi hay ú òa.
Cho trẻ bú mẹ
Bú mẹ cũng là một cách giảm nấc nhanh cho trẻ rất hiệu quả. Việc mút mát giúp làm giảm các cơn co thắt và khiến cơ hoành giãn ra. Chính vì thế, khi trẻ bị nấc, mẹ có thể áp dụng cách này.
Gãi môi hoặc gãi mang tai trẻ
Khi trẻ bị nấc, bố mẹ có thể dùng ngón tay, nhẹ nhàng gãi môi hoặc mang tai của trẻ khoảng 60 cái. Cách này sẽ giúp trẻ được thư giãn cũng như giảm tác động vào các dây thần kinh hô hấp, khiến trẻ hết nấc nhanh.
Để trẻ nghỉ ngơi và ợ hơi
Trong trường hợp, trẻ đang bú mẹ và bị nấc, mẹ nên cho trẻ ngừng bú để trẻ hết nấc và ợ hơi. Việc xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp con hết nấc nhanh hơn.
Làm bé khóc
Khi trẻ khóc, các dây thần kinh ở khu vực thực quản sẽ được giãn ra và giảm được các cơn kích thích lên cơ hoành. Nhờ vậy, cơn nấc sẽ giảm nhanh ngay sau đó.
Những việc bố mẹ nên tránh làm khi trẻ sơ sinh bị nấc nhiều
Vỗ mạnh vào lưng trẻ
Khung xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm nên khi gặp tác động mạnh từ bên ngoài dễ bị tổn hại và gãy xương. Nếu áp dụng cách vỗ lưng chữa nấc cho trẻ, bố mẹ chỉ nên vỗ lưng trẻ thật nhẹ nhàng và từ tốn.
Cho bé ăn bánh kẹo chua
Một số bố mẹ cho rằng việc ăn kẹo chua có thể làm trẻ hết nấc. Tuy nhiên, axit trong các loại kẹo này không tốt cho răng và sức khỏe của trẻ cũng như không làm giảm cơn nấc.
Lớn tiếng, dọa con
Khi trẻ đang nấc, bố mẹ không nên hù dọa, quát mắt hay lớn tiếng với trẻ. Việc dọa nạt này sẽ khiến trẻ nấc nhiều và hoảng sợ hơn.
Ấn vào nhãn cầu mắt trẻ
Một số bố mẹ thường ấn vào nhãn cầu mắt trẻ này để giúp con hết nấc. Tuy nhiên cách này không hề giúp trẻ hết nấc mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức.
Kéo lưỡi hoặc xương bé
Xương và lưỡi của trẻ nhỏ rất yếu nên bố mẹ không nên chữa nấc cho con bằng kéo lưỡi hoặc xương của trẻ. Phương pháp này rất nguy hiểm và có thể gây hại cho con.
Cách hạn chế nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt, bố mẹ có thể thực hiện các việc sau:
Cho trẻ bú đúng tư thế.
Chia nhỏ các cữ bú trong ngày, không ép trẻ ăn quá no.
Không nên cho trẻ nghe nhạc trong lúc bú, ăn.
Điều chỉnh lại núm vú để đảm bảo trẻ ngậm kín toàn bộ núm vú, giúp hạn chế tình trạng không khí đi vào dạ dày trẻ.
Nếu trẻ ngồi khi uống sữa, bố mẹ hãy đỡ phần lưng phía sau của trẻ. Tư thế này giúp thức ăn đi thẳng vào dạ dày và không có không khí đi vào.
Không để trẻ vừa bú bình vừa ngủ do điều này dễ khiến không khí đi vào miệng trẻ.
Vệ sinh núm vú của trẻ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ cặn sữa khô còn sót lại.
Một số câu hỏi về nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh bị nấc bú?
Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể cho trẻ bú một chút và bú nhiều lần. Bú mẹ sẽ giúp các cơn nấc giảm và tự hết sau đó
Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao trong lúc ngủ?
Trẻ bị nấc khi ngủ mẹ nên nhẹ nhàng vỗ lưng bé, gãi môi hoặc tai cho bé… Lưu ý, mẹ không nên gọi trẻ dậy, cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ hay ăn đường.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh sẽ không quá phức tạp nếu bố mẹ luôn bình tĩnh và hỗ trợ trẻ đúng cách. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? và từ đó tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy Và Cách Điều Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh
Rôm sảy (có tên khoa học là prickly heat hay miliaria) là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng.
Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau như xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, có thể gây ngứa râm ran, hoặc rát. Có thể chia rôm sảy theo 3 loại theo mức độ nặng nhẹ như sau:
Loại 1: rôm sảy kết tinh
Đây là mức nhẹ nhất của rôm sảy khi chỉ có tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da ( lớp sừng) bị tổn thương. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những mụn nước nhỏ, trong nổi trên da.
Tuy nhiên những mụn nước này không sâu, nông, xung quanh có sẩn, dễ vỡ nhưng lại lành da, không ngứa rát. Đây cũng là loại rôm sảy thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.
Loại 2: Rôm sảy đỏ
Rôm sảy đỏ xảy ra ở lớp thượng bì trên da. Triệu chứng của rôm sảy đỏ là những sẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nặng hơn nữa thì đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.
Loại 3: rôm sảy sâu
Đây là loại rôm sảy nặng nhất nhưng khá ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người lớn hơn trẻ em, và cũng thường chỉ xảy ra ở người đã từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Khi bị bệnh này, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương.
Dù bệnh rôm sảy sâu không gây khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Hậu quả là người bệnh dễ chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu chăm sóc kỹ lưỡng và hợp lý sẽ hết trong 7 – 10 ngày. Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đúng cách có thể xảy ra một số biến chứng sau:
Nhiễm trùng: rôm sảy thường xảy ra khi da bị tổn thương, vi trùng phát triển có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng, gây ra mụn mủ.
Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc do nóng): Rôm sảy xảy ra bít tắc lỗ chân lông, làm cho mồ hôi không đổ ra, cơ thể không thể “hô hấp” qua da để cân bằng nhiệt độ, do đó gây ra các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh và có thể gây ra đột quỵ.
Nguyên nhân của rôm sảy?
Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.
Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:
Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.
Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.
Cách trị rôm sảy cho bé
Vệ sinh cho bé
+ Làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng cách tắm nước mát.
+ Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có độ pH trung bình (pH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp).
+ Lau khô cho bé sau khi tắm bằng khăn tắm sạch, mềm mịn, thấm nước.
Chuẩn bị cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng mát, vải cotton 100% thấm thoát mồ hôi. Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.
Không được gãi, hay chà xát vào da
Vùng da bị rôm sảy rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị rôm nặng có thể xuất hiện những nốt nước, gãi, cào sẽ làm da bị trầy xước, gây nhiễm trùng da. Chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho trẻ.
Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện
Khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
Các mẹ cũng có thể dùng mẹo dân gian tắm nước lá cho bé. Mục đích của việc này là làm sạch cũng như làm mát da cho trẻ.
Có thể tắm cho trẻ bằng các loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới v.v… vì những loại lá, quả này có tính mát. Hơn nữa, những loại lá, quả này cũng cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên cho trẻ, giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.
Có rất nhiều vi khuẩn trên lá rất cứng đầu dù đun sôi cũng không chết được nên tốt nhất các mẹ nên ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi tắm. Có thể nghiền hoặc đun làm nước tắm tùy từng bài thuốc.
Các mẹ cũng nên chú ý là nên tắm bằng sữa tắm làm sạch cơ thể bé trước khi tắm nước lá. Sau khi tắm nước lá cũng nên tắm qua với nước hơi ấm để làm sạch phần bột, lông lá còn đọng lại trên da bé.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tắm lá sẽ không có tác dụng. Nếu rôm sảy xuất hiện do khí huyết nóng phát ra từ trong cơ thể của bé thì cách duy nhất làm mát cơ thể bé là ăn đồ mát.
Sử dụng phấn rôm
Lựa chọn phấn rôm phải đúng chất lượng. Phấn rôm có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên chọn loại phấn rôm phù hợp với da bé và ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường trên da bé.
Bên cạnh đó, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng phấn rôm bởi trẻ có thể bị ho, khó thở, buồn nôn, phù phổi nếu hít phải bụi phấn rôm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
Một số sai lầm mà các mẹ nên chú ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy…
Massage làm dịu da bé bằng các loại dầu làm mềm và bổ sung dưỡng chất cho da như dầu olive, dầu dừa v.v.. Nghe thì rất hợp lý nhưng lại là một việc làm tạo điều kiện để rôm rẩy phát triển.
Các loại dầu nói chung đều làm nóng (dù dầu olive hay dầu dừa tính nóng thấp) và tăng độ ẩm của da. Dầu olive và dầu dừa lại có tính nặng cao, càng làm cho da bị bít tắc lỗ chân lông nếu không làm sạch cẩn thận.
Tắm bằng nước chanh đặc hay dùng chanh để chà xát lên da bé. Điều này gây xót, ngứa cho da bé, và cũng làm tổn thương da của bé do lượng acid cao.
Cũng tương tự với tắm nước lá quá đặc, lượng bột lá có thể sẽ đọng lại trên da gây nhiễm khuẩn, kích ứng, dị ứng cho trẻ. Các mẹ cũng không nên tắm với nhiều loại lá, hoặc tắm với những loại lá không rõ nguồn gốc, không rõ công dụng tránh tác dụng ngược lại.
Tắm nước lá cho trẻ còn phải tránh trường hợp da của bé vốn đã bị trầy xước, mưng mủ hay tổn thương nặng. Bởi khi này, da đã bị viêm rất nặng rồi và khi tắm nước lá làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, làm tình trạng nhiễm trùng da càng trở nên nặng, thậm chí có những biến chứng đến mạch máu, hệ thần kinh v.v…
Sử dụng chung sữa tắm của người lớn cho trẻ. Da của bé khác với da của người lớn. Da của trẻ còn mỏng manh, dễ bị tổn thương. Sữa tắm của người lớn lại có độ kiềm cao làm cho da bé càng thêm bị khô, tăng khả năng nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập.
Tự ý bôi thuốc cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ. Trong những trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy nhẹ, chỉ xuất hiện các mảng, đốm đỏ nhỏ, các mẹ có thể chẩn đoán sai bệnh lý của trẻ.
Hơn nữa, mỗi loại da có một tính chất khác nhau, việc tự ý bôi thuốc cũng có thể làm da của bé có những kích ứng với thành phần của thuốc, làm bệnh trở nên nặng hơn.
Phòng bệnh rôm sảy ở trẻ em…
Điều chỉnh hoạt động của bé
Lựa chọn sân chơi cho bé, không để bé chơi ngoài nắng. Sau 10h sáng, không những nắng oi bức mà còn chứa nhiều tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến các tế bào da của bé.
Chọn phòng thông thoáng, rộng rãi. Lưu ý có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giữ mức nhiệt độ khoảng 27 – 28 o C là hợp lý nhất, nhưng không nên để không khí quá lạnh, hoặc quá khô vì không những làm khô da mà còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Bổ sung nước cho bé
Cho bé uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Thường xuyên cho trẻ uống những loại nước làm mát như sắn dây, nước chanh, cam, rau má v.v…
Đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, chống nắng cho trẻ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt nếu đưa trẻ ra ngoài từ 10h sáng đến 4h chiều (16h)
Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi
Dấu hiệu trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị viêm họng
Triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh thường không có gì đáng lo ngại vì hầu hết đều là nguyên nhân do cảm cảm bởi virus gây ra. Nếu là viêm họng do cảm cúm thông thường thì chỉ vài ngàu là tự khỏi, trẻ không cần dùng thuốc mà chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đến các triệu chứng của trẻ như: ho, sốt, viêm họng kéo dài không thuyên giảm kèm theo nôn, vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy), khó thở,… Lúc này cần cho bé đến gặp bác sĩ.
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên bé thường biểu hiện sự khó chịu qua tiếng khóc hay phản kháng khi được cho ăn.Ví dụ khi bú mẹ bé sẽ quấy khóc hơn bình thường và giọng của bé khàn đặc đi.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh do virus thường kèm với sổ mũi, ho, sốt, mệt mỏi và chán ăn. Còn nếu trẻ viêm họng do vi khuẩn thì triệu chứng sẽ khác biệt hơn, đó là xuất hiện các đốm trắng kích cỡ như hạt đậu, hạt ngô trên amidan, cùng với đó là hạch bạch huyết.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh 3 tháng tuổi viêm họng
Trước khi tìm cách chữa viêm họng cho trẻ 3 tháng tuổi, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé bị viêm họng là gì?
Bé đề kháng kém hoặc bị suy giảm sức đề kháng
Thay đổi thời tiết thất thường, đột ngột chuyển lạnh hay đột ngột nóng
Môi trường ô nhiễm, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi
Sử dụng điều hòa nhiệt độ sai cách và cũng là nguyên nhân phổ biến
Trẻ đổ nhiều mồ hôi do vận động nhiều, chơi dưới trời nắng, dễ dẫn đến viêm hô hấp
Cách chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Tiêm phòng vacxin đầy đủ nhằm bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ (với trẻ dưới 6 tháng tuổi)
Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, nhất là hệ hô hấp
Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất như: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất
Ngủ đủ giấc
Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc hay các tác nhân gây kích ứng
Chữa viêm họng cho trẻ 3 tháng tuổi bằng rau diếp cá
Có lẽ mẹ chưa biết, rau diếp cá có công dụng kháng viêm hiệu quả và rất lành tính đối với trẻ em. Vậy nên mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng để chữa viêm họng.
Cách làm: một nắm rau diếp cá, rửa sạch. Nấu với cháo loãng. Khi cháo chín, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống hơn (với trẻ trên 6 tháng tuổi). Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 10ml. Còn nếu với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ hãy bổ sung rau diếp cá vào thực đơn của mẹ để bé có thể hấp thu được qua đường sữa mẹ.
Lá húng chanh hấp đường phèn
Lá húng chanh tuy khá khó ăn vì có vị cay nhưng nó đem lại công dụng tiêu đờm, kháng viêm, giải cảm, giúp tăng tiết mồ hôi, hạ sốt.
Cách làm: thái nhỏ một nắm lá húng chanh rồi hấp với đường phèn. Sau đó chắt lấy nước cốt để cho bé uống 3 lần mỗi ngày.
Cũng tương tự như lá húng chanh, lá hẹ cũng có công dụng tiêu đờm, kháng viêm,… Mẹ có thể lấy một năm lá hẹ và hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Sau đó cho bé uống nước siro 2 lần/ ngày, mỗi lần uống chỉ cần 2 thìa. Sau vài ngày triệu chứng viêm họng của bé sẽ giảm hẳn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!