Đề Xuất 3/2023 # Ung Thư Máu Có Di Truyền Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc # Top 5 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Ung Thư Máu Có Di Truyền Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ung Thư Máu Có Di Truyền Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào bác sĩ. Xin hỏi ung thư máu có di truyền không? Nhà tôi có người bị ung thư máu, đã được phẫu thuật thành công, hiện giờ sức khỏe cũng ổn định, chỉ cần theo dõi và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên tôi rất lo lắng sợ bị mắc bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi cảm ơn!

Vũ Thanh Giang (Hoàng Mai, HN)

Trả lời

Ung thư máu là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ, người trung niên và cao tuổi. Thông thường khi ung thư máu xảy ra, các tế bào ung thư sẽ phát triển và lấn át các tế bào khỏe mạnh, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng và kiểm soát dòng máu chảy, quá trình vận chuyển oxy. Lúc đó, cơ thể người bệnh sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nhiều người khi có người nhà bị ung thư máu đều lo lắng không biết ung thư máu có di truyền không? Theo các chuyên gia y tế, ung thư máu không di truyền. Tuy nhiên, có một số đột biến di truyền nhất định và các điều kiện y tế khác có thể di truyền từ cha mẹ cho con cái, và từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu. Ví dụ như những người mắc hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch… có nguy cơ cao bị bệnh.

Bạn không nên quá lo lắng về nguy cơ di truyền ung thư máu. Thực tế cho thấy nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ lại không phát triển bệnh mà bệnh lại xuất hiện trên những người không có nguy cơ nào cả. Chính vì thế, ngay từ khi chưa mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần áp dụng cho mình một lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh: áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ…

Việc chủ động phòng ngừa ung thư máu ngay từ khi chưa có dấu hiệu khởi phát bệnh sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư máu như sưng các hạch bạch huyết, nổi đốm đỏ trên da, xanh xao, mệt mỏi, nhức đầu, đau xương khớp… thì bạn cần đi khám ngay. Việc thăm khám và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp kiểm soát và tăng cơ hội điều trị thành công.

Nếu còn thắc mắc ung thư máu có di truyền không, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ tốt nhất.

Ung Thư Vòm Họng Có Đau Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Chào bác sĩ. Chú cháu mới được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng giai đoạn II. Xin hỏi bác sĩ ung thư vòm họng có đau không? Với giai đoạn bệnh của chú cháu thì điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả?

Văn Nghĩa (Đông Anh, HN)

Trả lời

Ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu – mặt – cổ, diễn tiến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra như chế độ ăn uống không khoa học, nhiễm EBV, hút thuốc lá, uống rượu, tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng, quan hệ tình dục bằng miệng…

Ung thư vòm họng có đau không?

Đa số người bệnh không biết mình mắc ung thư vòm họng do các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau bắt đầu xuất hiện và ở nhiều vị trí khác nhau:

Đau bên trong tai: Khi các tế bào ung thư lây lan rộng ra, gây ra hiện tượng ù tai như có vật gì chèn ép đút nút ở bên trong tai. Một số người bệnh còn có thể bị cắn giật ở bên trong tai gây đau, khó chịu.

Đau ở họng: Khối u xuất hiện ở vòm họng khiến người bệnh cảm thấy ăn uống rất khó khăn đặc biệt là trong khi nuốt. Người bệnh còn có cảm giác đau đớn, chảy máu bên trong họng.

Đau ở não: Khối u khi phát triển mạnh sẽ xâm lấn ra nhiều vị trí bên trong cơ thể, phá hủy nền sọ và bắt đầu di căn lên não. Người bệnh lúc này có cảm giác đau đầu dữ dội hoặc cắn nhức bên trong từng cơn. Ngoài đau đầu, người bệnh còn có thể bị co giật, giảm thị lực…

Đau nhức cơ thể: Khi khối u di căn tới các bộ phận như gan phổi, xương và nguy hiểm nhất ở phổi và xương làm cho người bệnh đau khi di chuyển, bệnh nhân có cảm giác đau xuyên ngực như có một vật gì đè nặng.

Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn II bằng phương pháp nào?

Hiện nay, để điều trị ung thư vòm họng cần áp dụng nhiều phương pháp như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật. Với ung thư vòm họng giai đoạn II, phương pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là xạ trị.

Xạ trị là sử dụng tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vị trí xuất hiện khối u, thu nhỏ và loại bỏ chúng. Xạ trị không làm tổn thương tới các mô lành xung quanh vì tia xạ chỉ chiếu trực tiếp vào vùng bị bệnh.

Ở giai đoạn này, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng hóa chất kết hợp với xạ trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

Trường hợp của chú bạn cần tới trực tiếp bệnh viện, tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và giai đoạn cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Ung Thư Buồng Trứng Có Chết Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Chào bác sĩ. Cô ruột cháu mới phát hiện mắc ung thư buồng trứng và đã được phẫu thuật cắt bỏ u. Nhưng cả gia đình ai cũng lo lắng sợ bệnh khó chữa khỏi. Xin bác sĩ tư vấn giúp ung thư buồng trứng có chết không?

Nguyễn Mai Phương (Hoàng Mai, HN)

Trước khi trả lời thắc mắc của bạn về ung thư buồng trứng có chết không, chúng tôi khuyên bạn và gia đình nên bình tĩnh, không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của người bệnh mà ảnh hưởng tới tâm lý chung của cả gia đình. Bạn cùng người thân trong gia đình nên quan tâm, động viên, chia sẻ với người bệnh, giúp người bệnh ổn định tâm lý, lạc quan, tin tưởng vào phương pháp điều trị của bác sĩ.

Ung thư buồng trứng không phải là bệnh hiếm gặp. Đây là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ và phổ biến thứ hai đối với ung thư đường sinh dục ở phụ nữ.

Nhiều người khi có người nhà mắc ung thư buồng trứng đều băn khoăn không biết ung thư buồng trứng có chết không hay ung thư buồng trứng có di truyền không?. Ung thư buồng trứng nếu phát hiện muộn, khả năng sống sau 5 năm thấp hơn việc điều trị ở giai đoạn sớm. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể chết nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm, ngay từ giai đoạn mới khởi phát bệnh, tỷ lệ sống có thể lên tới 94%.

Trong trường hợp của cô bạn đã được phẫu thuật cắt bỏ u trong buồng trứng. Đây là phương pháp hiệu quả thường được áp dụng ở giai đoạn sớm. Việc điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát và cải thiện dần tình trạng sức khỏe. Do đó bạn và gia đình không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bạn và gia đình nên chú ý giúp người bệnh thư giãn, thoải mái tư tưởng, kết hợp với đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khuyến khích người bệnh vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, đưa người bệnh tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Bệnh Ung Thư Buồng Trứng Có Lây Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là bệnh lý các tính xảy ra ở buồng trứng – một phần của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Theo thống kê, có khoảng 240.000 phụ nữ trên toàn thế giới được chẩn đoán ung thư buồng trứng, và khoảng 150.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Với tỉ lệ sống toàn bộ 5 năm chỉ khoảng 45%, ung thư buồng trứng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa.

Ung thư buồng trứng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản hoặc sau mãn kinh. Độ tuổi trung bình mắc ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng cũng có thể gặp ở trẻ em gái.

Bệnh ung thư buồng trứng có lây không?

Ung thư buồng trứng hay các bệnh ung thư khác đều không lây lan từ người này qua người kia. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư buồng trứng thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Lý do là bởi ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng là loại bệnh do đột biến gene gây ra và khoảng 10% là do những đột biến gene có sẵn trong cơ thể, những đột biến gene này có thể di truyền. Với bệnh ung thư buồng trứng, 15-40% phụ nữ có một gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến sẽ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong cuộc đời họ, trong khi đó chỉ 1,4% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ được chẩn đoán là ung thư buồng trứng.

Bên cạnh đó, béo phì, sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Làm gì để phòng ngừa ung thư buồng trứng?

Không có biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng tuyệt đối. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể lực hàng ngày, tránh xa thuốc lá, hạn chế rượu bia… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nữ giới từ 14 tuổi trở lên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ung thư buồng trứng cần tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ nhằm phát hiện sớm bất thường, khối u tại buồng trứng và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ung Thư Máu Có Di Truyền Không? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!