Đề Xuất 3/2023 # Ung Thư Vú: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh # Top 8 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Ung Thư Vú: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ung Thư Vú: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Nguyên nhân ung thư vú

Những yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc phải ung thư vú:

Tuổi tác: Nguy cơ mắc căn bệnh này thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ đã có tuổi.

Do tiền sử gia đình: Ở những phụ nữ có họ hàng mắc bệnh (ví dụ như chị em gái, mẹ hoặc con gái) thì nguy cơ bị bệnh cũng tăng gấp đôi.

Tiền sử bản thân: Người đã được chẩn đoán bị ung thư vú ở một bên vú làm tăng nguy cơ ở bên còn lại. Hoặc có thể tăng nguy mắc ung thư ở chính bên đó.

Phụ nữ được chẩn đoán có khối u lành tính ở vú có nguy cơ cao mắc bệnh. Các loại ung thư bao gồm: Tăng sản không điển hình, tình trạng có sự gia tăng bất thường của tế bào ở vùng ngực nhưng tế bào ung thư chưa phát triển.

Kinh nguyệt: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi thiếu niên (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh sau độ tuổi 55 có nguy cơ nhẹ.

Mô bào: Phụ nữ có mô bào đặc (như ảnh chụp X quang vú) có nguy cơ cao.

Từng tiếp xúc với bức xạ ngực hoặc sử dụng thuốc làm bổ sung estrogen (Diethylstilbestrol) làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Không thể mang thai hoặc có con sau tuổi 30 làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Bị thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị ung thư vú đối với cả phụ nữ trước và sau mãn kinh nhưng với tỉ lệ khác nhau.

Sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 10 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Sử dụng liệu pháp hormone kết hợp sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư vú, và điều này tỉ lệ thuận với lượng rượu bia uống vào cơ thể.

2. Triệu chứng ung thư vú

Một số biểu hiện bất thường cho thấy là triệu chứng của ung thư vú:

Một bên vú dày và chắc hơn bên còn lại;

Tụt núm vú;

Có sự thay đổi về sắc tố da trên vú;

Chảy dịch một bên (80% bạn có khả năng mắc ung thư vú nếu có biểu hiện này);

Vú bị đau hoặc đỏ bất thường;

Xuất hiện hạch ở vùng nách hoặc hố thượng đòn.

3. Hướng dẫn cách tự khám vú tại nhà cho nữ giới (trên 20 tuổi)

Đứng (hoặc ngồi) trước gương

Duỗi 2 tay xuôi thẳng, quan sát vú xem có thay đổi như: u cục, dầy lên hoặc lõm, thay đổi về màu sắc da.

Đưa vòng tay ra sau gáy, tiếp tục quan sát lại. Sau đó chống hai tay vào hông, cử động vai lên – xuống để các thay đổi có thể dễ thấy hơn. Chú ý quan sát cả ở phía chính diện và nghiêng 2 bên.

Kiểm tra xem có u cục bất thường khi đứng hoặc ngồi

Đưa 1 tay vòng ra sau gáy, tay còn lại đặt sát các ngón tay thành một mặt phẳng. Ép phần đầu ngón tay lên các vùng khác nhau của tuyến vú và thành ngực. Hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra. Làm như vậy ở cả vùng nách bên cạnh. Tiến hành tương tự với bên còn lại.

Hoặc nằm ngửa một cách thoải mái, dùng chăn gối mỏng đệm dưới lưng. Thực hiện thao tác kiểm tra tương tự ở trên.

Cuối cùng, bạn kiểm tra xem vú có tiết dịch bất thường hay không. Bằng cách dùng tay nặn nhẹ đầu vú. Nếu không có hiện tượng gì sẽ rất yên tâm. Nhưng nếu có biểu hiện bất thường, hãy bình tĩnh và nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa.

4. Điều trị ung thư vú

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u: chỉ loại bỏ khối u chứa ung thư, thường áp dụng cho ung thư vú giai đoạn rất sớm.

Phẫu thuật: là phương pháp điều trị chủ yếu, giúp chữa khỏi bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú: loại bỏ toàn bộ tuyến vú, có thể áp dụng cho cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn, tùy theo mong muốn của người bệnh.

Hóa trị

Hóa trị là liệu pháp toàn thân, sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng:

1 mình: nhằm mục đích giảm triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ cho ung thư vú ở giai đoạn muộn

Kết hợp với các phương pháp điều trị khác: phẫu thuật, xạ trị, vv…

Xạ trị

Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng 1 mình hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác.

Điều trị nội tiết tố

Đây là liệu pháp điều trị toàn thân để làm chậm hoặc ngừng quá trình tăng trưởng của những khối u dương tính với thụ thể hormone bằng cách ngăn chặn những tế bào ung thư nhận hormone để phát triển.

Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Ung Thư Vú Là Gì?

Ung thư luôn là mối lo ngại của hầu hết của tất cả mọi người với sự nguy hiểm và đau đớn mà nó mang lại. Với phụ nữ, có một mối lo ngại riêng về ung thư vú, một trong những loại ung thư hàng đầu nằm trong danh sách cướp đi mạng sống của họ. Vậy nguyên nhân ung thư vú cũng như triệu chứng và cách phòng ngừa ra sao?

1. Ung thư vú

Ung thư vú là một khối u ác tính ở vú, xuất hiện do tế bào ống (duct) hay tế bào nang (lobule) có sự tăng đột biến, xâm lấn các mô hay tế bào xung quanh. Thông thường, đa số các ca ung thư vú bắt đầu từ ống dẫn sữa, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là từ túi sữa hay các tiểu thùy. Bệnh ung thư vú chủ yếu xuất hiện ở nữ giới, theo nghiên cứu của UICC, tỷ lệ phụ nữ mắc phải ung thư vú cao hơn nam giới khoảng 100 lần.

2. Triệu chứng của ung thư vú

Cơ thể của chúng ta sẽ luôn có những biểu hiện bất thường để thông báo về sự thay đổi của cơ chế sinh lí, sinh hóa. Đối với ung thư vú cũng vậy, sẽ có những triệu chứng nhất định mà chúng ta thường gặp:

Cảm nhận được khối u khi sờ nắn vào bầu ngực, có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Khối u ác tính thường có tốc độ phát triển mạnh hơn và gây đau nhức cho người bệnh

Khi mắc bệnh, núm vú có dấu hiệu lở loét, chảy các dịch như máu, chất nhầy hoặc dạng lỏng có mùi hôi.

Kích thước vú lớn hơn bình thường, có dấu hiệu chảy xệ và cương cứng lại cũng là triệu chứng của bệnh ung thư vú.

Luôn cảm thấy có sự đau nhói, đau âm ỉ như có một luồng điện chạy quanh vùng ngực và không theo quy luật nào. Cảm giác đau xảy ra thường xuyên không chỉ vào những ngày có kinh nguyệt.

Có dấu hiệu hạch sưng lên ở nách, ngày một sưng to và kéo dài là cảnh báo nguy cơ của bệnh ung thư vú.

Vì vú sưng to nên núm vú có xu hướng dẹt lại và lõm vào trong. Ngoài ra, da của núm vú trở nên sần sùi, tróc vảy hay bị viêm.

Màu sắc ở đầu vú sẽ chuyển sang màu nâu sạm, da vùng ngực bị đỏ vì đau và có dấu hiệu trùng lại, trở nên nhăn nhúm,…

Vì mạch máu bị chèn ép bởi khối u làm cho các mẩn đỏ nổi lên và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

3. Nguyên nhân ung thư vú

Độ tuổi là một nguyên nhân quan trọng và thường gặp ở người bệnh. Theo đó, nguy cơ mắc ung thư vú có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và tăng theo cấp số mũ sau 30 tuổi. Theo một số nghiên cứu, người trong độ tuổi 20 có tỷ lệ mắc ung thư vú là 0.6% và ở độ tuổi 70 lên tới 3.78%. Ở Việt Nam, độ tuổi phổ biến phát hiện ung thư vú là khoảng 60 tuổi.

Đây là nguyên nhân phổ biến ở các trường hợp bị ung thư vú. Các tế bào đột biến gây ung thư vú có nguy cơ di truyền ở những người có quan hệ huyết thống: con gái, mẹ, chị gái, em gái,… Huyết thống với người từng bị ung thư vú càng gần thì khả năng bị bệnh này càng cao

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ có gen BRCA1, BRCA2, TP53 có nguy cơ mắc ung thư vú cao. Ngoài ra, người mang những gen này còn có thể mắc một số bệnh khác như ung thư buồng trứng,… hoặc được chẩn đoán bị các bệnh đồng thời.

Phụ nữ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, bị thừa cân hay béo phì sau quá trình mãn kinh có khả năng bị bệnh ung thư vú cao hơn những người bình thường. Vì lượng estrogen tăng cao và hàm lượng đường dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân làm chúng ta mắc ung thư vú.

Thường xuyên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích: thói quen xấu này là nguyên nhân gây ra rất nhiều các bệnh khác không chỉ riêng ung thư vú. Theo nghiên cứu, phụ nữ có khả năng bị bệnh ung thư vú cao gấp 1,5 lần bình thường nếu uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày.

Lười tập thể dục: ít vận động sẽ làm tích tụ estrogen, chất béo trong cơ thể là nguyên nhân làm tăng khả năng bị ung thư vú.

Tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại, ô nhiễm gây rối loạn nội tiết tố làm điều kiện dễ mắc phải bệnh ung thư vú.

Giờ giấc sinh hoạt không hợp lý, đặc biệt là thức quá khuya trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân mắc phải ung thư vú.

Đối với nam giới, tỷ lệ bị ung thư vú ít hơn so với phụ nữ nhưng không có nghĩa là không có. Một số các tác động làm tổn thương tinh hoàn như viêm hoặc chấn thương nhẹ là nguyên nhân làm giảm hàm lượng hormone androgen và tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, từ đó tăng khả năng bị bệnh ung thư vú.

Ở nam giới, những thay đổi nội tiết và chuyển hóa của cơ thể khi bị bệnh xơ gan có thể làm lượng hormone estrogen tăng đột biến, gây nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

3. Cách phòng tránh bệnh ung thư vú là gì?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu thành ngữ bất hủ khi nói về việc bảo vệ sức khỏe. Với ung thư vú cũng vậy, việc phòng tránh bệnh là hết sức quan trọng để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh quái ác này. Từ các nguyên nhân ung thư vú được nêu ở trên, tốt nhất các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Kiểm tra ngực thường xuyên: bằng cách sờ, nắn bầu ngực của mình để xem có khối u hay điều gì bất thường không. Việc này được khuyến khích làm thường xuyên ít nhất 2 lần/tháng để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tốt nhất là bạn nên đi khám tại các chuyên khoa định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần để có sự chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Không nên ăn các loại đồ ăn nhiều chất béo, hàm lượng đường cao, các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,… không có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là vitamin, chất xơ, thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý: siêng năng tập thể dục, vận động nhiều hơn, có giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi khoa học, nhất là không thức quá khuya.

Ung Thư Vú: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Hướng Điều Trị

Central Pharmacy

1 UNG THƯ VÚ LÀ BỆNH GÌ?

Sự phát triển của các khối u thường bắt đầu từ ống dẫn sữa, nếu không được tầm soát sớm các khối u này lan nhanh và di căn vào các bộ phận khác, gây nên đau đớn cho người bệnh, thời gian sống sau phát bệnh ngắn.

Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì việc tìm hiểu các triệu chứng giúp nhận biết bệnh, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Do đó, trang bị cho bản thân những kiến thức về căn bệnh ung thư vú này là điều cần thiết mà các chị em cần biết.

2 TRIỆU CHỨNG BỆNH UNG THƯ VÚ

Các triệu chứng đầu tiên của ung thư vú thường xuất hiện dưới dạng một vùng mô dày ở vú hoặc một khối u ở vú hoặc nách.

Các triệu chứng khác bao gồm:

3 CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH UNG THƯ VÚ

4 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN UNG THƯ VÚ

Nguyên nhân chính xác của ung thư vú vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ sau có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư vú:

-Tuổi: Nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi tác.

– Tiền sử ung thư vú hoặc khối u vú: Phụ nữ trước đây bị ung thư vú có nhiều khả năng bị tái phát hơn những người không có tiền sử bệnh. Những người có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc ung thư phúc mạc nên thăm khám và hỏi bác sĩ về các xét nghiệm cần thiết.

– Mô vú dày đặc: Phụ nữ có bộ ngực dày hơn sẽ dễ bị ung thư vú, nếu không được bác sĩ chụp X-quang nhũ ảnh vú để kiểm tra thì khó được phát hiện .

– Uống rượu: Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ uống rượu có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người không dùng. Những người uống rượu ở mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ cao hơn những người uống rượu nhẹ.

– Tiếp xúc với bức xạ: Trải qua điều trị bằng xạ trị cho một bệnh ung thư khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú sau này.

5 CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ

Bác sĩ sẽ kiểm tra vú xem có bị vón cục và các triệu chứng khác không.Trong quá trình kiểm tra, người bệnh có thể cần ngồi hoặc đứng với hai cánh tay ở các tư thế khác nhau xem có phát hiện gì bất thường không.

– Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện ung thư vú.

Chụp X quang tuyến vú: Đây là một loại tia X mà các bác sĩ thường sử dụng trong quá trình sàng lọc ung thư vú ban đầu. Nó tạo ra hình ảnh có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường.

Siêu âm: Giúp bác sĩ phân biệt giữa khối rắn và u nang chứa đầy chất lỏng.

MRI: Chụp cộng hưởng từ ( MRI ) kết hợp các hình ảnh khác nhau của vú để giúp bác sĩ xác định ung thư hoặc các bất thường khác. Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI để theo dõi ,chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm . Các bác sĩ đôi khi sử dụng chúng như một công cụ sàng lọc cho những người có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Trong sinh thiết, bác sĩ trích xuất một mẫu mô và gửi nó để phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này sẽ cho thấy các tế bào nào bị ung thư.

6 ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

Các phương pháp điều trị:

– Phẫu thuật cắt bướu có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của ung thư. Đây có thể là một lựa chọn nếu khối u nhỏ và dễ tách khỏi mô xung quanh.

– Phẫu thuật cắt bỏ vú: Một thủ thuật cắt bỏ vú đơn giản bao gồm loại bỏ các tiểu thùy, ống dẫn, mô mỡ, núm vú, quầng vú và một số da. Trong một số loại, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết và cơ trong thành ngực.

– Tái tạo: Sau phẫu thuật cắt bỏ vú, bác sĩ phẫu thuật có thể tái tạo vú để trông tự nhiên hơn.

Bác sĩ phẫu thuật có thể tái tạo vú cùng lúc với thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc vào một ngày sau đó. Họ có thể sử dụng cấy ghép vú hoặc mô từ một bộ phận khác của cơ thể.

Người bệnh có thể trải qua xạ trị khoảng một tháng sau phẫu thuật với liều phóng xạ có kiểm soát, tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.

Một bác sĩ có thể kê toa thuốc hóa trị độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư nếu có nguy cơ tái phát hoặc lây lan cao. Khi một người có hóa trị sau phẫu thuật, các bác sĩ gọi đó là hóa trị bổ trợ.

Đôi khi, một bác sĩ có thể chọn hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và làm cho việc loại bỏ nó dễ dàng hơn.

Các bác sĩ sử dụng liệu pháp ngăn chặn hormone để ngăn ngừa ung thư vú nhạy cảm với hormone quay trở lại sau khi điều trị. Liệu pháp hormon có thể được sử dụng để điều trị ung thư do thụ thể estrogen (ER) và progesterone (PR).

Họ thường dùng liệu pháp ngăn chặn hormone sau phẫu thuật nhưng đôi khi có thể sử dụng nó trước để thu nhỏ khối u.

Liệu pháp ngăn chặn hormone có thể là lựa chọn duy nhất cho những người không phù hợp với viêc phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. iều trị nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Để phòng ngừa ung thứ vú, các chị em phụ nữ hãy:

– Đi khám và sàng lọc theo định kỳ.

– Ăn uống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế bia rượu, thuốc lá.

Hỏi đáp về bài viết

Khách hàng đánh giá

Ung Thư Vú Thông Tin Bệnh Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Những ai thường mắc phải ung thư vú?

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú là gì?

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay Xuất hiện khối u cứng ở vú Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau. Có thể có các triệu chứng và biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi thấy triệu chứng như thế nào cần phải đi khám ngay ?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đừng đợi đến khi xuất hiện cơn đau mới đến gặp bác sĩ. Phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú?

Tiền sử gia đình: nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú, khả năng mắc bệnh sẽ lớn hớn.

Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2.

Uống thức uống có cồn.

Đã từng chụp nhũ ảnh.

Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn.

Sinh con lần đầu khi lớn tuổi hoặc chưa bao giờ sinh con.

Dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.

Tiền sử ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Biến chứng ung thư vú

Loãng xương

Chứng loãng xương cũng là một trong những hệ quả của quá trình điều trị ung thư vú . Chứng loãng xương thường gặp ở người sử dụng liệu pháp điều trị nội tiết tố. Điều trị nội tiết tố là liệu pháp điều trị toàn thân , có chứng năng làm chậm hoặc ngừng lại sự tăng trưởng của khối u dương tính trong cơ thể người bị ung thư vú.

Núm vú tiết dịch

Núm vú tiết dịch là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư vú. Dịch tiết từ núm vú người bệnh thường có dạng nước hoặc dạng máu.

Những biến chứng của bệnh ung thư vú thường để lại hậu quả nghiêm trọng, do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nêu trên, việc tới bệnh viên thăm khám là điều cần thiết.

Tác hại ung thư vú

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ có nguy cơ di căn qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các cơ quan khác. Chẳng hạn, chúng có thể di căn đến phổi, gây viêm phế quản, di căn đến ruột già, gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Khi tấn công cơ thể, tế bào ung thư dễ gây nên tình trạng thiếu sắt dẫn tới thiếu máu.

Với chị em phụ nữ, việc cắt bỏ phần nữ tính nhất cơ thể không chỉ khiến họ thay đổi vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Hơn thế nữa, quá trình xạ trị trong thời gian chữa bệnh còn để lại những tác dụng phụ vô cùng nặng nề.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư vú?

Giai đoạn bệnh

Kích cỡ khối u

Sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone

Tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.

Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật giữ lại vú. Phẫu thuật này chỉ loại bỏ khối u trong vú.

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú.

Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết dưới cánh tay, lớp thành ngoài cơ ngực.

Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.

Hóa trị là sử dụng thuốc để làm các tế bào ung thư ngừng phát triển. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ. Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa khối u tái phát triển.

Liệu pháp hormone

Liệu pháp điều trị trúng đích

Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm:

Kháng thể đơn dòng.

Thuốc ức chế tyrosine kinase.

Chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết.

Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư vú?

Kiểm tra vú: bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm kiếm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng dưới cánh tay.

Siêu âm vú: siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại.

Chụp MRI (cộng hưởng từ): phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

Xét nghiệm máu:

xét nghiệm máu nhằm xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

Sinh thiết: quan sát các mô và tế bào dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu ung thư. Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm. Có 4 phương pháp sinh thiết, bao gồm:

Sinh thiết cắt bỏ: loại bỏ toàn bộ khối u.

Sinh thiết một phần: lấy một mẫu của khối u hoặc mô để kiểm tra.

Sinh thiết trích mô dùng kim lớn: lấy mô bằng cách dùng kim lớn.

Sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: lấy mô bằng cách dùng kim nhỏ.

Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú?

Để hạn chế diễn tiến ung thư vú, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục thường xuyên. Bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn.

Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Việc điều trị ung thư bằng hóa trị xạ trị hoặc bằng thuốc tây y sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nếu không có phương pháp tăng cường miễn dịch và bảo tồn sức đề kháng sau điều trị

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để chữa ung thư vú đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.

Sản phẩm nhập khẩu từ USA

Mushroom Immune

Thực phẩm chức năng Mushroom Immune hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tăng sức khỏe, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Giúp giảm bớt áp lực xạ trị hóa trị và phẫu thuật trong quá trình điều trị.

Mushroom Immune Hỗ trợ giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về hô hấp, hỗ trợ điều trị u ác tính, các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, u nang buồng trứng và u xơ tử cung

Mua ngay

Và sản phẩm được sản xuất tại đơn vị uy tín trong nước

Nhũ Đan hỗ trợ điều trị, làm chậm sự phát triển và làm nhỏ kích thước các khối u lành tính ở tuyến vú như: xơ nang/u nang tuyến vú, u xơ (bướu sợi) tuyến vú, bướu diệp thể, nang vú. Giảm nguy cơ mắc phải và tái phát u vú lành tính, bằng cách cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ung Thư Vú: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!