Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò Của Xã Hội Hoá Y Tế Để Đáp Ứng Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khoẻ mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những năm gần đây, chính sách xã hội hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực xã hội, giúp bù đắp thiếu hụt về tài chính, mở rộng cung ứng dịch vụ cho người dân.
Theo chúng tôi Nguyễn Quang Tuấn- Giám đốc BV Bạch Mai, Việt Nam hiện tại là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh, với nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên, dự kiến sẽ tăng 2,5 lần vào năm 2050.
Điều này khiến gánh nặng bệnh tật cho bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tăng mạnh, từ 46% tổng gánh nặng bệnh tật vào năm 1990 lên tới 74% vào năm 2017. Nhu cầu về nguồn lực để sàng lọc điều trị ung thư và các bệnh tim mạch cùng với các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường cũng tăng lên.
Ngoài ra, Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, giống như các lĩnh vực khác, ngành y tế phải đối mặt với bài toán cân đối giữa nhu cầu đầu tư và dư địa tài chính có sẵn để đáp ứng những nhu cầu này.
Chính phủ đã xem nguồn lực tư nhân là rất quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn. Trong đó, Bộ Y tế và các bệnh viện có trách nhiệm huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Đây là một chính sách lớn nằm trong chương trình cải cách vĩ mô, tổng thể về y tế từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội, cho các dịch vụ công quan trọng.
Những năm gần đây, chính sách xã hội hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực xã hội, giúp bù đắp thiếu hụt về tài chính, mở rộng cung ứng dịch vụ cho người dân.
Chính sách xã hội hóa y tế bao gồm 2 biện pháp chính, nhằm tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế. Thứ nhất là, phát triển các nhà cung ứng dịch vụ y tế tư nhân. Thứ hai là, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các tổ chức sự nghiệp y tế, công lập.
Theo chúng tôi Nguyễn Quang Tuấn, chính sách xã hội hóa y tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi sâu sắc hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam nhờ kỹ thuật mới, hiện đại được áp dụng cho nâng cao chất lượng về chuyên môn, đưa trình độ y tế Việt Nam ngang tầm các nước trong khu vực. Nhờ vậy, bệnh phức tạp đã được điều trị tại Việt Nam với chi phí thấp hơn nhiều lần khi điều trị tại nước ngoài.
Tuy nhiên, giám đốc BV Bạch Mai cũng chỉ ra chính sách xã hội hóa y tế cũng phát sinh những mặt tích cực và hạn chế như: các hoạt động xã hội hóa thường tập trung vào các lĩnh vực có khả năng mang lại nhiều doanh thu, dẫn đến tăng chi trả tiền túi của người bệnh; đồng thời, chủ trương này chưa mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân sinh sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn hơn những người không có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế đắt tiền.
Ngoài ra các dự án xã hội hoá thường tập trung vào các dự án có quy mô nhỏ với thời gian hoàn vốn ngắn thay vì các dự án quy mô lớn…
Bộ Y tế đã nhiều lần điều chỉnh chính sách về liên doanh đầu tư thiết bị và các dịch vụ theo cầu trong hệ thống công lập, để giảm thiểu những mặt còn hạn chế của chính sách xã hội hóa y tế.
Thứ hai, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành y tế;
Thứ tư, các cơ quan quản lý tham gia thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán các hợp đồng hợp tác công tư thuộc lĩnh vực mình quản lý;
Thứ năm, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;
Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án hợp tác công tư nhằm công khai, minh bạch các dự án xã hội hóa để các cơ quan chức năng và người dân tiện theo dõi, giám sát.
Theo chúng tôi Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: Cơ chế xã hội hoá và tự chủ là 2 cơ chế hết sức cởi mở của Chính phủ, của nhà nước để cho phát triển y tế của Việt Nam trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Đó là một chủ trương rất tốt.
Tuy nhiên sự thuận lợi khác nhau ở từng cấp độ, từng hạng, từng tuyến của các bênh viện. Ví dụ BV tuyến huyện khó làm xã hội hoá vì không hấp dẫn, lên tuyến tỉnh có khá hơn, nhưng ở tuyến trung ương, đặc biệt là BV hạng đặc biệt rất thuận lợi. Cho nên áp lực khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau, do đó mức hấp dẫn khác nhau.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn
Khoa Chăm Sóc Sức Khoẻ Theo Yêu Cầu, Bệnh Viện Chợ Rẫy Tiếp Nhận Bệnh Từ 27/4
Trong thời gian qua, chấp hành ý kiến của cấp trên, khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu đã tạm ngưng nhận bệnh. Với nhiệm vụ khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe… chúng tôi sẽ nhận bệnh trở lại từ thứ 2 (27/4/2020)
Trả hồ sơ, kết quả xét nghiệm đến địa chỉ quý khách.
Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy hoạt động ở địa điểm mới (620 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11). Khoa này được đưa vào hoạt động từ ngày 1/7/2020.
Đây là tòa nhà được thiết kế theo mô hình Nhật Bản với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch hiện đại ROCHE cobas® 8000 đạt chứng nhận lưu hành tại châu Âu (CE Marking) và Mỹ (FDA Clearance) tích hợp dạng mô-đun công suất cao rút ngắn thời gian trả kết quả; hệ thống máy siêu âm Vivid E95 với công nghệ tái tạo ảnh siêu âm tương phản cao, chi tiết và sắc nét; máy LOGIQ E9 với công nghệ đầu dò XDClear cho độ phân giải, độ nhạy cũng như độ xuyên thấu tốt; siêu âm đàn hồi gan định lượng ShearWave đánh giá phân loại các giai đoạn xơ hóa gan cũng như có thể thực hiện phân loại chính xác nhân giáp/vú…
Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm, khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu của Bệnh viện Chợ Rẫy kỳ vọng phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất, nhanh nhất.
Thời gian phát số khám bệnh từ thứ hai đến thứ sáu (6 giờ đến 16 giờ); thứ bảy (từ 6 giờ đến 11 giờ). Trả hồ sơ, kết quả xét nghiệm đến địa chỉ bệnh nhân yêu cầu. Email: cskh620nct@gmail.com. Điện thoại: 0888 56 1080.
nguồn: Ths Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Y xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website chúng tôi
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội – Đời sống, Bất động sản – Tài chính – Doanh nhân – Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt – Việc tốt…
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!
Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Các Bệnh Xã Hội
Đại tá Trương Ngọc Danh, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Các bệnh xã hội như da liễu, phong, lao là các bệnh rất nguy hiểm và những cán bộ, chiến sĩ công an làm công tác nhiệm vụ trong các trại giam, trung tâm y tế… có khả năng mắc phải do tiếp xúc với nghi phạm, can phạm, người bệnh. Chính vì vậy, các lực lượng này phải am hiểu về các bệnh xã hội để có thể tự bảo vệ chính mình cũng như sơ cấp cứu mỗi khi có trường hợp xấu xảy ra”.
Phần tương tác với bác sĩ kịp thời giải đáp những thắc mắc xoay quanh phòng chống các bệnh xã hội thường gặp.
Ở mỗi chuyên đề, lần lượt các kiến thức xoay quanh nội dung như nguyên nhân lây truyền, triệu chứng, chẩn đoán, phương thức điều trị, cách phòng bệnh… được các bác sĩ chuyên khoa trình bày tường tận kèm ví dụ minh hoạ thực tiễn.
Bác sĩ chuyên khoa I Trương Văn Bảo, Phó Khoa Lao, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh, chia sẻ: “Tại Cà Mau, công tác khám, phát hiện và quản lý điều trị lao chung và lao phổi AFB mới của tỉnh giai đoạn 2011-2016 chưa ổn định. Tỷ lệ lao các thể trung bình 108,5/100.000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB mới trung bình 70/100.000 dân. Bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV tại Cà Mau còn thấp, nhưng có hiện tượng tăng dần qua các năm. Năm 2017, Cà Mau test cho 986 bệnh nhân lao, kết quả có 21 trường hợp dương tính HIV”.
Có thể nói, tỷ lệ người nhiễm mới và kháng thuốc rất cao nên cần đặc biệt lưu ý. Bệnh lao rất dễ lây ở cả người lớn và trẻ em, ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể như: Hạch, màng não, màng phổi, xương khớp, thận, ruột… nhưng hay gặp nhất là lao phổi (chiếm 85%).
Anh Trương Đăng Khoa, đơn vị huyện Cái Nước, phấn khởi: “Đặc biệt tâm đắc nhất ở chuyên đề phòng chống các bệnh lý ở mắt. Cá nhân tôi có người thân mắc bệnh đục thuỷ tinh thể nên đang tìm hiểu cách điều trị và chi phí phẫu thuật, các vấn đề về sức khoẻ sau khi mổ mắt… Tôi đã có kha khá kiến thức để trang bị cho mình. Mong muốn sắp tới sẽ có nhiều chương trình tương tự để các chiến sĩ, cán bộ làm công tác ở trại giam, nhân viên y tế có thể chủ động cảnh giác trong lúc thực hiện nhiệm vụ”./.
Tình Nhi
Trung Tâm Y Tế Lộc Bình: Nâng Chất Lượng Khám Chữa Bệnh
(LSO) – Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Lộc Bình thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế đối với người bệnh, góp phần tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
TTYT Lộc Bình là bệnh viện hạng II có 160 giường bệnh với 23 khoa, phòng chức năng; đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ bệnh viện có 146 người, trong đó có 30 bác sĩ, 48 điều dưỡng, 10 nữ hộ sinh, 12 kỹ thuật viên và 9 cán bộ dược. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, TTYT Lộc Bình quan tâm công tác thu hút nguồn nhân lực và đào tạo chuyên sâu. Năm 2018, trung tâm đã cử 19 cán bộ đi đào tạo chuyên môn (5 bác sĩ được cử đi đào tạo sau đại học với các chuyên khoa sâu như: nội khoa, tai mũi họng, sản khoa). Việc triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới cũng được tăng cường như: phẫu thuật nội soi lĩnh vực ngoại, sản; chụp CT scanner, chụp Xquang kỹ thuật số… tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao.
Cùng với việc làm tốt công tác khám chữa bệnh cũng như đem tới sự hài lòng cho người bệnh, TTYT Lộc Bình cũng đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở “xanh – sạch – đẹp” qua việc triển khai trồng cây xanh tạo bóng mát, tổ chức tổng vệ sinh toàn bệnh viện vào ngày thứ 5 hằng tuần. Việc thực hiện 5S tại tất cả các khoa, phòng, các buồng bệnh, hành lang, nhà vệ sinh luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tạo nên môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học.
Bác sĩ Hoàng Thị Hòa, Giám đốc TTYT Lộc Bình cho biết: Ban Giám đốc trung tâm luôn chủ động, đi sâu, đi sát trong công tác chỉ đạo cán bộ y tế tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy trình chuyên môn, kỹ thuật. Nhờ đó, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2018, trung tâm đã khám 54.501 lượt người, điều trị nội trú cho 11.228 lượt bệnh nhân, điều trị ngoại trú cho 1.928 lượt bệnh nhân. Trong 3 tháng đầu năm 2019, trung tâm đã khám cho gần 12.000 lượt người, điều trị nội trú cho 2.224 lượt bệnh nhân, thực hiện 225 ca phẫu thuật.
Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện luôn được quan tâm. Từ năm 2018 đến nay, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện, việc giám sát dịch bệnh được thực hiện 29/29 xã, thị trấn trên địa bàn. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả: số trẻ dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 97,7%; trên 99% tổng số phụ nữ đẻ có cán bộ y tế đỡ…
Với những nỗ lực của tập thể, cán bộ, nhân viên y tế, TTYT Lộc Bình đang dần khẳng định được vị trí và chất lượng khám chữa bệnh; cung cấp, tư vấn cho người dân những dịch vụ khám chữa bệnh hiệu quả nhất, qua đó, giúp giảm thiểu tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên và hạn chế đến mức thấp nhất chi phí cho người bệnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò Của Xã Hội Hoá Y Tế Để Đáp Ứng Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khoẻ trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!