Đề Xuất 3/2023 # Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Máu Cấp Tính # Top 7 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Máu Cấp Tính # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Máu Cấp Tính mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sốt kéo dài, dễ nhiễm trùng, gan to, lách to, đau xương… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu cấp tính.

Ung thư máu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Các triệu chứng của ung thư máu cấp tính khác nhau tùy thuộc vào thời điểm và thể bệnh ung thư máu cấp, nhưng chúng có thể bao gồm: – Sốt kéo dài, dễ nhiễm trùng, ra nhiều mồ hôi đêm. – Gầy sút cân nhanh, xanh xao, mệt mỏi.

– Gan to, lá lách to, hạch to, phì đại lợi, đau xương. – Xuất huyết trên da hay chảy máu khó cầm…

Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định bệnh? Làm xét nghiệm máu, nếu nghi ngờ ung thư máu cấp tính sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh (tế bào non ác tính chiếm tỷ lệ ≥ 20% các tế bào có nhân trong tủy xương, các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu bị lấn át bởi tế bào non ác tính). Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị. Theo phân loại, ung thư máu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3). Tổ chức Y tế thế giới phân loại bệnh ung thư máu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như tiền sử điều trị. Bệnh ung thư máu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.

Bệnh ung thư máu được điều trị như thế nào?

Theo chúng tôi Nguyễn Quốc Nhật Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nội), việc điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe của người bệnh và loại ung thư máu cấp tính. Bệnh nhân có thể được kết hợp điều trị nhiều phương pháp bao gồm: hóa trị liệu, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc nhắm đích, xạ trị, ghép tế bào gốc và phối hợp với các điều trị hỗ trợ khác như gạn tách tế bào máu, truyền chế phẩm máu, điều trị nhiễm trùng, điều trị rối loạn đông máu… hoặc tham gia vào một số điều trị thử nghiệm lâm sàng nếu có.

Ung thư máu cấp tính thường trải qua nhiều đợt điều trị bao gồm tấn công, củng cố và duy trì.

Trong quá trình điều trị tại viện cũng như thời gian ở nhà, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, đủ chất dinh dưỡng và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với sự tiến bộ của y học hiện nay thì việc điều trị ung thư máu cấp tính đã đạt được nhiều kết quả khả quan, kéo dài đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.

Bệnh có phòng ngừa được không?

Nguyên nhân của bệnh ung thư máu cấp tính vẫn chưa rõ ràng, nên không có cách nào để ngăn chặn triệt để bệnh phát sinh. Tuy nhiên, có lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các dung môi, hóa chất và tránh tiếp xúc không cần thiết với tia xạ nói chung là cách thức tốt để phòng bệnh.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu của bệnh ung thư máu cấp tính, nhận thức được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh, khi đó việc đi khám làm xét nghiệm kiểm tra là rất quan trọng để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị sớm.

Hà An

Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh thường gặp ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê, ung thư dạ dày ở Hà Nội hiện đứng hàng thứ hai trong các loại bệnh ung thư. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và ở nam nhiều hơn nữ.

Như chúng ta đã biết, ung thư là bệnh của các tế bào cơ thể. Thông thường các tế bào trong cơ thể sẽ phân chia theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên đôi khi một vài tế bào phân chia bất thường và phát triển thành khối u. Khối u có thể là lành tính (không phải là ung thư) hoặc là ác tính (là ung thư).

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ung thư dạ dày chưa được làm sáng tỏ nhưng theo các chuyên gia trong ngành thì có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng khả năng bị bệnh. Cụ thể như:

– Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn H.pylori là một loại vi khuẩn thường nhiễm vào lớp lót bên trong (niêm mạc) của dạ dày. Nhiễm vi khuẩn H.pylori có thể gây bệnh viêm dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời, loại vi khuẩn này cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chỉ có một số ít người bị nhiễm trùng Helicobacter pylori phát triển thành ung thư dạ dày.

– Thường xuên hút thuốc lá: Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày hơn so với người không hút thuốc vì theo các chuyên gia, trong thuốc lá có rất nhiều hóa chất độc hại (đặc biệt là chất nicotin) gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng của gan và của phổi.

– Tiền sử gia đình: Nếu một người có người thân (bao gồm cha mẹ, anh em, chị em, hoặc trẻ em) bị ung thư dạ dày thì sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh. Nếu số người thân có tiền sử ung thư dạ dày càng nhiều thì nguy cơ bị bệnh của bạn càng tăng.

– Chế độ ăn uống kém cũng như thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì cũng có thể là những yếu tố dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày này. Ngoài ra, những người ăn nhiều thực phẩm được hun khói, muối, hoặc ngâm sẽ có nguy cơ cao hơn những người ăn một chế độ ăn nhiều trái cây tươi và rau quả.

Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm:

– Khó tiêu, đầy bụng: Đây là các triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên, nó lại thường bị hiểu lầm là biểu hiện của các vấn đề dạ dày khác, do đó thường bị bỏ qua.

– Cảm thấy nhanh no: Những người bị ung thư dạ dày dù ở giai đoạn đầu cũng luôn có cảm giác ăn nhanh no hơn thường lệ. Nếu bạn bỏ qua triệu chứng này và liên tục ăn ít đi trong thời gian dài thì bạn sẽ bắt đầu giảm cân và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.

– Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở: Bệnh ung thư dạ dày có thể dẫn đến chảy máu vào dạ dày. Mất máu trong một khoảng thời gian có thể làm cho bạn bị thiếu máu do số lượng tế bào máu đỏ của bạn quá thấp. Thiếu máu làm cho bạn trông nhợt nhạt và cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn đang bị thiếu máu trầm trọng, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở. Nôn ra máu không phải là một triệu chứng sớm phổ biến của bệnh này nhưng nó có thể xảy ra. Nếu bạn thấy tình trạng nôn ra máu màu đỏ tươi, có nghĩa là nó đang chảy máu tươi, còn nếu là màu nâu sẫm như bã cà phê thì đó là máu đã trong dạ dày một thời gian.

– Chán ăn và giảm cân: Mất cảm giác thèm ăn và giảm cân là những triệu chứng thường xuất hiện sau đó và có thể là một dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư đã nghiêm trọng hơn.

– Các triệu chứng khác: Hơn một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày có thể đau, hoặc bị chứng khó nuốt. Cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thường gặp nhất là ở vùng bụng trên (vùng bụng), dưới xương ức (xương ức) hoặc thấp xuống nữa… Khi đã xuất hiện các triệu chứng như ổ bụng to ra và có dịch; sờ thấy các khối u trong ổ bụng; xuất hiện các hạch ở vùng cổ bên trái… thì đã quá muộn. Lúc này, u đã di căn và tiên lượng của bệnh là rất xấu.

Những Triệu Chứng Ban Đầu Của Bệnh Ung Thư Nướu Răng

Một số triệu chứng bệnh ung thư nướu răng mà bạn nên biết để theo dõi những biểu hiện khác thường có thể gặp phải để có thể phát hiện và điều trị ung thư nướu răng một cách an toàn nhất. Ung thư nướu răng nếu như phát hiện ở giai đoạn muộn có thể di căn sang các bộ phận khác và nguy cơ tử vong vì vậy để phát hiện bệnh sớm bạn có thể dựa vào một số biểu hiện khác như:

1. Tổn thương nướu răng kéo dài không khỏi

Ung thư nướu răng dễ phát hiện hơn những loại ung thư khác khi vùng niêm mạc tại nướu lợi khá nhạy cảm, chỉ cần có những tổn thương xảy ra sẽ gây nên những cơn đau, tổn thương sẽ dễ cảm nhận được. Đối với ung thư nướu răng thì thường sẽ gặp phải một số tổn thương nghiêm trọng kéo dài hơn 2 tuần mà không lành với tổn thương niêm mạc miệng có màu trắng hoặc đỏ chứ không hồng như bình thường, khi đó cần đi kiểm tra lại ngay.

2. Xuất hiện khối u tại vùng nướu răng

Khối u ung thư sẽ phát triển nhanh sản sinh tế bào cực nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn, vì vậy khi quan sát thấy vùng nướu răng xuất hiện khối u, hơi đau và có màu đậm hơn vùng nướu thì bạn nên cảnh giác vì đây có thể là khối u, để biết là khối u lành tính hay ác tính thì bạn cần tới bệnh viện khám sinh thiết phát hiện chính xác nhất.

4.Vùng nướu sưng, đổi màu bất thường

Khi bị bệnh ung thư hoặc bệnh răng miệng thường quan sát thấy một số dấu hiệu bất thường nướu thay đổi màu, đỏ thẩm đậm màu hơn, đồng thời quan sát còn thấy một số dấu hiệu kèm theo đó là hơi thở có mùi hôi, chảy máu, chảy mủ dịch trắng ở vùng chân răng…

5. Lở loét, đau ở lưỡi

Ung thư nướu răng còn có thể gây lở loét và đau ở lưỡi miệng, lúc này triệu chứng của bệnh đa khá nghiêm trọng mà bạn nên cảnh giác. Thông thường, bệnh này có mức độ ác tính khá cao, phát triển nhanh, thường lây lan đến cơ lưỡi. Khi bị bệnh, hoạt động của lưỡi bị cản trở, khiến việc nói chuyện, ăn uống và nuốt gặp khó khăn. Ung thư lưỡi có thể xâm chiếm từ vòm miệng đến amidan, ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể lan từ đáy miệng đến xương hàm, khiến toàn bộ lưỡi cố định.

Ngoài ra bạn cũng nên phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng hiệu quả bằng cách tạo thói quen sinh hoạt tốt và kiểm tra nha khoa định kỳ, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày càng quan trọng hơn, cũng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Cảnh Báo: Các Triệu Chứng Ban Đầu Của Bệnh Ung Thư Phổi

1. Tác nhân gây ra 70% số bệnh nhân ung thư phổi là gì?

Tác nhân chính dẫn đến ung thư phổi chính là thuốc lá. Theo thống kê, hơn 70% số bệnh nhân ung thư phổi đã có tiền sử sử dụng thuốc lá trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc ô nhiễm môi trường, khói bụi xe cộ. Hoặc sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều khí độc cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, khoảng 8% số ca ung thư phổi có biểu hiện di truyền.

Việc trang bị kiến thức về các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi là vô cùng quan trọng. Điều này giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu tiên. Tránh trường hợp phát hiện đột ngột như diễn viên Mai Phương. Hoặc một số nghệ sĩ đã mất vì ung thư khác.

2. Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi không thể bỏ qua

Theo các bác sỹ tại bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, có 6 triệu chứng của ung thư phổi mà bạn cần đi khám để kiểm tra ngay khi bắt gặp. Đó là:

➡ Dấu hiệu 1: Khó thở

Khó thở là triệu chứng đầu tiên gặp phải ở người bệnh ung thư phổi. Việc này xảy ra khi khối u chèn ép lên các mô phổi,. Gây cản trở đường đi của không khí vào phổi và từ phổi đi ra.

Nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng như thở khò khè. Đây vẫn chưa phải dấu hiệu nguy hiểm. Nhưng nếu sau khi làm việc nặng nhọc, leo cầu thang, bạn có cảm giác khó thở. Cảm giác y như khi có ai đó đánh mạnh vào vùng ngực. Lúc này, bạn có thể xác định đây chính là một trong các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi.

➡ Dấu hiệu 2: Đau tức ngực

Khối u ở phổi có thể chèn ép khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau tức ngực. Đây là cơn đau có đặc điểm là đau sâu ở trong ngực. Người bệnh đau khi chạy hoặc làm việc gắng sức, đau khi ho, cười mạnh.

Cơn đau có thể nặng lên dần theo thời gian do kích thước của khối u tại phổi phát triển. Nhưng cũng có thể nhầm lẫn đến các triệu chứng của bệnh tim mạch. Dù là triệu chứng ở tim hay phổi thì đây cũng đều là dấu hiệu nguy hiểm mà bạn cần kiểm tra ngay.

➡ Dấu hiệu 3: Ho nhiều

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi có thể đến từ việc bạn bị ho nhiều, dai dẳng lâu ngày không khỏi. Ho đến mức khản cổ, mất giọng vài tuần. Hoặc có thể khỏi khi dùng thuốc nhưng dừng thuốc là lại bị lại.

Nhiều người chủ quan cho rằng đây chỉ là cảm lạnh thông thường nên không đi khám. Tuy nhiên rất có thể đây là một trong các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi mà cơ thể muốn cảnh báo cho bạn. Do đó, đừng chủ quan, hãy đi khám ngay nếu tình trạng kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Bên cạnh đó, triệu chứng ho ở bệnh nhân ung thư phổi thường là ho có đờm đặc. Đôi khi là ho ra máu lâu ngày không khỏi. Nếu bắt gặp triệu chứng ho trong thời gian dài, bạn nhất định phải đi siêu âm phổi để đề phòng sự xuất hiện của khối u.

➡ Dấu hiệu 4: Thường xuyên nhiễm trùng vùng phổi

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng phổi có dịch, nhiễm trùng phổi. Triệu chứng được biểu hiện ở các bệnh lý khác như:

– Viêm phế quản, khí quản.

– Viêm đường hô hấp.

– Đặc biệt là các nhiễm trùng mãn tính.

Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm phế quản, viêm phổi lâu ngày không khỏi. Rất có thể đó chính là các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi mà bạn cần đi kiểm tra ngay.

➡ Dấu hiệu 5: Sút cân thường xuyên, mệt mỏi

Mệt mỏi là biểu hiện thường xuyên gặp phải ở người có dấu hiệu bất thường về phổi. Do đây chính là cơ quan cung cấp oxy cho hoạt động sống của cơ thể.

Nếu chức năng phổi gặp vấn đề, ngay lập tức sẽ biểu hiện ra ngoài bằng cảm giác mệt mỏi. Dấu hiệu này có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ làm việc ở mức vừa phải, đi bộ. Hoặc chạy bộ không quá nhanh, leo cầu thang xong đã thấy chóng mặt mệt mỏi.

Ngoài ra biểu hiện sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư trong đó có ung thư phổi. Bạn có thể bị sụt cân ngay cả khi không theo bất cứ một chế độ ăn kiêng hay tập luyện nào. Sụt cân liên tục trong nhiều tuần liền.

Một số bạn nữ có mong muốn giảm cân lại cảm thấy thích thú với việc căn nặng tự nhiên giảm. Nhưng đây là một dấu hiệu bệnh lý bạn không thể xem thường.

➡ Dấu hiệu 6: Đau vai, lưng trên, ngực

Khối u ở phồi khi phát triển có thể chèn ép lên các dây thần kinh gây đau. Tùy từng vị trí của khối u có thể xảy ra các cơn đau ở vị trí khác nhau. Nếu như khối u ở phần đỉnh trên của phổi, nó sẽ chèn ép, gây áp lực lên các dây thần kinh ở nách. Gây ra triệu chứng đau vai, đau mặt trong của cánh tay, đau ngực trên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Máu Cấp Tính trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!