Đề Xuất 3/2023 # Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị # Top 10 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xơ gan mất bù (xơ gan cổ trướng) là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, suy kiệt và không còn khả năng phục hồi. Tiên lượng của bệnh lý này rất xấu, tỷ lệ sống thấp, dễ phát sinh biến chứng và hầu như không có đáp ứng tốt với điều trị.

Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan mất bù còn được là bệnh xơ gan cổ trướng – giai đoạn cuối của chứng xơ gan. Bệnh thường xảy ra do không can thiệp điều trị xơ gan còn bù (giai đoạn sớm) kịp thời.

Ở giai đoạn này, các mô và tế bào gan bị tổn thương nặng nề, không còn khả năng hồi phục và suy giảm chức năng nghiêm trọng. Ngoài các biểu hiện thường gặp của chứng xơ gan, xơ gan mất bù còn điển hình bởi triệu chứng cổ trướng – bụng phình to bất thường do ứ dịch.

Xơ gan cổ trướng là vấn đề về gan có mức độ nghiêm trọng, tiến triển phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan hoặc thậm chí là tử vong.

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối. Các biện pháp được áp dụng chỉ với mục đích ngăn chặn tiến triển của bệnh, bảo toàn tính mạng và giảm mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh xơ gan mất bù là do xơ gan còn bù không được điều trị khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và chuyển sang giai đoạn cuối. Ngoài nguyên nhân này, bệnh cũng có thể khởi phát do các yếu tố rủi ro như:

Viêm gan do virus: Thống kê cho thấy, bệnh xơ gan và xơ gan mất bù thường xảy ra ở các trường hợp bị viêm gan B và viêm gan C không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Lạm dụng bia rượu: Bia rượu là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về gan – trong đó có bệnh xơ gan. Khi dung nạp bia rượu, gan phải hoạt động liên tục để chuyển hóa ethanol. Tuy nhiên khi vào gan, thành phần này có xu hướng biến đổi thành Acetaldehyde – tác nhân gây hư hại tế bào, viêm, xơ hóa và suy giảm chức năng gan.

Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết cũng có thể là yếu tố thuận lợi gây xơ gan cổ trướng. Nguyên nhân là do bệnh lý này khiến hệ miễn dịch suy giảm, suy đa tạng, khiến gan hư hại, tổn thương nặng nề và suy giảm chức năng hoạt động.

Nhiễm hóa chất độc hại: Xơ gan nói chung và xơ gan cổ trướng có thể là hệ quả do nhiễm các chất độc hại như thạch tín và asen.

Một số yếu tố khác: Ngoài ra, xơ gan mất bù còn có khả năng xảy ra nếu có các yếu tố thuận lợi như thừa cân – béo phì, chế độ ăn thiếu khoa học, mỡ trong máu, mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.

Triệu chứng nhận biết xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù phát sinh triệu chứng điển hình hơn so với xơ gan còn bù. Để nhận biết giai đoạn cuối của chứng xơ gan, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

1. Cổ trướng (phù nề bụng)

Cổ trướng đề cập đến tình trạng chướng bụng do bệnh xơ gan gây ra. Thống kê cho thấy, có đến 85% trường hợp gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề ở bụng là do gan không thể tổng hợp protein và máu, dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch, tăng áp lực và giảm tính thẩm thấu của mao mạch.

Bên cạnh đó, chức năng gan suy giảm khiến albumin trong máu giảm dần, dẫn đến tình trạng nước và các thành phần khác tràn vào khoang bụng và gây phù nề.

2. Phù nề chi dưới

Phù nề chân là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh xơ gan cổ trướng. Triệu chứng này xảy ra do chức năng gan suy giảm hoàn toàn khiến dịch và nước tích tụ, gây phù chi dưới hoặc thậm chí là phù toàn thân. Hiện tượng phù nề gây khó khăn khi đi lại, vận động, sinh hoạt, làm giảm hiệu suất học tập – làm việc.

3. Vàng da – vàng mắt

Trong giai đoạn cuối, chức năng gan suy kiệt khiến bilirubin tích tụ ở da, niêm mạc và mắt, dẫn đến triệu chứng vàng da và vàng mắt.

4. Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối còn có thể gây ra một số biểu hiện khác như:

Tiên lượng – Biến chứng của xơ gan mất bù

Tiên lượng của xơ gan mất bù thường kém và có đến hơn 50% trường hợp tử vong trong 1 năm đầu. Tuy nhiên nếu chăm sóc và điều trị tích cực, thời gian sống có thể tăng lên đến 3 năm.

Nếu không kiểm soát kịp thời, xơ gan cổ trướng có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

Xuất huyết tiêu hóa: Có đến 50% trường hợp xơ gan giai đoạn cuối gặp phải biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân là do gan suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở ruột, dạ dày khiến mạch máu giãn, phồng và vỡ.

Chứng não gan: Chức năng gan suy kiệt có thể làm tăng nồng độ ammoniac trong cơ thể. Ammoniac tích tụ trong máu đến một lượng nhất định sẽ gây ra biến chứng não gan. Biểu hiện của biến chứng này là tình trạng mất ý thức về hành vi, lời nói, mắt mờ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

Ung thư gan: Xơ gan mất bù do viêm gan B có nguy cơ ung thư cao. Khi chuyển sang giai đoạn ung thư, tiên lượng và tỷ lệ sống thường rất thấp.

Các phương pháp chẩn đoán xơ gan mất bù

Ban đầu, xơ gan mất bù sẽ được chẩn đoán thông qua thăm khám thể chất và nghiên cứu tiền sử bệnh lý. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán như:

Chọc dịch ổ bụng: Nhằm lấy mẫu chất lỏng bên trong bụng, sau đó đem xét nghiệm bệnh phẩm để loại trừ các nguyên nhân như ung thư và nhiễm trùng.

Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh như MRI, CT, X-Quang nhằm quan sát biểu hiện, kích thước gan và các cơ quan nội tạng lân cận.

Sinh thiết gan: Sinh thiết gan sử dụng kim nhỏ, đưa vào gan và lấy một mô gan nhỏ để xét nghiệm. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây xơ gan mất bù và loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Thực tế, bệnh xơ gan mất bù gây ra các triệu chứng tương đối điển hình nên quá trình chẩn đoán không quá phức tạp. Tuy nhiên ở những trường hợp không có biểu hiện đặc trưng, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý gây ra các triệu chứng tương tự.

Điều trị xơ gan mất bù bằng cách nào?

Mục tiêu điều trị bệnh xơ gan giai đoạn cuối chủ yếu là giảm đau đớn, làm chậm tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, các biện pháp được áp dụng còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng, tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính của từng trường hợp.

1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc được dùng trong điều trị xơ gan cổ trướng chủ yếu có tác dụng hỗ trợ hoạt động gan, tăng đào thải mật, duy trì albumin trong huyết tương và giảm nguy cơ suy cơ quan nội tạng.

Các loại thuốc được dùng trong điều trị xơ gan giai đoạn cuối, bao gồm:

Thuốc Hepamez, Hepatin, Legalon, Liverin: Các loại thuốc này được sử dụng nhằm hỗ trợ hoạt động của gan.

Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng chướng bụng và phù nề.

Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác tùy vào khả năng đáp ứng và triệu chứng cụ thể ở từng trường hợp. Việc sử dụng thuốc trong điều trị xơ gan cổ trướng phải thật cẩn trọng bởi ở thời điểm này, gan có thể bị tổn thương, suy kiệt hoàn toàn nếu sử dụng các loại thuốc không phù hợp.

Lưu ý: Song song với sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch ở bụng để giảm phù nề và áp lực lên ổ bụng.

2. Điều trị bằng tế bào gốc

Điều trị bằng tế bào gốc sử dụng tế bào đơn nhân của chính người bệnh, sau đó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi tế bào mới hình thành, bác sĩ sẽ đưa vào tuần hoàn máu nhằm làm chậm quá trình xơ hóa gan và hỗ trợ thanh thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Biện pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phẫu thuật và sử dụng thuốc. Tuy nhiên ở nước ta, chữa xơ gan cổ trướng bằng tế bào gốc chưa thật sự phổ biến và có chi phí thực hiện tương đối cao.

3. Phẫu thuật ghép gan

Ghép gan là biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh xơ gan mất bù. So với giai đoạn đầu, bệnh ở giai đoạn cuối thường mất hẳn chức năng hoạt động và không còn khả năng phục hồi. Vì vậy lựa chọn duy nhất là thay thế bằng lá gan khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này là chi phí cao, nguồn hiến gan khan hiếm và khó khăn để tìm ra lá gan phù hợp. Hơn nữa, phẫu thuật ghép gan đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị và máy móc tiên tiến.

So với điều trị bảo tồn, phẫu thuật ghép gan có thể tăng tỷ lệ sống của người bị xơ gan mất bù lên đến 18 năm – trong trường hợp phẫu thuật thành công.

Chế độ chăm sóc bệnh xơ gan mất bù

Gan là cơ quan chuyển hóa thức ăn và thanh thải độc tố. Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị y tế, bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc và dinh dưỡng khoa học để giảm áp lực lên gan, hạn chế tình trạng cổ trướng, phù nề,…

Biện pháp chăm sóc đối với người bị xơ gan mất bù, bao gồm:

Giữ tâm lý lạc quan, không nên quá lo lắng hay suy nghĩ tiêu cực. Tâm lý căng thẳng có thể khiến thể trạng suy nhược và tạo điều kiện cho bệnh tiến triển phức tạp hơn.

Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya, hút thuốc lá và dùng rượu bia.

Nên tập các động tác nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ dẫn lưu dịch ra ngoài cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và đạm nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn chặn tích tụ chất béo ở gan.

Tránh dùng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu sắt, muối, đường và các loại gia vị cay nóng. Các loại thực phẩm này có thể gây áp lực lên gan, thận và khiến triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

Tuyệt đối không dùng rượu bia và tiếp xúc với các hóa chất có hại.

Không nên uống quá nhiều nước vì thói quen này có thể khiến dịch ứ đọng và gây phù nề bụng, các chi.

Phòng ngừa bệnh xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù là hệ quả do nhiều nguyên nhân khác. Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh với các biện pháp phòng ngừa như:

Tích cực điều trị bệnh xơ gan và các vấn đề về gan khác như viêm gan B, viêm gan C,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Giảm cân nếu có thừa cân – béo phì.

Tiêm ngừa Hepatitis B virus nhằm giảm nguy cơ mắc viêm gan B, viêm gan D, xơ gan và ung thư gan.

Không tiếp xúc với máu hay quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan do virus.

Ăn chín uống sôi và tránh sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.

Thận trọng khi dùng các loại thuốc điều trị.

Với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, nên xét nghiệm, tiêm ngừa và thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý tiềm ẩn.

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Bệnh lý này có mức độ rất nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, cần chủ động thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Xơ Gan Mất Bù: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Khi người bệnh mắc xơ gan do hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan. Xơ gan do nhiều nguyên nhân gây ra sẽ phát triển qua 2 giai đoạn gồm xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Người bệnh ở mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau, trong đó xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan. Khi này tình trạng người bệnh rất nghiêm trọng, diễn tiến theo chiều hướng xấu do gan không thực hiện được chức năng giải độc, khiến cơ thể bị nhiễm độc,

Cơ chế của xơ gan cổ trướng là do tăng áp tĩnh mạch cửa, ngoài ra còn do các yếu tố khác như giảm áp lực keo, giảm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.

Nguyên nhân xơ gan cổ trướng phổ biến nhất là do xơ gan. Uống quá nhiều rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan.

Các loại ung thư khác nhau cũng có thể gây ra tình trạng này. Cổ trướng do ung thư thường xảy ra với ung thư tiến triển hoặc tái phát, ngoài ra cổ trướng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như bệnh tim, lọc máu, mức protein thấp và nhiễm trùng.

Cổ trướng thường đi kèm với cảm giác no, bụng phình to và tăng cân nhanh. Các triệu chứng khác thường bao gồm:

Nếu có sự kết hợp của các triệu chứng này, người dân hãy đi khám bác sĩ. Nếu bị cổ trướng thì đó thường là dấu hiệu của bệnh suy gan và thường xảy ra với bệnh nhân đã mắc xơ gan.

Biến chứng của xơ gan mất bù

Cổ trướng có thể làm cho người bệnh khó khăn trong ăn, uống, di chuyển xung quanh và khó thở. Cổ trướng kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng bụng, gây suy thận, thoát vị rốn hoặc bẹn.

Xuất huyết tiêu hóa do giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị dạ dày.

Ung thư gan. Xơ gan do virus viêm gan B là nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn tới ung thư gan.

Bệnh não do suy gan còn gọi là hôn mê gan, vì khi gan bị suy không thải lọc được các độc chất trong cơ thể nên gây ra tình trạng ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy.

Biểu hiện xơ gan cổ trướng như thế nào?

Xơ gan do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân do viêm gan B và C lây truyền qua đường máu như sử dụng chung bơm kim tiêm, từ mẹ sang con hay qua đường tình dục không an toàn.

Tổn thương gan là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với người cổ trướng. Một số nguyên nhân gây tổn thương gan bao gồm:

Các bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cổ trướng bao gồm:

Giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan bằng cách thực hiện các bước sau để chăm sóc gan:

Nếu đã bị viêm gan hay xơ gan, thì một số cách sau đây có thể giúp người bệnh phòng tránh cổ trường, bao gồm:

Ngoài khám thể chất và hỏi về các triệu chứng, bệnh tật hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm như sau:

Chọc dịch ổ bụng để lấy mẫu chất lỏng từ bụng của người bệnh bằng kim. Chất lỏng này sẽ được kiểm tra các dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như ung thư hoặc nhiễm trùng. Xét nghiệm này có thể giúp chỉ ra nguyên nhân của cổ trướng.

Chẩn đoán hình ảnh để xem bên trong bụng của người bệnh bằng siêu âm, chụp MRI hoặc CT scan. MRI tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng từ trường và năng lượng tần số vô tuyến. Chụp CT tạo ra hình ảnh vi tính bằng tia X.

Những Cách Điều Trị Xơ Gan Mất Bù Hiệu Quả Hiện Nay

Các dấu hiệu của bệnh xơ gan thường mơ hồ khiến bệnh nhân chủ quan để bệnh diễn tiến sang giai đoạn mất bù khó điều trị. Nhiều người cho rằng, xơ gan mất bù là hết cách chữa, tuy nhiên nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng phương pháp của bác sĩ thì tính mạng được kéo dài lâu hơn. Cùng tham khảo một số cách điều trị xơ gan mất bù hiệu quả hiện nay.

Mục tiêu điều trị xơ gan mất bù

Xơ gan giai đoạn còn bù là giai đoạn nặng nhất mà bệnh xơ gan gây ra, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư gan nguyên phát. Bệnh nhân bị xơ gan mất bù có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như hôn mê gan, gan cổ chướng, hội chứng gan thận, xuất huyết tiêu hóa…Nếu như bệnh nhân không được điều trị xơ gan mất bù đúng cách thì tiên lượng chỉ kéo dài từ 1-3 năm.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị xơ gan mất bù một cách bừa bãi nếu không tính mạng người bệnh khó giữ. Bên cạnh đó, chính người bệnh cũng phải thật quyết tâm, không được buông xuôi thì liệu trình điều trị mới có kết quả tốt nhất.

Để điều trị xơ gan mất bù thì bệnh nhân cần phải áp dụng các phác đồ nhằm làm ngưng tiến triển các nguyên nhân gây xơ gan, đồng thời điều trị khắc phục các biến chứng xơ gan mất bù mà bệnh nhân đang gặp phải.

Có rất nhiều nguyên nhân gây xơ gan như virus viêm gan B, C, nghiện rượu, do gan nhiễm mỡ, do hóa chất, do bệnh chuyển hóa chất sắt hay đồng…Để điều trị ngăn chặn bệnh nặng hơn thì bệnh nhân cần khống chế các tác nhân gây bệnh này. Theo bác sĩ, khi gan đã ở giai đoạn thì người bệnh cần được chữa trị bằng các kĩ thuật tiên tiến nhất như:

Hiện nay không có thuốc điều trị xơ gan mất bù đặc trị, các loại thuốc chủ yếu dùng để lợi tiểu để giúp thận bài tiết nhiều natri và nước ra ngoài đường tiểu, hạn chế biến chứng cổ chướng, phù chi.

Với những bệnh nhân xơ gan mất bù bị biến chứng gan cổ chướng khiến chất lỏng tích tụ nhiều trong khoang bung thì cần phải tiến hành thủ thật chọc hút dịch cổ trướng.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Hồng Phong

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

PK Hồng Phong: https://benh-gan.com/

Táo Bón Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Táo bón là gì và những triệu chứng cụ thể của táo bón?

Xét theo khía cạnh y học, táo bón được định nghĩa là trạng thái khó đại tiện và ít đại tiện, cụ thể nếu bạn đại tiện ít hơn 3 lần/ 1 tuần và quá 3 ngày chưa đại tiện thì bạn đang bị táo bón tấn công. Ngoài ra người bị táo bón dù có chế độ ăn uống bình thường cũng sẽ gặp tình trạng phân khô cứng, mất nhiều thời gian đại tiện, khi đại tiện phải dùng nhiều sức rặn và nhiều ngày mới đại tiện. Táo bón không chỉ gây khó chịu về thể chất mà còn khiến tâm lý người bị táo bức bối, khó chịu. Bên cạnh đó các bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định rằng: trái với suy nghĩ phổ biến của nhiều người, không có bằng chứng nào cho thấy “độc tố” tích tụ khi bị táo bón sẽ dẫn đến ung thư.

Số lần đại tiện thường sẽ giảm dần theo độ tuổi, ở người trưởng thành số lần đại tiện thường từ 3-4 lần một ngày, trung bình là 21 lần/ 1 tuần. Tuy nhiên con số này sẽ giảm dần khi độ tuổi của chúng ta tăng lên. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mỗi người bị mắc chứng táo bón cần phải phân biệt rõ ràng táo bón cấp tính (bùng phát trong thời gian ngắn) và táo bón mãn tính (kéo dài). Táo bón cấp tính đòi hỏi người mắc phải cần có những đánh cụ thể về sức khỏe vì đây có thể triệu chứng của các khối u đại tràng. Còn với táo mãn tính nếu không điều trị kịp thời nó sẽ khiến bạn mắc bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng.

Những triệu chứng cụ thể của táo bón có thể kể đến:

+ Thường xuyên thấy đau bụng dưới và đầy bụng

+ Đi tiêu không quá 3 lần/ 1 tuần

+ Thời gian đại tiện lâu

+ Phân cứng và nhỏ

+ Chảy máu trực tràng hoặc có vết nứt hậu môn do phân cứng gây ra

+ Lo âu sinh lý hoặc ám ảnh với việc đi tiêu.

+ Cảm thấy vẫn muốn đại tiện dù vừa đi xong. Đồng thời cũng có cảm giác tắc nghẽn ở phần trực tràng, rất khó chịu.

+ Giảm cảm giác thèm ăn

Nguyên nhân gây táo bón

Táo bón có thể do một số nguyên nhân gây nên như: chế độ ăn uống kém lành mạnh, thói quen tiêu hóa, các vấn đề về đường ruột, tác dụng phụ từ các loại thuốc…

– Chế độ ăn uống

Những người có chế độ ăn giàu mỡ động vật, đường tinh luyện nhưng ít chất xơ là đối tượng dễ bị táo bón nhất. Đồng thời nếu bạn không nạp cho cơ thể lượng nước đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng phân khô cứng do chất lỏng được hấp thụ hết trong ruột không đủ nước để vào đại tràng. Ngoài ra café và rượu cũng là những loại đồ uống dễ gây táo bón vì kích thích hệ bài tiết, khiến cơ thể mất nước tương đối, gia tăng sự hấp thu nước từ ruột.

– Thói quen tiêu hóa kém

Bắt nguồn của táo bón rất có thể do thói quen nhịn đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu. Vì sau một thời gian dài, thói quen này sẽ khiến cho đường ruột hoạt động kém, dù có muốn đại tiện nhưng cũng phải mất thời gian rất lâu cơ thể mới có phản ứng.

– Tác dụng phụ của các loại thuốc

Có thể bạn chưa biết nhiều loại thuốc mà bạn uống có tác dụng phụ gây táo bón. Tiêu biểu là các loại thuốc kháng acid có chứa hydroxit nhôm và calcium carbonate; thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, viên sắt, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa mất ngủ. Nếu bạn không thể dừng uống các loại thuốc trên thì nhớ can thiệp bằng chế độ ăn uống, tăng chất xơ và uống nhiều nước hơn. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc thay thế theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra những người lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng sẽ gặp vấn đề với chứng táo bón. Khi cơ thể của bạn phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng quá nhiều sẽ làm hại đến dây thần kinh và cơ đại tràng. Bởi vậy hầu hết bác sĩ khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng như phương án cuối cùng sau khi các phương pháp khác thất bại.

– Rối loạn nội tiết:

Hóc-môn có thể ảnh hưởng đến sự vận động của thành đại tràng. Trường hợp phụ nữ mang thai và trong kỳ kinh nguyệt sẽ tăng nồng độ estrogen và progesterone sẽ gây ra táo bón.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì táo bón còn có thể do các yếu tố sau gây nên: tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể nhiễm độc chì (tiếp xúc từ vật dụng hàng ngày); những người lớn tuổi cũng có khả năng bị táo bón cao hơn người trẻ tuổi do việc ăn uống kém, không vận động cơ thể nhiều, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh khác.

Cách điều trị táo bón hiệu quả

Táo bón có thể chữa khỏi bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục và sử dụng các bài thuốc dân gian cổ truyền.

– Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh: Đó là chế độ ăn nhiều chất xơ tự nhiên từ các loại rau xanh, hoa quả tươi. Chất xơ trải qua quá trình tiêu hóa sẽ làm phân mềm xốp hơn, kích thích vận động đường tuột để tránh phân khô cứng. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế tối đa các loại café, rượu bia, đồ uống có ga. Ăn các loại rau xanh và trái cây có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, rau mùng tơi, trái mướp, ăn chuối…

– Chế độ sinh hoạt điều độ: Với những người làm công việc văn phòng đừng lười vận động, hãy thường xuyên tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ dẫn đến stress cũng là thủ pham gây táo bón. Đặc biệt không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu, cần giải quyết nhu cầu kịp thời của cơ thể chúng ta.

– Dùng bài thuốc dân gian hoặc thuốc Tây theo chỉ dẫn của bác sĩ

Y học dân gian có rất nhiều những bài thuốc trị táo rất dễ tìm nguyên liệu thực hiện như: trị táo bón bằng bài thuốc từ rau diếp cá, từ hoa thiên lý, rau khoai lang… Hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi dùng các loại thuốc Tây chữa táo như: Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil), thuốc trị táo bón thẩm thấu, thuốc làm mềm phân…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!