Đề Xuất 3/2023 # Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Về Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng # Top 4 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Về Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Về Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tìm hiểu về hóa trị Ung thư đại trực tràng

1. Hóa trị ung thư đại trực tràng là gì?

Hóa trị ung thư là gì? Hóa trị nói chung và hóa trị Ung thư đại trực tràng nói riêng là thuật ngữ để chỉ việc sử dụng thuốc trong việc ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.

Thuốc hóa trị ung thư đại trực tràng có thể được dùng theo nhiều đường khác nhau, bao gồm đường tiêm hoặc đường uống. Mỗi loại thuốc có tác dụng chống lại một loại ung thư cụ thể và mỗi loại thuốc có liều lượng và lịch trình sử dụng cụ thể.

2. Mục đích của hóa trị Ung thư đại trực tràng

Giảm nhẹ triệu chứng:

Hóa trị được sử dụng khi ung thư đại trực tràng tiến triển và đã lan sang các bộ phận khác nhau của cơ thể. Trong trường hợp này, phẫu thuật không thể loại bỏ ung thư vì vậy cách tốt nhất là được điều trị bằng hóa trị có thể thu nhỏ khối u, làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống.

Hóa trị bổ trợ:

Hóa trị được thực hiện sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư. Phẫu thuật có thể không loại bỏ tất cả các tế bào ung thư, vì vậy phương pháp điều trị hóa trị bổ trợ được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào nào có thể bị bỏ sót, chẳng hạn như các tế bào có thể đã di căn hoặc lan đến gan.

Trước phẫu thuật: Thuốc hóa trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u để bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn với ít biến chứng hơn. Hóa trị đôi khi được kết hợp với bức xạ, bởi vì nó có thể làm cho bức xạ hiệu quả hơn.

Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để xác định kế hoạch và phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

3. Các thuốc được sử dụng trong hóa trị Ung thư đại trực tràng

5-Fluorouracil (5-FU):

Đây là thuốc hóa trị được lựa chọn đầu tiên cho bệnh ung thư đại trực tràng trong nhiều năm. Nó được sử dụng kết hợp với leucovorin, giúp 5-FU hiệu quả hơn. 5-FU được tiêm tĩnh mạch.

Capecitabine:

Capecitabine (Xeloda) được biến đổi thành 5-FU khi nó đến khối u. Xeloda cũng đang được sử dụng như liệu pháp bổ trợ hoặc điều trị tân dược bằng xạ trị ở bệnh nhân ung thư trực tràng để tăng cường hiệu quả của bức xạ.

Các loại thuốc khác bao gồm irinotecan (Camptosar) và oxaliplatin (Eloxatin). Những loại thuốc này thường được kết hợp với 5-FU hoặc Xeloda sau phẫu thuật. Trifluridine và tipiracil (Lonsurf) là một loại thuốc kết hợp ở dạng thuốc viên.

Một số loại thuốc hóa trị mớ i cũng được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng được ứng dụng rộng rãi. Chúng bao gồm: panitumumab (Vectibix), cetuximab (Erbitux), bevacizumab (Avastin), ramucirumab (Cyramza) và aflibercept (Zaltrap) và thường được đưa ra cùng với 5-FU, cộng với irinotal Regorafenib (Stivarga) là một loại thuốc mới khác có thể dùng bằng đường.

Lưu ý: Không nên bổ sung thuốc bổ, các loại vitamin và các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sỹ do một số thuốc bổ và các loại vitamin có thể tương tác với chính thuốc hóa trị gây độc cho cơ thể, giảm tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư.

4. Các tác dụng phụ và biện pháp giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại trực tràng

Các thuốc sử dụng trong hóa trị Ung thư đại trực tràng

Các tác dụng phụ xảy ra sau khi điều trị bằng hóa trị liệu phụ thuộc vào các loại thuốc cụ thể và từng cá nhân người bệnh. Có thể kể đến một số tác dụng phụ hay gặp như:

Buồn nôn và ói mửa

Thay đổi vị giác, ăn không ngon miệng

Hóa trị gây rụng tóc: không phổ biến trong hầu hết các phương pháp điều trị hóa trị hiện được áp dụng cho ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp một số vấn đề về tóc như: tóc khô xơ, tóc rụng nhiều

Loét miệng

Phát ban ở tay và chân

Đi ngoài phân lỏng

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ điều trị. Trong nhiều trường hợp, tác dụng phụ có thể được điều trị hoặc ngăn ngừa bằng thuốc như: các thuốc giảm đau hoặc chống nôn hoặc thay đổi bằng chế độ ăn uống. Đang hoá trị nên ăn gì? Chế độ ăn uống khoa học và hợp vệ sinh sẽ giúp người bệnh hạn chế các rối loạn tiêu hóa như: táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh nên tạo thói quen vận động thể chất phù hợp với sức khỏe.

Hóa trị Ung thư đại trực tràng gây ra nhiều tác dụng phụ

Fucoidan là một loại hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch sinh học được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và áp dụng. Trong hơn 10 năm qua đã có trên 300 công trình nghiên cứu khẳng định tác dụng hiệu quả của Fucoidan với ung thư. Nhiều bác sĩ đã tin tưởng sử dụng Fucoidan như một liệu pháp miễn dịch kết hợp với các phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư và thu được những kết quả đáng kinh ngạc.

Tại Việt Nam, đã có một sản phẩm với thành phần chứa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku (loại tảo chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất và tốt nhất) là King Fucoidan & Agaricus.

Hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư máu, kết hợp với bột nghiền từ nấm Agaricus cũng có tác dụng chống ung thư cực mạnh và tăng cường sức khỏe. Sự kết hợp giữa nấm Agaricus và Fucoidan trong cùng một sản phẩm đã cho ra đời một công thức có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đây là sản phẩm Fucoidan chính hãng duy nhất được nhập khẩu từ Nhật Bản và có giấy phép lưu hành từ Bộ Y Tế.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Đông

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng

Hóa trị thường được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư trong đó bao gồm ung thư đạị trực tràng. Các loại hóa chất có thể đưa vào người bệnh qua các đường uống, tiêm hoặc truyền. Vậy cụ thể hóa trị ung thư đại trực tràng là gì, mục đích của hóa trị là gì, người bệnh cần lưu ý gì khi tiến hành hóa trị ung thư đại trực tràng, tất cả sẽ được lý giải qua bài viết sau đây:

1. Tìm hiểu về hóa trị ung thư đại trực tràng

Hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng là gì?

Hóa trị ung thư đại trực tràng là phương pháp sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư đại tràng – trực tràng để có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư ở đại trực tràng.

Hiện nay điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu sử dụng phương pháp phẫu thuật, thường sử dụng hóa trị để bổ trợ cho quá trình điều trị.

Các dạng khác nhau của hóa trị trong điều trị ung thư

Hóa trị liệu toàn thân: Thuốc được đưa thẳng vào máu của bạn qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Các loại thuốc theo đường máu của bạn đến tất cả các khu vực của cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Hóa trị liệu tại khu vực có khối u: Thuốc được đưa ngay vào động mạch dẫn đến phần có khối u trong cơ thể. Nó làm giảm tác dụng phụ bằng cách hạn chế lượng thuốc đến phần còn lại của cơ thể. Trong một số trường hợp, hóa trị được đưa trực tiếp vào động mạch gan khi ung thư đã lan đến gan.

Các bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị theo chu kỳ, sau mỗi lần điều trị là một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện phục hồi. Chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, với tần xuất vài lần hóa trị.

Chi phí hóa trị ung thư đại trực tràng như thế nào?

Chi phí hóa trị ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào số lần điều trị của bệnh nhân, điều này ảnh hưởng rất nhiều bởi giai đoạn của bệnh ung thư, kích thước khối u cũng như mức độ xâm lấn của ung thư.

Người bệnh có thể cần hóa trị ung thư đại trực tràng nhiều đợt khác nhau dẫn đến chi phí điều trị cao, người nhà cần có sự chuẩn bị chu đáo và kịp thời nhất về tài chính để quá trình điều trị ung thư đại trực tràng được thuận lợi nhất.

Không chỉ tốn kém chi phí cho quá trình hóa trị, người bệnh sẽ còn tốn kém rất nhiều chi phí khác như sinh hoạt, chi phí viện phí, giường bệnh cho người bệnh, chi phí chăm sóc cuả người nhà gia đình cũng như các chi phí về ăn uống cũng như các loại thuốc bổ sung giúp hỗ trợ quá trình điều trị.

Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đăng ký tham gia dịch vụ bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng chi phí điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng tốt nhất.

Vai trò của hóa trị ung thư đại trực tràng

Hóa trị ung thư đại trực tràng có nhiều vai trò khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể của bệnh, cụ thể:

Hóa trị được tiến hành sau phẫu thuật: mục tiêu là tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị còn sót lại sau phẫu thuật vì chúng quá nhỏ để nhìn thấy, cũng như các tế bào ung thư có thể thoát ra khỏi khối u chính và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể nhưng quá nhỏ xem trên các xét nghiệm hình ảnh. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư sẽ quay trở lại.

Hóa trị được tiến hành (đôi khi kèm theo xạ trị) trước khi phẫu thuật: để cố gắng thu nhỏ kích thước khối u và làm cho nó dễ dàng hơn để loại bỏ. Điều này thường được thực hiện cho ung thư trực tràng.

Đối với các bệnh ung thư tiến triển đã lan đến các cơ quan khác như gan, hóa trị có thể được sử dụng để giúp thu nhỏ khối u và giảm bớt các vấn đề mà chúng gây ra. Mặc dù nó không có khả năng chữa khỏi ung thư hoàn toàn, nhưng điều này thường giúp mọi người cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.

Hiện nay có nhiều loại thuốc như Cetuximab (Erbitux), Acizumab (Avastin), Oxaliplatin, Irinotecan… khá hiệu quả trong điều trị ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị lên đến 90% nếu ung thư ở bên trong lòng ruột. Nếu ung thư đã qua thành ruột nhưng chưa ăn vào hạch thì có thể lên đến 50%. Khi khối u di căn vào hạch thì tỷ lệ sống khoảng 30% và chỉ còn 10% nêú di căn gan, phổi…

Các phác đồ hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng:

Một số phác đồ hóa trị mà bạn có thể tham khảo như sau:

Phác đồ hóa trị giai đoạn 2 ung thư đại trực tràng: (1)

Phác đồ hóa trị của bệnh viện đa khoa Quảng Ninh: (2)

Phác đồ hóa trị cho bệnh nhân đã di căn: (3)

2. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại trực tràng

Thuốc sử dụng trong hóa trị tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng, đó là lý do tại sao chúng hoạt động chống lại được các tế bào ung thư. Nhưng các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể, chẳng hạn như các tế bào trong tủy xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới), niêm mạc miệng và ruột và nang lông, cũng đang phân chia nhanh chóng. Những tế bào này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị, có thể dẫn đến tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của hóa trị có thể kể đến như:

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Việc sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư đại trực tràng có thể ảnh hưởng đến thai nhi của người bệnh nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Do vậy bệnh nhân nên tránh việc mang thai trong quá trình điều trị bằng hóa trị

Rụng tóc

Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến trong điều trị ung thư đại trực tràng bằng hóa trị do các hóa chất này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào phát triển nhanh như ung thư mà còn ngăn chặn luôn cả sự phát triển của các tế bào lông tóc dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở người bệnh.

Đây là tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người bệnh nhất là nữ giới do ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của người bệnh.

Suy nhược cơ thể, cảm giác mệt mỏi, giảm trí nhớ

Hiện tượng mệt mỏi xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân tiến hành hóa trị ung thư đại trực tràng kèm theo đó có thể là những dấu hiệu giảm trí nhớ do tổn hại ở dây thần kinh. Hiện tượng mệt mỏi này có thể mất dần sau 2 – 3 tháng điều trị

Nôn, buồn nôn

Phương pháp hóa trị ung thư đại trực tràng có thể dẫn đến buồn nôn bởi các thuốc điều trị ung thư này có khả năng gây cảm giác buồn nôn, như carmustin, doxorubicin, oxaliplatin…

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến với nhiều loại thuốc này, đặc biệt khi sử dụng irinotecan. Tiêu chảy cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc hóa trj có khả năng gây tiêu chảy, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những loại thuốc nên dùng và tần suất sử dụng chúng để kiểm soát vấn đề này.

Phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm

Điều này có thể xảy ra ở một số người trong khi dùng thuốc oxaliplatin. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da; tức ngực và khó thở; đau lưng; hoặc cảm thấy chóng mặt, lâng lâng, hoặc yếu đuối.

Hãy báo cáo với với bác sỹ hoặc điều dưỡng của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong khi bạn đang hóa trị.

Hội chứng chân tay

Hội chứng này có thể phát triển trong quá trình điều trị bằng capecitabine hoặc 5-FU (khi được tiêm truyền), bắt đầu như đỏ ở tay và chân, sau đó tiến triển thành đau và nhạy cảm ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Nếu tình trạng này xấu đi, da có thể bị phồng rộp hoặc bong tróc, đôi khi dẫn đến lở loét. Điều quan trọng là phải nói với bác sĩ của bạn ngay lập tức về bất kỳ triệu chứng ban đầu nào, chẳng hạn như đỏ hoặc nhạy cảm, để có thể thực hiện các biện pháp hạn chế vấn đề này.

3. Biện pháp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại trực tràng

Hầu hết các tác dụng phụ này có xu hướng biến mất theo thời gian sau khi điều trị kết thúc. Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn này người bệnh có thể tiến hành các biện pháp sau đây:

Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất từ thức ăn và các loại thực phẩm tươi để cơ thể được phục hồi sau tiến hành hóa trị, giảm các triệu chứng mệt mỏi

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị giúp tăng hiệu quả điều trị ung thử, giảm các tác dụng phụ không mong muốn

Có thể sử dụng các loại thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ

Ăn các món ăn mềm, dễ ăn, không nên ăn những món ăn nặng mùi có thể tăng cảm giác buồn nôn

Sử dụng tóc giả, khăn choàng, đội mũ giúp người bệnh tự tin hơn trong sinh hoạt hằng ngày

Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng không mong muốn như Fucoidan Nhật Bản

Cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt hóa trị ung thư đại trực tràng?

Người bệnh cần lưu ý một số điều trước, trong và sau các đợt hóa trị ung thư đại trực tràng như sau:

Trước khi người bệnh tiến hành hóa trị bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh có đảm bảo các chức năng sinh lý hay không từ đó mới tiến hành hóa trị

Giữa các đợt hóa trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi phù hợp, giải tỏa các công việc áp lực hằng ngày cũng như lường trước những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra để có thể đối phó với những tác dụng phụ này

Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… cũng như các loại chất đạm, calo cho cơ thể

Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức để hạn chế stress

Tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe

Dược sĩ: Hoàng Văn Đông

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sản phẩm thường được các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bạn dễ dàng mua Fucoidan cô Liên đã sử dụng bằng 2 cách sau:

Cách 1: bạn gọi đến tổng đài (miễn cước), hoặc số số ngoài giờ hành chính 02439963961 để được hướng dẫn cụ thể. Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Cách 2: Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy để mua sản phẩm gần nhà nhất.

KÉO DÀI SỰ SỐNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ BẰNG CÁCH ĐẶT MUA KING FUCOIDAN & AGARICUS NGAY HÔM NAY!

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Không Còn Là Nỗi Sợ Hãi!

Hình 1: Vị trí tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT) ngày nay là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Tại Mỹ, từ những năm 1975 tỉ lệ mắc của UTTLT rơi vào khoảng 90/100.000 nam giới và tỉ lệ tử vong do loại ung thư này vào khoảng 35/100.000 nam giới mỗi năm. Cùng với sự sử dụng rộng rãi kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến PSA và siêu âm trong tầm soát và chẩn đoán, thống kê về tỉ lệ mắc và tử vong tại Mỹ đã có dấu hiệu tăng vọt, đạt đỉnh vào năm 1992 với lần lượt 2 tỉ lệ này là 250/100.000 và gần 50/100.000 nam giới mỗi năm, gây ra nỗi sợ hãi cho người dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm đúng mực và sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị UTTLT, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong tại Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung đã có những chuyển biến tích cực.

Hình 2: Biểu đồ tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do UTTLT tại Mỹ

Dù vậy UTTLT vẫn là một gánh nặng bệnh tật trên thế giới. Theo Globocan (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế – trực thuộc Tổ chức Y Tế Thế Giới), năm 2018 có khoảng 350.000 nam giới chết mỗi năm vì UTTLT và khoảng 1,1 triệu ca mắc mới, xếp thứ 5 về tỉ lệ tử vong và xếp thứ 2 về tỉ lệ mắc mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam dường như UTTLT vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Cũng theo ghi nhận của Globocan, tại Việt Nam năm 2018 chỉ phát hiện 3959 ca mắc mới, nhưng có tới 1873 ca tử vong do UTTLT. Điều này có thể được giải thích là do việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỉ lệ tử vong còn cao. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc triển khai các chương trình khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cao, bản thân người dân cũng cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến các cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ. Vậy đâu là những đối tượng cần khám tầm soát UTTLT?

1. Nguyên nhân gây bệnh

Ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra UTTLT. Cũng như tất cả các loại ung thư khác, sự sinh sản của những tế bào bị đột biến gen nhiều lần được xem như là nguyên nhân gây ra UTTLT. Sự sinh sản này xảy ra liên tục và không ngừng do các tế bào đột biến không còn chịu sự kiểm soát của cơ thể. Vì thế, bệnh luôn có khuynh hướng lan rộng tại chỗ cũng như lan sang các cơ quan khác (di căn). Tuy nhiên, qua những thống kê dịch tễ học, người ta nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ như sau :

– Tuổi càng cao càng dễ bị UTTLT. 

– Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh thì cần chú ý đến những người cao tuổi trong gia đình.

– Những người mà điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ.

– Ăn nhiều thịt, mỡ động vật: vì thịt động vật nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất heterocyclic amines, hoặc khi nướng trên lửa sẽ sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons, là những chất gây ra ung thư. Dầu thực vật, mỡ cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phô-mai không có nguy cơ gây UTTLT. 

– Các thực phẩm giàu năng lượng dễ gây ra UTTLT. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa UTTLT và những người có khối lượng cơ thể quá khổ, chỉ số BMI cao (body mass index).

– Hoạt động tình dục nhiều cũng có thể gây ra UTTLT, tuy nhiên vấn đề này còn đang gây nhiều tranh cãi. 

– Phì đại tiền liệt tuyến cũng góp phần trong UTTLT. 

– Những người thắt ống dẫn tinh sẽ tăng nguy cơ UTTLT hơn người bình thường sau 20 năm.

– Thiếu sinh tố D. 

Các yếu tố giúp giảm nguy cơ UTTLT

– Lycopene là một chất carotenoid có nhiều trong cà chua. Ăn nhiều lycopene giúp giảm UTTLT 21%. 

– Sinh tố A với chất beta-carotene giúp giảm nguy cơ UTTLT. 

– Sinh tố E (alpha-tocopherol) và chất selenium cũng giúp giảm UTTLT.

– Phytoestro-gens có tác dụng như một estrogens yếu và là một chất chống ôxy hóa gồm 2 nhóm hợp chất giống nội tiết tố sinh dục nữ: Isoflavonoids và lignans có nhiều trong đậu nành và những loại rau khác sẽ giúp chống UTTLT. 

– Hoạt động thể dục thể thao. 

2. Dấu hiệu lâm sàng khi mắc UTTLT

  Có thể gặp các triệu chứng tại chỗ và triệu chúng toàn thân:

Triệu chứng tại chỗ:

– Bí đái gặp 20-25%.

– Đau lưng, đau chân gặp 20-40%

– Đái máu gặp 10-15%.

– 47% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng.

Triệu chứng toàn thân

– Sút cân, ăn mất ngon

– Đau xương hoặc gãy xương bệnh lý

– Đau phù chi dưới

– Suy thận nếu ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn hai lỗ niệu quản và các hạch sau phúc mạc.

Hình 3: khám tiền liệt tuyến qua đường trực tràng

3. Một số phương pháp để chẩn đoán UTTLT

Khám TLT bằng tay qua trực tràng

có thể phát hiện thấy tiền liệt tuyến có nhân rắn, các thuỳ không đối xứng, mật độ không đều hoặc tiền liệt tuyến rắn chắc không còn ranh giới rõ ràng với tổ chức xung quanh.

Xét nghiệm máu PSA – một loại kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến (PSA trong máu bình thường thay đổi từ 0 – 4 nanograms/ml). PSA do các tế bào TLT tiết ra, đặc biệt là các tế bào UTTLT tiết ra rất nhiều PSA trong máu bệnh nhân. Phần lớn PSA trong máu đều gắn với protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% ở dạng tự do. Vì vậy PSA được coi là dấu ấn của ung thư TLT. Giá trị bình thường của PSA dưới 4 ng/ml. Khi PSA trên 10 ng/ml thì thật sự có bất thường và phải kiểm tra TLT ngay. Từ 4 – 10 ng/ml là giá trị trung gian cần phải theo dõi thường xuyên( cần đánh giá thêm tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần, < 15% nguy cơ UTTLT là rất cao). Tuy nhiên, PSA toàn phần sẽ gia tăng trong trường hợp có bệnh lý ở tiền liệt tuyến như viêm, phì đại nhưng thường gặp nhất trong ung thư và tăng theo tuổi. PSA là xét nghiệm tương đối chính xác trong các xét nghiệm hiện nay về ung thư, có thể đánh giá chính xác về UTTLT. Nếu xét nghiệm PSA được thực hiện rộng rãi trong sàng lọc UTTLT, rất có thể sẽ tăng tỉ lệ UTTLT phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, 10-20% UTTLT lại có trị số PSA bình thường nên thường phải kết hợp thêm những phương pháp khác. 

Siêu âm qua đường bụng hoặc siêu âm nội trực tràng: sẽ có tác dụng chẩn đoán tương đối đặc hiệu. 

Sinh thiết tuyến tiền liệt: là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán một trường hợp mắc UTTLT hay không, được chỉ định khi kết quả sàng lọc nghi ngờ có sự tồn tại của ung thư tiền liệt tuyến. Sinh thiết TLT giúp đánh giá độ biệt hóa tế bào qua vi thể. Độ biệt hóa có ý nghĩa tiên lượng rất rõ rệt. Tỷ lệ di căn hạch chiếm khoảng 20 – 30% các ung thư tiền liệt tuyến, tuy nhiên ung thư tuyến tiền liệt hay di căn vào xương, di căn vào phổi và đôi khi gặp di căn vào gan.

Một số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh như: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình xương, chụp PET/CT.

4. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Chủ  yếu là phẫu thuật khi bệnh giai đoạn sớm. Tuy nhiên đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Nếu cắt bỏ khối u rộng rãi tỷ lệ sống còn sau phẫu thuật tới trên 90%.

Xạ trị có 2 phương pháp: xạ ngoài, đặc biệt là xạ trị gia tốc với ống chuẩn trục đa lá tạo ra được lui bệnh cũng tương tự như phẫu thuật; phương pháp xạ trị áp sát dùng các nguồn phóng xạ cắm vào tuyến tiền liệt cũng tạo ra được sự đáp ứng tương tự xạ trị từ xa.

Phương pháp điều trị nội tiết hiện nay được ưa dùng. Đơn giản nhất là cắt tinh hoàn, ít tốn kém, làm giảm được 95% nồng độ testosterol trong máu. Ở phương Tây, việc cắt tinh hoàn khó được chấp nhận. Có những phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc nội tiết thay thế cho cắt tinh hoàn như sử dụng estrogen, sử dụng progesterol, sử dụng các chất kháng androgen và sử dụng các thuốc ngăn chặn sản xuất testosterol.

Một số phương pháp khác: phá hủy tuyến tiền liệt bằng phương pháp đông lạnh qua đường trực tràng ít được ứng dụng ở nước ta, hóa chất bằng những thuốc mới cũng đã được thử nghiệm nhưng hiệu quả chưa rõ rệt.

Các phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa vào các chẩn đoán xác định ung thư, chẩn đoán giai đoạn bệnh được tiến hành trước đó. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị chủ yếu và rất hữu hiệu là phẫu thuật và xạ trị. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chỉ bằng hoặc phẫu thuật hoặc xạ trị. Phương pháp phẫu thuật triệt để là cắt toàn bộ TLT qua mổ mở hoặc qua nội soi. Biến chứng phẫu thuật có thể gặp là tiểu không kiểm soát và rối loạn cương.

Với giai đoạn sớm kết quả điều trị của phẫu thuật và xạ trị là khá tương đồng. Tuy nhiên xạ trị tỏ ra ưu thế hơn vì tỉ lệ biến chứng thấp hơn. Đặc biệt, xạ trị được xem là chọn lựa ưu tiên cho những bệnh nhân lớn tuổi, thường có những bệnh lý nội khoa kèm theo (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường…) gây trở ngại cho việc phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn khi tế bào ung thư đã lan vào các cơ quan lân cận, hạch chậu, hoặc di căn xa, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và thường đòi hỏi kết hợp nhiều phương thức điều trị như phẫu thuật, xạ trị, nội tiết tố liệu pháp và đôi khi cả hóa chất.

Tóm lại, nam giới lớn tuổi, có các yếu tố nguy cơ của UTTLT (gia đình có người bị UTTLT, bản thân mắc phì đại TLT, tiền sử tiếp xúc phóng xạ, rối loạn tiểu tiện…) cần đi khám sàng lọc (thử PSA, khám tuyến tiền liệt) để phát hiện sớm nếu mắc UTTLT. Đối với các trường hợp đã chẩn đoán UTTLT, nếu ở giai đoạn sớm điều trị tốt nhất là phẫu thuật, xạ trị được áp dụng ở một số trường hợp. Điều trị nội tiết khi không còn chỉ định phẫu thuật và cho những trường hợp đã thất bại sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị.

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội tự hào là Bệnh viện tuyến cuối về ung bướu, với đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại, có thể chẩn đoán và điều trị UTTLT hiệu quả. Hiện tại bệnh viện đã thiết kế Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến. Nếu bạn hoặc người nhà có nguy cơ hoặc dấu hiệu bệnh lý tiền liệt tuyến, đừng ngại đặt lịch hẹn khám vào một ngày sớm nhất.

ThS. BSNT. Phạm Anh Đức – Khoa Xạ trị

Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng Sống Được Bao Lâu?

Bác Hùng (55 tuổi – Phù Lý, Hà Nam) có hỏi: Tôi đang trong quá trình điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, vậy nếu thực hiện hóa trị ung thư đại trực tràng tôi có thể sống được thêm bao lâu?

Chào bác Hùng, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi cho chuyên gia King Fucoidan. Với câu hỏi của bác, chuyên gia King Fucoidan xin được giải đáp như sau:

Các bệnh nhân ung thư đại trực tràng ít khi được sử dụng hóa trị liệu đơn độc trong điều trị, trong khi đó phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả nhất.

Hóa trị liệu trong ung thư đại trực tràng thường sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị, làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật, ngoài ra có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.

Hóa trị ung thư đại trực tràng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Do đó, các bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường không đo lường thời gian sống thêm sau hóa trị mà thường đo lường thời gian sống của mình sau mỗi ca phẫu thuật hoặc khi được điều trị tích cực bằng cách phối hợp các biện pháp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sống thêm ít nhất 5 năm.

Tuy nhiên đa phần các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, do đó chỉ khoảng 35-65% bệnh nhân còn sống sau 5 năm nếu phát hiện muộn, đã có hạch vùng nhưng chưa di căn xa, nếu khối u đã di căn, có khoảng 88-89% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm đầu.

Các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại các bệnh viện K, 108 hay Bạch Mai thường khuyên các bệnh nhân trong quá trình trước, trong và sau khi điều trị bệnh ung thư đại tràng sử dụng sản phẩm King Fucoidan & Aquaricus.

VÀO ĐÂY để tìm hiểu dõ hơn cơ chế, công dụng, liều dùng, giá bán của sản phẩm King Fucoidan.

Hy vọng câu trả lời cho câu hỏi “Hóa trị ung thư đại trực tràng sống được bao lâu?” đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bác. Để mua sản phẩm King Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư, mời bác gọi điện ngay tới tổng đài 18000069 (miễn phí cước gọi) để đặt hàng và được giao hàng tận nơi. Hoặc XEM ĐIỂM BÁN sản phẩm chính hãng tại các nhà thuốc gần nhà nhất.

King Fucoidan hạnh phúc khi được đồng hành cùng chiến đấu với bệnh nhân ung thư đại trực tràng!

Có 3 cách mua King Fucoidan như sau:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Về Hóa Trị Ung Thư Đại Trực Tràng trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!