Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? # Top 8 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao 39 – 410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.

– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.

– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).

– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.

Thời điểm nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?

Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…

Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.

Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.

Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng  miệng, vị trí nơi tiêm truyền…). Nghiêm trọng hơn là chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…

Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

Chế độ ăn:

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây. Tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của người.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

Thời gian:

Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)

Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:

Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 7: 8h00 – 17h00.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30.

Trương Hằng (tổng hợp)

Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Như Thế Nào, Khi Nào Nên Đi Xét Nghiệm ?

Ung thư buồng trứng là tình trạng tế bào tại buồng trứng phát triển bất thường và lan nhanh dẫn đến việc hình thành khối u. Khối u sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy xét nghiệm ung thư buồng trứng như thế nào?

1. Ung thư buồng trứng, bệnh diễn tiến âm thầm ở những giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng hiếm khi xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt. Nếu có chúng thường rất nhẹ và hay biểu hiện trong các cơ quan khác. Các triệu chứng bệnh sẽ rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng. Đó là lý do tại sao phần lớn bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi ung thư đã sang giai đoạn 3 và 4.

Ở các bệnh nhân ung thư nặng, người bệnh thường gặp các triệu chứng bệnh như chướng bụng khó tiêu, chảy máu âm đạo bất thường, nôn hoặc buồn nôn, táo bón, mất cảm giác ngon miệng, đau lưng, …

Hiện nay bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị khỏi được nếu được phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường khó bị phát hiện cho tới khi chúng lan rộng trong khung chậu và bụng. Ở bệnh nhân giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng khó điều trị dứt điểm bởi khối u đã lan rộng tới các khu vực khác.

Thực tế nếu bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao lên tới 90%. Ước tính tỷ lệ sống sau 5 năm nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn I là 73%, giai đoạn II là 46%. Với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV thì tỷ lệ sống giảm đáng kể chỉ còn từ 5% – 19%. Tuy nhiên bệnh lý này thường có tỷ lệ tử vong ca do chúng thường được phát hiện muộn. Vì thế, việc xét nghiệm ung thư buồng trứng để phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện nếu bệnh đang trong giai đoạn đầu. Do đó, cách phát hiện ung thư buồng trứng sớm nhất đó chính là thực hiện tầm soát ung thư.

Tầm soát buồng trứng là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện nhanh bệnh lý ung thư buồng trứng ở nữ giới nhanh chóng. Các xét nghiệm tầm soát sẽ được thực hiện ở những chị em chưa có triệu chứng nào của căn bệnh. Sau khi thực hiện các xét nghiệm ung thư buồng trứng này, các bác sĩ sẽ thông báo tình trạng ung thư buồng trứng nếu có.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là cách nhanh nhất phát hiện bệnh. Với ung thư buồng trứng, bệnh nhân sẽ thực hiện làm xét nghiệm CA 125 phát hiện ung thư biểu mô buồng trứng; AFP, hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng hình ảnh

Bệnh nhân khi thực hiện kiểm tra thể chất, các bác sĩ thường sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để thấy rõ hơn về tình trạng buồng trứng hiện tại.

Trong đó xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng là dùng thiết bị siêu âm đầu dò (transvaginal ultrasonography). Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò vào âm đạo người bệnh. Sai đo, đầu dò sóng âm sẽ thoát ra khỏi các cấu trúc của cơ thể tạo thành các tiếng vang. Từ đó chúng tạo ra hình ảnh rõ nét trên màn hình máy tính.

Bên cạnh đó, một xét nghiệm hình ảnh khác cũng cho kết quả hình ảnh cao là CT, viết tắt của “chụp cắt lớp điện toán”. Khi chụp CT, một chùm tia X sẽ đi quanh cơ thể, cho phép chụp ảnh với nhiều góc độ khác nhau. Máy tính sẽ xoay quanh cơ thể và chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó máy tính sẽ tập hợp hết tất cả thông tin đó và tạo nên hình ảnh chi tiết về vị trí kiểm tra của cơ thể bạn.

Kiểm tra sinh thiết giúp phát hiện ung thư buồng trứng

Nếu bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, bạn có thể sẽ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác. Các xét nghiệm này có thể là chụp MRI hoặc PET. Những kiểm tra này giúp bệnh nhân nắm được mức độ ung thư của bạn tiến triển đến mức nào để có thể quyết định kế hoạch điều trị hoặc các loại phẫu thuật khác.

3. Nên xét nghiệm ung thư buồng trứng vào thời điểm nào?

Ở những phụ nữ trên 50 tuổi nên thực hiện khám tầm soát bệnh ung thư buồng trứng.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng trong thời gian 14 ngày kể từ thời điểm kết thúc kỳ kinh gần nhất.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian từ 24 – 58 tiếng trước khi tiến hành các xét nghiệm ung thư. Điều này giúp cổ tử cung tránh bị tổn thương và tránh làm ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.

Tuyệt đối không nên sử dụng kem bôi trơn âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm vì chúng khiến những tế bào bất thường bị khuất trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.

Như vậy để phát hiện chính xác ung thư buồng trứng, chị em có thể thực hiện xét nghiệm ung thư buồng trứng cho kết quả chính xác. Bệnh sẽ được điều trị cho kết quả khả quan nếu chúng được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Xét Nghiệm Ung Thư Trực Tràng Như Thế Nào?

Xét nghiệm ung thư trực tràng bao gồm các quy trình như khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu, xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, quan trọng nhất là nội soi trực tràng và sinh thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Thăm khám lâm sàng

Đây là quy trình khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám thể lực cho bệnh nhân bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, một số dấu hiệu bệnh ung thư điển hình và nếu bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân dính máu, đau bụng, mệt mỏi kéo dài… bác sĩ sẽ có kết quả khám ban đầu và chuyển người bệnh sang khám chuyên sâu.

Xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT)

Đây là xét nghiệm chẩn đoán có hay không có máu trong phân chứ chưa thể khẳng định chắc chắn có hay không bệnh ung thư trực tràng, đại tràng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên sâu khác.

Nội soi trực tràng, sinh thiết

Quan trọng nhất trong xét nghiệm ung thư trực tràng là nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để đánh giá tính chất khối u. Nội soi trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng trực tiếp sử dụng ống soi mềm có kích thước nhỏ, khoảng 1cm qua đường hậu môn. Quan sát hình ảnh qua camera gắn ở đầu ống nội soi, nếu xuất hiện polyp trực tràng sẽ tiến hành cắt bỏ và đem sinh thiết. Tuy polyp thường lành tính nhưng chúng có khả năng biến đổi thành ung thư sau nhiều năm nên cắt polyp trực tràng luôn là cách phòng bệnh sớm.

Hiện nay, ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến, số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao. Bởi vậy, dùng những sản phẩm để hỗ trợ cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc ung thư, chủ động kiểm soát nguy cơ tái phát. Mọi người có thể sử dụng sản phẩm GenK STF – sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, đã được các nhà khoa học nghiên cứu

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – Hotline 096 268 6808.

Tọa đàm trực tuyến: Giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối

GenK STF – Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu

Bệnh Viện Nhi Đồng 2 Sử Dụng Que Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Chưa Được Lưu Hành?

Năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng 2 tổ chức đấu thầu mặt hàng que xét nghiệm sốt xuất huyết (SXH) – dạng test NS1 Ag nhằm phát hiện trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết trong vòng 10-20 phút. Đợt này, Công ty cổ phần Vật tư y tế Hồng Thiện Mỹ trúng thầu test SD Dengue NS1 Ag, tổng giá trị gói thầu là 3,99 tỷ đồng.

Thế nhưng, sang đầu năm 2019, trong đợt mua sắm que xét nghiệm sốt xuất huyết mới, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lại đi “mượn” mặt hàng này lên đến 20.000 test của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Vietlab (viết tắt Công ty Vietlab) với giá 1,39 tỷ đồng, chứ không tổ chức đấu thầu, hay áp thầu theo kết quả trúng thầu ở các bệnh viện khác đã tổ chức đấu thầu hoặc ít ra phải theo hình thức chỉ định thầu khi có sự đồng thuận của Sở Y tế TP.HCM.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi có được tài liệu, cụ thể: từ ngày 2/1 đến ngày 16/5, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã “mượn” đến 20.000 que thử sốt xuất huyết của Công ty Vietlab. Mặt hàng mà Công ty Vietlab đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 có tên thương mại Biopanda, với giá 69.500 đồng/que thử.

Công ty Vietlab đã “trúng độc đắc” khi hình thức cho mượn “leo thang” tới 1,39 tỷ đồng mà không qua đấu thầu. Sau khi mượn của Công ty Vietlab, hiện Bệnh viện Nhi Đồng 2 lại “mượn” tiếp que thử của Công ty cổ phần Thiết bị y tế Vimec. Riêng hóa đơn ngày 13/8 xác nhận, Bệnh viện Nhi Đồng 2 mượn 500 que xét nghiệm sốt xuất huyết của công ty này, mỗi hộp có 25 que, với giá 69.400 đồng/que.

Theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì phí xét nghiệm sốt xuất huyết là 130.000 đồng/lần thử (trước đây là 129.000 đồng).

Có hay không việc Bệnh viện Nhi Đồng 2 qua mặt Bảo hiểm xã hội chúng tôi để thanh toán bảo hiểm y tế với những que thử sốt xuất huyết Biopanda không qua đấu thầu? Ngay khi nhận được kiến nghị của Báo Phụ Nữ chúng tôi Bảo hiểm xã hội chúng tôi vào cuộc để điều tra làm rõ những khuất tất.

Sau khi có kết luận làm việc, ông Phan Văn Mến – Giám đốc Bảo hiểm xã hội chúng tôi – cho biết: Bệnh viện Nhi Đồng 2 mua sắm que thử sốt xuất huyết Dengue virus NS1 Ag chưa đúng quy định.

Cụ thể, năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng 2 có tổ chức đấu thầu và mua theo kết quả trúng thầu tổng cộng 76.000 que xét nghiệm sốt xuất huyết. Nhưng từ ngày 2/1 đến ngày 16/5/2019, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lại “mượn” 1.000 hộp que xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda (tương đương với 20.000 test) của Công ty Vietlab chứ không qua tổ chức đấu thầu.

Khi Bảo hiểm xã hội chúng tôi yêu cầu chứng từ bàn giao giữa Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Công ty Vietlab thì đều không có hợp đồng, không có biên bản thỏa thuận mà chỉ có phiếu xuất kho với chữ ký của người lập phiếu.

Qua kiểm tra trên cổng điện tử của Bảo hiểm xã hội chúng tôi cơ quan này phát hiện Bệnh viện Nhi Đồng 2 đề nghị bảo hiểm y tế thanh toán 2.742 que xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda (dựa trên số liệu căn cứ phiếu giao nhận) đã sử dụng cho người bệnh từ ngày 26/1 đến ngày 8/8/2019, với số tiền tương đương 353.695.800 đồng. Vì những dấu hiệu sai phạm trên nên Bảo hiểm xã hội chúng tôi khẳng định không thanh toán que xét nghiệm Biopanda cho Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội chúng tôi cũng đề nghị bệnh viện này tiếp tục cung cấp số liệu xuất nhập tồn năm 2018 cho que xét nghiệm sốt xuất huyết của cả công ty trúng thầu.

Que xét nghiệm Biopanda chưa được lưu hành?

Rõ ràng, Bảo hiểm xã hội chúng tôi không thanh toán cho hơn 2.700 que xét nghiệm Biopanda vì không có giấy tờ hợp pháp, vậy còn hơn 17.000 que xét nghiệm sốt xuất huyết “chui” sao lại bắt người bệnh khám dịch vụ móc tiền túi ra trả? Liệu những que xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda có đạt chất lượng và đã được phép lưu hành?

Ai sẽ chịu trách nhiệm với chất lượng que xét nghiệm không hợp pháp này? Động cơ nào khiến Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện việc mượn que xét nghiệm sốt xuất huyết với số lượng lớn mà không thực hiện đấu thầu, trong khi đây là mặt hàng có rất nhiều nhà cung ứng?

Rất nhiều câu hỏi đặt ra được phóng viên Báo Phụ Nữ chúng tôi gửi đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhưng sau một tuần hứa “sẽ trả lời”, bệnh viện vẫn im lặng, khiến chúng tôi phải tự đi tìm manh mối cho những câu hỏi này.

Hiện trên trang điện tử của Cục Quản lý trang thiết bị y tế thống kê có 11 mặt hàng que xét nghiệm sốt xuất huyết được phép lưu hành nhưng lại không có mặt hàng Biopanda.

Thử vào vai nhân viên tổ mua sắm của một bệnh viện, chúng tôi được nhân viên kinh doanh tên N. – người cung ứng sản phẩm Biopanda vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 – cho biết: Công ty Vietlab chưa có giấy phép nhập khẩu, chưa có giấy phép lưu hành sản phẩm nên không tham gia đấu thầu được ở các bệnh viện. “Nếu mình không có giấy phép mà tham gia đấu thầu lỡ các đối thủ vạch mặt thì chết”, N. tiết lộ.

Chúng tôi hỏi tại sao không đấu thầu được mà vẫn bán được cho Bệnh viện Nhi Đồng 2 với số tiền hơn 100 triệu đồng, vậy làm sao bệnh viện thanh toán được khi giấy tờ không rõ ràng đầu vào, đầu ra?

Chị N. “bật mí” Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ không thanh toán trực tiếp tiền mặt mà bệnh viện thu xếp để Công ty Vietlab xuất hóa đơn cho Công ty V. rồi Công ty V. xuất hóa đơn cho Bệnh viện Nhi Đồng 2. Cũng theo chị này, Công ty Vietlab đang chuẩn bị thủ tục để đến ngày 1/1/2020 xin lại giấy tờ đầy đủ.

Vài ngày sau, khi chúng tôi xưng phóng viên và “lật bài ngửa” thì chị N. nói: “Em chỉ là nhân viên kinh doanh nên không biết gì”. Đến khi chúng tôi tiếp tục xin kết nối với đại diện Công ty Vietlab thì chị N. phân bua: “Công ty em ở tận Hà Nội. Em đang họp có gì em gọi lại”. Kể từ đó, chúng tôi mất tín hiệu với N.

Theo N. và một số công ty, để xin giấy phép nhập khẩu, giấy phép lưu hành que xét nghiệm sốt xuất huyết rất khó. Bởi muốn được cấp phép, loại test xét nghiệm sốt xuất huyết phải được phân loại đúng theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế và Thông tư 42/2016/TT-BYT về quy định thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế. Nếu trang thiết bị y tế loại A có mức độ rủi ro thấp, loại B có mức độ rủi ro trung bình thấp, còn loại C có mức độ rủi ro trung bình cao.

Các nhà cung ứng có giấy phép nhập hàng về Việt Nam cho biết, các loại sản phẩm test xét nghiệm sốt xuất huyết đều được phân loại C – mức độ rủi ro trung bình cao. Vậy tại sao Bệnh viện Nhi Đồng 2 táo bạo khi sử dụng những que thử này cho trẻ em?

Bệnh viện không thể lấy lý do hàng độc quyền, đứt hàng đột ngột, hàng giá rẻ khi có nhiều công ty đang xếp hàng mong trúng thầu vì việc “mượn hàng” tái diễn liên tục trong ba tháng. Liệu Sở Y tế chúng tôi có hay biết dấu hiệu vi phạm này?

Đại diện Sở Y tế chúng tôi khẳng định, hiện sở chưa tổ chức đấu thầu tập trung với trang thiết bị y tế nên để các bệnh viện tự chủ. Nhưng với hình thức mua sắm trên 100 triệu đồng phải thông qua đấu thầu. Kho bạc sẽ thanh toán cho bệnh viện nếu thực hiện đúng hình thức mua sắm, còn bệnh viện phải có trách nhiệm về chất lượng, giấy phép lưu hành…

Cũng theo Sở Y tế, một sản phẩm có giấy phép lưu hành, có số đăng ký nhập khẩu đều dễ nhận biết bởi trên sản phẩm khi đưa vào bệnh viện đều hiện số công bố. Nếu sản phẩm chưa được lưu hành mà bệnh viện cho sử dụng thì người chịu trách nhiệm trước hết là ban giám đốc, phòng vật tư trang thiết bị và khoa dược.

Một số chuyên gia cho rằng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 mua test Biopanda đến 1,39 tỷ đồng mà vẫn đề xuất thanh toán thì chỉ có thể lách luật, xé lẻ thành 14 hóa đơn dưới 100 triệu đồng khi mua sắm.

Nhóm phóng viên y tế

Tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!